Lệ phí trước bạ nhà, đất

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 123)

6. Bố cục của luận văn

1.3.7. Lệ phí trước bạ nhà, đất

Thực hiện theo quy định của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999; Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ; Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP; Thông tư số 68/2010/TT-BTC ngày 26/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

Như vậy, với các khoản thu chủ yếu trên đây và thu khác đối với đất đai có phạm vi áp dụng rất rộng và đa dạng, ở đâu cũng có phát sinh thu và quản lý các khoản thu đối với đất đai. Đối tượng tác động của thuế và thu khác đối với đất đai là toàn dân, không phân biệt giàu nghèo, thu nhập thấp hay thu nhập cao, cơ quan hay doanh nghiệp. Việc quản lý các khoản thu đối với đất đai được thực hiện thông qua các văn bản pháp lý của Chính phủ và các Bộ có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Người nộp

thuế có quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế đối với việc sử dụng đất của mình. Các thủ tục thu, nộp không phức tạp và luôn luôn đòi hỏi phải cải cách theo hướng càng đơn giản cho người nộp thuế. Mặt khác, người nộp thuế không ổn định, không đòi hỏi phải có sổ sách kế toán. Các chính sách đất đai trong thời gian qua, về cơ bản đã đạt được kết quả đáng kể trên tất cả các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy, sự đổi mới mạnh mẽ của hệ thống pháp luật đất đai đã tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lượng dự án đầu tư và lượng vốn đầu tư tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, chính sách thu đối với đất đai và chính sách bồi thường, thể hiện từ các Nghị định, Thông tư đưa ra còn chưa thống nhất và chậm so với yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính trái với Nghị định của Chính phủ. Chẳng hạn như Thông tư 69/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 116/2004/TT-BTC hướng dẫn trái với Nghị định của Chính phủ số 142/2005/NĐ-CP và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Sự bất cập giữa các Nghị định và Thông tư dẫn đến những hiểu sai và khó thực hiện trong triển khai thực tế (Nguyễn Thế Chinh, 2012).

Chính vì vậy, cần có một hệ thống chính sách thuế về đất đai đồng bộ và thống nhất hơn nữa để việc quản lý các khoản thu đối với đất đai đối với cán bộ quản lý được thuận lợi, người dân sử dụng đất hiệu quả, chấp hành tốt nghĩa vụ đối với NSNN về đất đai.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để giải đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1. Có những công trình nào đã nghiên cứu liên quan đến các khoản thu từ đất?

2. Xác định rõ các khoản thu từ đất là các khoản thu nào? Nội dung công

tác quản lý các khoản thu từ đất gồm những gì?

3. Thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua như thế nào?

4. Công tác quản lý các khoản thu từ đất có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác này?

5. Cần phải có những giải pháp và kiến nghị gì để hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong kinh tế sau đây:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ sách, báo đã được xuất bản, các dữ liệu do cơ quan quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp, đó là: Văn bản chính sách của Nhà nước, báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục Thuế, Chi Cục Thuế, Sở Tài nguyên, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.

Luận văn thu thập số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua phát hành, thu thập và xử lý thông tin trên phiếu điều tra các đối tượng doanh nghiệp và cán bộ quản lý.

* Chọn điểm nghiên cứu

Luận văn tập trung điều tra những doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp thành phố Vĩnh Yên, Khu công nghiệp Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường. Lý do chọn các địa bàn này là do có là các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp; Các doanh nghiệp hoạt động ở 4 vùng miền khác nhau mang tính đặc trưng của tỉnh: thành phố, thị xã, huyện miền núi khó khăn, huyện có mức sống trung bình.

* Chọn mẫu điều tra:

- Mẫu nghiên cứu: Được chọn theo 2 nhóm đối tượng, bao gồm: doanh nghiệp (200 doanh nghiệp) (xem phụ lục 4) và cán bộ quản lý (40 cán bộ) (xem phụ lục 5). Do địa bàn chọn mẫu ở các vùng cách xa nhau và địa hình đi lại khó khăn nên tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp và chọn mẫu chủ ý 40 cán bộ nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu.

- Đối tượng chọn mẫu:

+ Cán bộ quản lý: Điều tra 40 cán bộ quản lý, chiếm 98% tổng số cán bộ đang làm công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và các Chi Cục Thuế huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh sẽ được lựa chọn. Trong đó, phỏng vấn điều tra 3 cán bộ làm việc tại Cục Thuế và 37 cán bộ làm việc tại các Chi Cục Thuế. Số phiếu phát ra 40, số phiếu thu về: 40, đạt tỷ lệ 100%.

+ Doanh nghiệp: Điều tra 200 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động được trên 5 năm, và có số thu từ đất chiếm khoảng 50% tổng các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong số các doanh nghiệp đã chọn có loại hình

doanh nghiệp Nhà nước (10 doanh nghiệp, chiếm 5%), doanh nghiệp tư nhân (51 doanh nghiệp, chiếm 25,5%), Công ty liên doanh (12 công ty, chiếm 6%), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (20 doanh nghiệp, chiếm 10%), công ty trách nhiệm hữu hạn (45 doanh nghiệp, chiếm 22,5%), Loại hình khác (công ty cổ phần, công ty hợp danh,...) (62 doanh nghiệp, chiếm 31%). Số phiếu phát ra 200, số phiếu thu về: 200, đạt tỷ lệ 100%.

* Thời gian điều tra:

Thông tin từ bảng điều tra được thu thập từ đầu tháng 1 năm 2013 cho đến hết tháng 2 năm 2013.

2.2.1.3. Tiến hành thu thập dữ liệu

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với bảng hỏi, đàm thoại với họ thông qua các câu hỏi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay (thực hiện phỏng vấn thử 05 phiếu điều tra - 2 phiếu điều tra cán bộ quản lý và 3 phiếu điều tra doanh nghiệp để kiểm tra lại tính phù hợp của bảng hỏi cho các đối tượng). Đồng thời, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

Các bước tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu như sau: Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra (xem phụ lục 2 và 3) Bước 2: Điều tra thử nghiệm

Bước 3: Thu thập thông tin

Bước 4: Phân tích và xử lý thông tin

Bước 5: Tổng hợp và rút ra những kết luận đánh giá

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

* Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin.

* Đối với thông tin sơ cấp: Để đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc người được hỏi được yêu cầu đánh giá theo thang đo gồm 5 mức: Rất không đồng ý, không đồng ý, tương đối đồng ý, đồng ý, rất đồng ý. Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm EPI DATA 3.1 để tiến hành tổng hợp. Phương pháp tổng hợp căn cứ vào kết quả phiếu điều tra để tổng hợp các ý kiến đánh giá về các nội dung cần hỏi.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi thu thập thông tin từ dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra, đều được làm sạch trước khi nhập vào máy tính bằng phần mềm EPI DATA 3.1. Sau đó phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0. Để phân tích thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất và các yếu tố tác động đến hoạt động này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Xem phụ lục 6 và 7).

2.2.4. Phương pháp so sánh thông tin

Sau khi tính toán số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu qua các năm để đánh giá sự tương quan giữa các khoản thu, chỉ ra được diễn biến các khoản thu qua các năm để thấy được tình hình tăng giảm của các khoản thu như thế nào. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1. Kết quả quản lý giao đất, cho thuê đất

Sử dụng kết quả quản lý giao đất, cho thuê đất theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích thực trạng công tác quản lý dự án sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, từ đó để đánh giá kết

quả đạt được, những mặt còn hạn chế và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.2. Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động và nộp các khoản thu từ đất

Sử dụng kết quả tổng hợp các doanh nghiệp đăng ký hoạt động và nộp các khoản thu từ đất quản lý giao đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích thực trạng công tác quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế của các tổ chức sử dụng đất, từ đó để đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.3. Kết quả các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả các khoản thu từ đất được thể hiện như sau:

2.3.3.1. Thu tiền sử dụng đất

Sử dụng chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất theo nguồn Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả đạt được từ nguồn thu này trong tổng thu các khoản thu từ đất. Tổng số tiền sử dụng đất từ năm 2008-2012 là: 2.790.414,5 triệu đồng/tổng thu các khoản thu từ đất là: 3.143.543,4 triệu đồng

2.3.3.2. Tiền thuê đất

Sử dụng chỉ tiêu tiền thuê đất theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả đạt được từ nguồn thu này trong tổng thu các khoản thu từ đất. Tổng số tiền thuê đất từ năm 2008-2012 là: 148.905,3 triệu đồng/tổng thu các khoản thu từ đất là: 3.143.543,4 triệu đồng

2.3.3.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng chỉ tiêu Thuế SDĐNN theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả đạt được từ nguồn thu này trong tổng thu các khoản thu từ đất. Tổng số tiền SDĐNN từ năm 2008-2012 là: 1.397,2 triệu đồng/tổng thu các khoản thu từ đất là: 3.143.543,4 triệu đồng

2.3.3.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà đất)

Sử dụng chỉ tiêu thuế SDĐPNN (thuế nhà đất) theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả đạt được từ nguồn thu này trong tổng thu các khoản thu từ đất. Tổng số tiền SDĐPNN, thuế nhà đất từ năm 2008-2012 là: 62.338,3 triệu đồng/tổng thu các khoản thu từ đất là: 3.143.543,4 triệu đồng

2.3.3.5. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (thuế chuyển quyền)

Sử dụng chỉ tiêu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (thuế chuyển quyền) theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả đạt được từ nguồn thu này trong tổng thu các khoản thu từ đất. Tổng số tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (thuế chuyển quyền) từ năm 2008- 2012 là: 99.699,2 triệu đồng/tổng thu các khoản thu từ đất là: 3.143.543,4 triệu đồng

2.3.3.6. Lệ phí trước bạ nhà, đất

Sử dụng chỉ tiêu lệ phí trước bạ nhà, đất theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đánh giá kết quả đạt được từ nguồn thu này trong tổng thu các khoản thu từ đất. Tổng số tiền lệ phí trước bạ nhà, đất từ năm 2008-2012 là: 40.788,9 triệu đồng/tổng thu các khoản thu từ đất là: 3.143.543,4 triệu đồng

2.3.4. Số tiền còn nợ đọng các khoản thu từ đất đai và biện pháp giải quyết

Sử dụng kết quả tổng hợp số tiền còn nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo nguồn Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2.4. Khung phân tích, khung logic

Để tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất, cần phải đề xuất những giải pháp phù hợp như được thể hiện ở sơ đồ 2.1. dưới đây:

Sơ đồ 2.1. Mô hình giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý các khoản thu từ đất

Tăng cường công tác tham mưu và phối hợp giữa các ngành Triển khai các giải pháp tăng nguồn thu từ đất cho NSNN Tăng cường và đổi mới nội dung tuyên truyền và hỗ trợ NNT Tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thuế Tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất Công tác tham mưu và

phối hợp giữa các ngành chưa cao

Hiện tượng chậm nộp, nợ đọng tiền thuế lĩnh vực đất đai khá lớn. Một số dự án kinh doanh thua

lỗ, phá sản dẫn đến nợ thuế

Hiệu quả sử dụng đất của một số dự án không

cao. Công tác thanh, kiểm tra việc SDĐ của DN chưa thường xuyên

Đội ngũ cán bộ làm

công tác về đất đai rất ít. Việc đào tạo, bồi dưỡng

đôi khi chưa thực sự được chú trọng

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. Tổng quan kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Về mặt vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ; địa giới giáp Thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 123.176,43 ha, dân số 1.150.063 người. Vĩnh Phúc có đủ 3 vùng cảnh quan sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi; có dãy núi Tam Đảo và khu rừng nguyên sinh trên 100 nghìn héc ta. Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo. Vĩnh Phúc là tỉnh đầu mối của các tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, quốc tế, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc được chia thành 3 vùng địa lí tự nhiên, mỗi vùng có những đặc trưng riêng: vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô có khí hậu mát mẻ, có tiềm năng du lịch lớn; đồng thời phát triển các loại hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Vùng trung du Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Dương phát triển mạnh cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp; vùng đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc, Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)