Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 123)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3.Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm tại Việt Nam. Thực tiễn công tác quản lý các khoản thu từ đất của 2 Cục Thuế tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương cho thấy, cách quản lý nguồn thu từ đất ở mỗi tỉnh đều có những điểm mạnh riêng. Trong bối cảnh quản lý các khoản thu từ đất có nhiều thay đổi về chế độ, chính sách, có tác động trực tiếp đến

công tác nghiệp vụ như: Triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, xoá bỏ thuế nhà đất, về quy trình thủ tục có những điều chỉnh thay đổi. Các chính sách được đề ra đều rất chú trọng đến tính tổng thể, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục.Vì vậy, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Cục Thuế Vĩnh Phúc đó là:

Thứ nhất, đổi mới và đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu đối với các

khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường phân cấp và đẩy mạnh chỉ đạo Chi Cục Thuế thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà Tổng Cục Thuế đã quy định.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các ngành liên quan trong công tác quản lý sử dụng đất đai ngay từ khâu quy hoạch sử dụng đất, phê duyệt dự án, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu NSNN đầy đủ và kịp thời các khoản thu từ đất.

Thứ ba, tập trung tuyên truyền và tích cực tham mưu cho cấp uỷ chính

quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quản lý các khoản thu từ đất, khai thác hiệu quả các nguồn thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế quản lý các khoản thu từ đất theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, cho các Chi Cục Thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Cục Thuế Vĩnh Phúc cần có chiến lược ưu tiên phát triển và tăng cường năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các khoản thu từ đất tại các Chi Cục Thuế. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý các khoản thu từ đất.

Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin, trang thiết bị làm việc hiện đại tại cơ quan thuế, để cán bộ quản lý các khoản thu từ đất thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện tốt nhất có thể để cán bộ công chức yên tâm, gắn bó với công việc được giao.

1.3. Quan điểm của Đảng và những quy định của nhà nƣớc về quản lý các khoản thu từ đất

Theo quy định của Hiến pháp Nhà nước Việt Nam năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003 đã khẳng định lại một cách nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý; cùng với việc đổi mới trong quan điểm về quản lý, sử dụng đất đai. Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách thuế thu đối với đất đai, bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế nhà đất (từ năm 2012 bỏ sắc thuế này); Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có hiệu lực từ 01/01/2012 thay thuế nhà đất); Thuế Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất (sau đây gọi chung là thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản); Thu tiền sử dụng đất; Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thu lệ phí trước bạ về nhà, đất. Hệ thống chính sách thuế đất đai luôn được bổ sung, sửa đổi để phát huy vai trò đóng góp một phần thu ổn định cho Ngân sách Nhà nước; đồng thời nó là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế (Doãn Tiến Quang, 2008).

1.3.1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10/7/1993 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1994; Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư số 89/TC-TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định

số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ và hiện đang miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội.

1.3.2. Thuế nhà đất

Thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1994; Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà đất; Thông tư số 83/TC/TCT ngày 07/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 và Thông tư số 71/2002/TT-BTC ngày 19/8/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/TC/TCT. Tại kỳ họp thứ 7 ngày 17/6/2010 Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 thay thế Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/ 2012.

1.3.3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thực hiện theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010; Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.nhiều thửa đất

1.3.4. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất nhượng quyền thuê đất

* Đối với cá nhân: Thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân; Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Thông tư số 84/2008/TT- BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP; Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản; Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT- BTC ngày 30/9/2008.

* Đối với tổ chức: Thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008.

1.3.5. Thu tiền sử dụng đất

Thực hiện theo quy định của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 198/2004/NĐ-CP; Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính và Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC; Thông tư số 192/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm việc nộp tiền sử dụng đất đối với dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ; Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/210 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của

Chính phủ; Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC về thu tiền sử dụng đất.

1.3.6.Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Thực hiện theo quy định của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP và Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/210 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ; Thông tư số 94/2011/TT- BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC về thu tiền thuê đất.

1.3.7. Lệ phí trước bạ nhà, đất

Thực hiện theo quy định của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999; Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ; Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP; Thông tư số 68/2010/TT-BTC ngày 26/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

Như vậy, với các khoản thu chủ yếu trên đây và thu khác đối với đất đai có phạm vi áp dụng rất rộng và đa dạng, ở đâu cũng có phát sinh thu và quản lý các khoản thu đối với đất đai. Đối tượng tác động của thuế và thu khác đối với đất đai là toàn dân, không phân biệt giàu nghèo, thu nhập thấp hay thu nhập cao, cơ quan hay doanh nghiệp. Việc quản lý các khoản thu đối với đất đai được thực hiện thông qua các văn bản pháp lý của Chính phủ và các Bộ có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Người nộp

thuế có quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế đối với việc sử dụng đất của mình. Các thủ tục thu, nộp không phức tạp và luôn luôn đòi hỏi phải cải cách theo hướng càng đơn giản cho người nộp thuế. Mặt khác, người nộp thuế không ổn định, không đòi hỏi phải có sổ sách kế toán. Các chính sách đất đai trong thời gian qua, về cơ bản đã đạt được kết quả đáng kể trên tất cả các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy, sự đổi mới mạnh mẽ của hệ thống pháp luật đất đai đã tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lượng dự án đầu tư và lượng vốn đầu tư tăng lên đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, chính sách thu đối với đất đai và chính sách bồi thường, thể hiện từ các Nghị định, Thông tư đưa ra còn chưa thống nhất và chậm so với yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính trái với Nghị định của Chính phủ. Chẳng hạn như Thông tư 69/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 116/2004/TT-BTC hướng dẫn trái với Nghị định của Chính phủ số 142/2005/NĐ-CP và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Sự bất cập giữa các Nghị định và Thông tư dẫn đến những hiểu sai và khó thực hiện trong triển khai thực tế (Nguyễn Thế Chinh, 2012).

Chính vì vậy, cần có một hệ thống chính sách thuế về đất đai đồng bộ và thống nhất hơn nữa để việc quản lý các khoản thu đối với đất đai đối với cán bộ quản lý được thuận lợi, người dân sử dụng đất hiệu quả, chấp hành tốt nghĩa vụ đối với NSNN về đất đai.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để giải đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1. Có những công trình nào đã nghiên cứu liên quan đến các khoản thu từ đất?

2. Xác định rõ các khoản thu từ đất là các khoản thu nào? Nội dung công

tác quản lý các khoản thu từ đất gồm những gì?

3. Thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua như thế nào?

4. Công tác quản lý các khoản thu từ đất có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác này?

5. Cần phải có những giải pháp và kiến nghị gì để hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong kinh tế sau đây:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ sách, báo đã được xuất bản, các dữ liệu do cơ quan quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp, đó là: Văn bản chính sách của Nhà nước, báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục Thuế, Chi Cục Thuế, Sở Tài nguyên, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.

Luận văn thu thập số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua phát hành, thu thập và xử lý thông tin trên phiếu điều tra các đối tượng doanh nghiệp và cán bộ quản lý.

* Chọn điểm nghiên cứu

Luận văn tập trung điều tra những doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp thành phố Vĩnh Yên, Khu công nghiệp Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường. Lý do chọn các địa bàn này là do có là các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp; Các doanh nghiệp hoạt động ở 4 vùng miền khác nhau mang tính đặc trưng của tỉnh: thành phố, thị xã, huyện miền núi khó khăn, huyện có mức sống trung bình.

* Chọn mẫu điều tra:

- Mẫu nghiên cứu: Được chọn theo 2 nhóm đối tượng, bao gồm: doanh nghiệp (200 doanh nghiệp) (xem phụ lục 4) và cán bộ quản lý (40 cán bộ) (xem phụ lục 5). Do địa bàn chọn mẫu ở các vùng cách xa nhau và địa hình đi lại khó khăn nên tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp và chọn mẫu chủ ý 40 cán bộ nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu.

- Đối tượng chọn mẫu:

+ Cán bộ quản lý: Điều tra 40 cán bộ quản lý, chiếm 98% tổng số cán bộ đang làm công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và các Chi Cục Thuế huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh sẽ được lựa chọn. Trong đó, phỏng vấn điều tra 3 cán bộ làm việc tại Cục Thuế và 37 cán bộ làm việc tại các Chi Cục Thuế. Số phiếu phát ra 40, số phiếu thu về: 40, đạt tỷ lệ 100%.

+ Doanh nghiệp: Điều tra 200 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động được trên 5 năm, và có số thu từ đất chiếm khoảng 50% tổng các khoản thu từ đất

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32 - 123)