Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế

tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc sản xuất để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi,… Tỉnh Bắc Giang có

tổng diện tích đất tự nhiên là 165.598,54 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp là 105.143,52 ha, chiếm 63,49 %; Đất phi nông nghiệp là 59.898,06 ha chiếm 36,18%; Đất chưa sử dụng là: 556,96 ha, chiếm 0,33 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh (UBND tỉnh Hải Dương, 2012). Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều nên việc quản lý đất đai của tỉnh cũng dễ dàng hơn so với tỉnh Vĩnh Phúc. Mặt khác, vì có điều kiện địa lý thuận lợi nên tỉnh Bắc Giang có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

Được tách ra từ tỉnh Hà Bắc, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997, trong thời gian qua, tình hình kinh tế trong nước nói chung, của tỉnh Bắc Giang nói riêng tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, diễn biến phức tạp và có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế. Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý, thu thuế theo lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế, ngành Thuế Bắc Giang đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng và rất đáng tự hào. Đặc biệt là công tác quản lý các khoản thu từ đất ngày càng đạt hiệu quả cao, số thu được tăng lên theo từng năm đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước của tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển, vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Bắc Giang. Đến năm 2012, tại tỉnh Bắc Giang đã có 4 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã có 128 dự án đầu tư được chứng nhận đầu tư, trong đó có 56 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4.449,59 tỷ đồng và 1.579,7 triệu USD; Diện tích đất cho thuê là 242 ha. Hoạt động của các doanh nghiệp KCN đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết

việc làm cho người lao động nói chung và lao động địa phương nói riêng, đồng thời làm thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân cận KCN. Thực tế cho thấy, số việc làm được giải quyết khi phát triển KCN cao gấp 3,8 lần so với canh tác nông nghiệp; thu nhập của người lao động và số lao động được tham gia bảo hiểm xã hội năm sau cao hơn năm trước; thu nhập hàng năm của người lao động làm việc trong KCN cao gấp khoảng 19 lần so với thu nhập từ làm nông nghiệp tính trên diện tích đất đã san lấp (Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 2012).

Để có được những thành tựu trên và thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, Ngành thuế Bắc Giang đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách thuế và các khoản thu từ đất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003, nhằm đảm bảo công khai minh bạch, tăng thu ngân sách cho nhà nước; Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất; Hoàn thiện bộ máy, bố trí cán bộ có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tập trung rà soát, bãi bỏ hoặc đề nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng; quy hoạch phát triển các khu; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch khu nhà ở, khu đô thị và khu thương mại phục vụ công nhân. Tăng cường quản lý

nhà nước về giám sát đầu tư; nâng cao trình độ và năng lực thẩm tra các dự án đầu tư, rút ngắn thời gian, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm Luật Đất đai và pháp luật có liên quan. Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây:

Bảng 1.1. Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Bắc Giang (2008-2012)

ĐVT: Triệu đồng TT Năm Nhà đất (Thuế SD ĐPNN) Thuê đất Thu tiền SD Đất Thuế TN từ CNBĐS (Thuế CQ SDĐ) Tổng 1 2008 9.924 15.513 348.310 14.547 388.294 2 2009 15.645 13.298 528.283 22.292 579.518 3 2010 16.314 16.556 1.324.287 26.542 1.383.699 4 2011 16.417 20.188 850.637 34.811 922.053 5 2012 13.800 23.000 860.000 26.000 922.800

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Giang,2012

1.2.2. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm giữa thành phố Hải Phòng và thủ đô Hà Nội; phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, phần lớn đất đai bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại

với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đất đai là yếu tố cơ bản và quan trọng tham gia vào mọi hoạt động an sinh, kinh tế của con người (Nguyễn Mạnh Khởi, 2008). Tỉnh Hải Dương có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 849 km2, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 5A, 18 A, 183, đường sắt qua tỉnh Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh - Hà Nội một phần đi qua tỉnh (Trang tin điện tử Uỷ ban dân tộc, 2009).

Ngành thuế tỉnh Hải Dương thực hiện sự chỉ đạo tích cực của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế; sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, đã chủ động, phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân và cán bộ công chức trong toàn ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế qua các năm. Công tác quản lý các khoản thu từ đất của Ngành thuế tỉnh Hải Dương đặc biệt được chú trọng. Ngành thuế đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm phân bố lại đất đai, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của các cấp, ngành phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tránh tình trạng chồng chéo trong việc sử dụng đất, góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hoá việc giao đất, cấp đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài, để tạo ra quỹ đất sử dụng cho nhiều năm. Đối với khu công nghiệp bàn giao đất có thể thực hiện nhiều lần trong một quyết định cho thuê đất, phục vụ kịp thời cho nhà đầu tư triển khai dự án. Phối hợp với các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp,

nhất là về thủ tục thẩm tra phê duyệt dự án, chấp thuận đầu tư, giải phóng mặt bằng và cho thuê đất. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế và các khoản thu từ đất tới người nộp thuế. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất. Tăng cường đào tạo các lớp công nghệ thông tin, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất chuyên nghiệp, hiệu quả. Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 được thể hiện ở bảng 1.2 sau đây:

Bảng 1.2. Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Hải Dƣơng (2008-2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Năm

Nhà đất (Thuế SD

ĐPNN)

Thuê đất Thu tiền SD Đất Thuế TN từ CNBĐS (Thuế CQ SDĐ) Tổng 1 2008 25 85 375 34 519 2 2009 30 41 420 33 524 3 2010 32 75 829 52 988 4 2011 35 99 810 56 1.000 5 2012 20 130 550 40 740

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Hải Dương, 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)