Kiến nghị với các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88 - 90)

6. Bố cục của luận văn

4.2.3.Kiến nghị với các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường cần tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất. Theo các chuyên gia kinh tế, tài nguyên đất là thứ mà tỉnh Vĩnh Phúc có thể tận dụng, khai thác để tạo nên nguồn vốn lớn phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Để có được điều đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải chú trọng tới công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, và việc sử dụng đất của các doanh nghiệp. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trườngcần rà soát lại tất cả các dự án trên địa bàn, đề xuất

với UBND tỉnh kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, các chủ đầu tư không đủ năng lực. Nguồn đất thu hồi sẽ được giao lại cho trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh, để cơ quan này quản lý, và giao dự án cho những doanh nghiệp thực sự có năng lực. Để triển khai dự án đúng quy hoạch, đưa dự án vào khai thác/ sử dụng đúng tiến độ được phê duyệt. Góp phần tăng thu cho ngân sách và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nếu không quản lý chặt chẽ vấn đề này, đối tượng hưởng lợi trong các dự án “treo”, quy hoạch “treo” sẽ là các chủ dự án, chứ không phải là tỉnh. Đồng thời, cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, để kiểm tra việc sử dụng đất của các chủ đầu. Nhằm phát hiện các tổ chức kinh doanh thua lỗ, sử dụng đất không hiệu quả, nhu cầu sử dụng đất giảm, hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất, cho thuê lại đất trái thẩm quyền. Để báo cáo UBND tỉnh, điều chỉnh diện tích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, hoặc thu hồi đất để giao cho các dự án khác, hoặc sử dụng vào mục đích công ích của tỉnh.

4.2.3.2. Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban giải phóng mặt bằng

Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần ưu tiên chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án. Việc chuẩn bị quỹ đất sạch có nghĩa là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã xong, và quản lý quỹ đất này, chống lấn chiếm.

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch có thể sử dụng nhiều nguồn vốn: Vốn ngân sách cấp của tỉnh, nguồn vốn phóng mặt bằng chính dự án của họ, vốn huy động từ Ngân hàng phát triển, từ các ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tín dụng cũng được huy động để giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các dự án.

Có những dự án phải mất nhiều năm mới xong công tác giải phóng mặt bằng, nên chưa thể giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Rất nhiều

chủ đầu tư phải tự tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, bỏ tiền của, công sức nhưng đến vài năm vẫn không thể hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng, để có thể đầu tư xây dựng dự án

Như vậy, việc tạo quỹ đất sạch, trong đó đặc biệt quan tâm đến giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật là vô cùng quan trọng để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn Vĩnh Phúc. Để đạt được mục đích trên, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thiện hơn nữa các quy định về quản lý, sử dụng các nguồn vốn giải phóng mặt bằng. Chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ các dự án đầu tư xây dựng, gồm vốn ngân sách và vốn huy động. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngân sách dành cho giải phóng mặt bằng, nhất là khi UBND các huyện, thành phố, thị xã thẩm định, phê duyệt các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn mình. Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giải phóng mặt bằng, thực thi các dự án chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần tham mưu với UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư được giao thực hiện đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng các quy định hiện hành của tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88 - 90)