Giới thiệu về huyện Chư Păh – tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 35 - 37)

- Nguồn nhân lực

3- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng giải quyết việc làm của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 –

3.1.1. Giới thiệu về huyện Chư Păh – tỉnh Gia La

Huyện Chư Păh – tỉnh Gia Lai là huyện miền núi, có vị trí địa lý phía đơng tiếp giáp huyện Đắk Pơ, phía nam tiếp giáp thành phố Plâycu, phía bắc tiếp giáp tỉnh Kon Tum, phía tây tiếp giáp nước bạn Campuchia; đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua trung tâm huyện nối thành phố Kon Tum của tỉnh Kon Tum với thành phố Plâycu của tỉnh Gia Lai và thông với quốc lộ 19 xuống Cảng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình định.

Huyện Chư Păh có diện tích đất tự nhiên 981,3 Km2, trong đó đồi núi và đất đỏ Bazan chiếm phần lớn; tồn huyện có 15 xã (thị trấn) với dân số gần 70 ngàn nhân khẩu; trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống; trong đó dân tộc kinh chiếm gần 49% (cả tỉnh là 56%), dân tộc Jrai hơn 43%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 8%.

Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn huyện đã thu được một số kết quả:

Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm 45,8%, công nghiệp – xây dựng 34,15%, thương mại – dịch vụ 20,05% và thu nhập bình quân đầu người/năm 12 triệu đồng (cuối năm 2010). Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, kiên có hóa một phần; 100% thơn, làng có điện; nhựa hóa được 3/9 tuyến đường liên xã, một số tuyến giao thông đến xã được đổ bê tơng, cịn hầu hết là đường đất, nhiều thôn bản ở vùng sâu, vùng cao đường ô tô chưa vào đến nơi; năm 2009 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hiện có 3 trường Trung

học phổ thông và 45 trường phổ thông khác, đã huy động hơn 98% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Trên địa bàn huyện, có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động như: Nhà máy thuỷ điện YaLy, Ry Ninh 1, Ry Ninh 2, Hà tây, Đăk PoKei, .., Cơng ty khai thác khống sản Gia Lai, Nhà máy gạch Tuy nen, Công ty chè Chư păh, Công ty Cao su Chư Păh, Công ty cổ phần cao su Gia Lai, Công ty vận tải Gia Lai, Nhà máy xi măng công ty Sông Đà, Công ty du lịch biển Hồ Gia Lai, Công ty Cà Phê Chư Păh, Tổng công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà; đặc biệt đã xây dựng cụm cơng nghiệp Ia Khươl với diện tích hơn 54ha, đang hoạt động có hiệu quả.

Các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mãi dịch vụ đã thu nhút nhiều nhân lực vào làm việc trong các ngành nghề như: sản xuất khí ê-ty-len; xây dựng, vận hành và quản lý nhà máy thủy điện; chế biến mủ cao su, chế biến chè, chế biến cà phê; sản xuất gạch tuy nen; gia cơng cơ khí nhỏ, dịch vụ sửa chữa xe cơ giới, sản xuất xi măng; xay xát, chế biến nông sản thực phẩm; gia công hàng may mặc; sản xuất đồ mộc, khai thác cát, khai thác đá Gra-nit, kinh doanh rừng trồng, kinh doanh du lịch sinh thái rất phong phú và đa dạng.

Trong số 30 ngàn lao động hiện nay của huyện, hiện có 80% làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp, 7,6% làm việc trong lĩnh vực xây dựng – công nghiệp, 5,3% làm việc trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ và 6,8% làm việc trong các lĩnh vực khác (An ninh, quốc phòng, sự nghiệp…);

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở vùng nơng thơn cịn thấp; đời sống nhân dân tuy được nâng lên nhưng còn ở mức thấp, cịn khó khăn.

Trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, huyện đã xác định: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mạii – dịch vụ, cụ thể: tỷ trọng nông nghiệp 40%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 38% và thương mại

- dịch vụ 22% và thu nhập cuối năm 2015 đạt 22 triệu đồng/người. Nhựa hóa các tuyến đường, phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn; cải tạo hệ thống điện, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các trung tâm thương mại, kiên cố hóa trường học, y tế; phát triển hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, phát triển bến xe, thiết chế văn hóa, xây dựng thêm hệ thống thủy lợi và các khu du lịch sinh thái. Tiếp tục duy trì, mở rộng các ngành nghề đã có, cần quy hoạch, phát triển thêm các ngành nghề có lợi thế của huyện như chăn nuôi gia súc, nuôi ong, nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển trồng rừng sản xuất, trồng cao su, cà phê; đẩy mạnh khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch và phấn đấu đào tạo nghề nông thôn đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25% trở lên [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w