- Giai đoạn 2016 – 2020: đào tạo nghề cho 6.000.000 LĐNT, trong đó
1 Sữa chữa máy NN " 573 30 525 523 509 3.260 2,
3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm của đề án đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia La
tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Đề án đào tạo nghề cho LĐNT là sự kế thừa của các văn bản chỉ đạo của Chính phủ từ những năm trước đây, trải qua quá trình thực hiện các văn bản, kế hoạch, chỉ tiêu đề ra hàng năm trên địa bàn huyện Chư Păh đã đạt được những
kết quả nhất định về đào tạo nghề cho LĐNT và giải quyết việc làm sau đào tạo cho nơng dân. Tuy nhiên, thực tế qua q trình thực hiện một số chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động. Việc xác định được đúng các nhân tố tác động và nguyên nhân làm cho các nhân tố đó tác động làm hạn chế đến kết quả tạo việc làm mới sau đào tạo nghề cho số LĐNT đã học nghề là điều hết sức cần thiết.
Giới hạn trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố cơ bản mang tính gắn kết chặt chẽ với hiệu quả đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề LĐNT nói riêng, trên cơ sở đó để soi rọi lại và tìm ra nguyên nhân cơ bản làm hạn chế đến kết quả giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Chư Păh trong giai đoạn 2006 – 2010 vừa qua, làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề LĐNT trên địa bàn huyện trong thời gian hiện nay và sắp tới.
Theo số liệu điều tra một số LĐNT đã học nghề theo Đề án đào tạo nghề thì các ý kiến được phản ảnh qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.12. Lý do tạo (không tạo) được việc làm theo điều tra mẫu LĐNT
TT Tiêu chí Tỷ lệ ý kiến %
I LĐNT sau khi học nghề tạo được việc làm là do 100
1 Học đúng nghề 48
2 Chất lượng tay nghề tốt 37,4
3 Có vốn 10,6
4 Có doanh nghiệp thu hút 4
II LĐNT sau khi học nghề vẫn làm nghề cũ là do 100
1 Học không đúng nghề 26,9
2 Chất lượng tay nghề khơng tốt 10,7
3 Khơng có vốn 57,4
4 Khơng có doanh nghiệp thu hút 5
(Nguồn: Tổng hợp, phân tích từ sơ liệu điều tra)
Qua điều tra LĐNT đã học nghề cho rằng lý do tạo được việc làm sau khi học nghề có 48% cho rằng do học đúng nghề (phù hợp với thị trường lao động, với quy hoạch ngành nghề của địa phương, với năng lực của bản thân), 37,4% ý
kiến cho rằng do tay nghề tốt (chất lượng đào tạo và ý thức, khả năng người học), 10,6% cho rằng do có vốn để đầu tư sản xuất mở ra nghề mới và chỉ có 4% cho rằng do doanh nghiệp trong vùng thu hút, như vậy việc học đúng nghề và chất lượng tay nghề tốt tác động lớn đến tạo việc làm sau khi học nghề được người lao động quan tâm nhất.
Lao động nông thôn sau khi đã học nghề cho rằng lý do không tạo được việc làm sau đào tạo nghề sau khi học nghề: có 57,4% ý kiến cho rằng do khơng có vốn, 26,9% ý kiến cho rằng do học không đúng nghề, 10,7% phản ảnh do tay nghề chưa tốt và chỉ có 5% cho rằng chưa có sự thu hút của các doanh nghiệp trên địa bàn. Như vậy về vốn để đầu tư tạo việc làm và học đúng nghề thị trường đang cần được LĐNT quan tâm khi tham gia các lớp đào tạo nghề LĐNT.
Các ý kiến trên kết hợp với những tổng hợp, phân tích, đánh giá qua các số liệu về kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề LĐNT trên địa bàn huyện Chư Păh trong những năm vừa qua giúp chúng ta có thể xác định được một số nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT, đặc biệt là hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề trên địa bàn như sau:
3.2.3.1. Định hướng nghề học cho các đối tượng học nghề của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương
Vai trò của Nhà nước được xác định rõ trong nhiệm vụ quản lý đất nước, trong đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có vị trí hàng đầu là việc các cơ quan Nhà nước trong quyền hạn trách nhiệm của mình phải hoạch định được Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong đó phải quy hoạch, định hướng được cơ cấu phát triển ngành nghề và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho kế hoạch đó. Khi có quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thì việc tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu đã xác định là hết sức quan trọng, bởi kết quả thực hiện đạt các chỉ tiêu phát triển nguồn nhân
lực đã đề ra sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển của địa phương.
Trong những năm qua, tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề LĐNT cũng là một hợp phần quan trọng trong thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; vì vậy các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể của huyện Chư Păh đã triển khai tổ chức thực hiện trên địa bàn và đã thu được một số kết quả bước đầu trong việc tạo việc làm cho nông dân sau khi học nghề; tuy nhiên do quá trình tổ chức thực hiện do chưa thực sự coi trọng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu: là phải xác định ngành nghề cần đào tạo, dự báo nhu cầu lao động theo sự phát triển mà quy hoạch ngành nghề đã xác định và từ đó có định hướng, tư vấn cho người học phù hợp với điều kiện khả năng của mình, phù hợp với thị trường lao động đã và đang phát triển. Đây là yếu tố mà người lao động qua điều tra có sự quan tâm nhiều nhất (48% LĐNT học nghề cho rằng tạo được việc làm mới sau khi học nghề là do học đúng nghề nhu cầu thị trường đang cần), bởi nếu xác định đúng thì người lao động sẽ lựa chọn và đúng nghề, học được nghề đang có nhu cầu sử dụng lao động, điều này sẽ giúp LĐNT sau khi học nghề có thể tạo dựng được việc làm mới theo nghề đã học.
Suốt thời gian đầu, nhân tố này chưa được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức nên LĐNT trên địa bàn học nghề xong tạo được việc làm mới rất hạn chế mà chủ yếu là đi học nghề mang tính phong trào, thích nghề gì học học nghề đó hoặc có dạy nghề nào học nghề đó (thể hiện có thơn, xã LĐNT tập trung học chỉ một hoặc 2 nghề và những nghề này nhu cầu sử dụng lao động không nhiều); số nghề mới được tổ chức đào tạo không nhiều và kết quả sau khi học xong LĐNT tự tạo được việc làm rất hạn chế, chưa tương xứng với mục tiêu đề ra.
3.2.3.2. Chọn đúng nghề cần học của đối tượng học nghề
Đối tượng học nghề là LĐNT trên địa bàn có tới hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí cịn thấp, kiến thức sản xuất kinh doanh còn hạn chế
nhiều nên việc xác định nghề học để tạo việc làm sau khi học nghề của lao động chưa xuất phát từ nhu cầu của bản thân và nhu cầu thị trường lao động. Trong khi đó sự tư vấn, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn chưa thực sự sâu sát, tận tâm nên người nơng dân chọn nghề học có khi chưa phù hợp. Các ý kiến qua điều tra thực tế cũng đã phản ảnh khá rõ nguyên nhân của hạn chế trong tạo việc làm sau khi học nghề của LĐNT phần lớn là do chọn nghề học chưa đúng, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và khả năng, năng lực của bản thân người lao động (trong lý do không tạo được việc làm có 27% LĐNT đã học nghề cho rằng do học không đúng nghề, chưa phù hợp với thị trường lao động).
3.2.3.3. Chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó để LĐNT có tay nghề tốt sau khi học nghề cần thiết phải xuất phát từ việc dạy của thầy và học của trò. Việc dạy nghề phụ thuộc khả năng, phương pháp giảng dạy và tâm huyết của thầy cùng với điều kiện chương trình giáo trình, thiết bị dạy nghề và các điều kiện khác. Việc học của trò phụ thuộc năng lực tiếp thu và thái độ, động cơ học tập đúng đắn của người học nghề.
Đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay chủ yếu là mở các lớp học lưu động tại các địa phương thôn, xã. Các điều kiện phục vụ cho dạy nghề có nhiều khó khăn, người học nghề là LĐNT đang phải hàng ngày gắn bó với sản xuất và điều kiện cuộc sống nơng thơn cịn nhiều khó khăn, thời gian eo hẹp và yêu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình địi hỏi người lao động phải lo toan nhiều thứ nên tất cả những yếu tố đó đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, đến chất lượng tay nghề của LĐNT và trực tiếp làm hạn chế khả năng tạo việc làm mới của nông dân sau khi học nghề.
Đồ thị sau biểu thị ảnh hưởng của chất lượng đào tạo đến khả năng giải quyết việc làm của LĐNT sau khi học nghề:
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra LĐNT)
Đồ thị 3.4. Ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo nghề qua mẫu điều tra
Số liệu biểu đồ cho thấy đối với LĐNT học nghề tự đánh giá chất lượng tay nghề của mình, trong đó khá giỏi đạt 51%, trung bình 45% và yếu là 4%; như vậy, đánh giá của LĐNT đã phần nào cho ta rõ hơn về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trong thời gian qua trên địa bàn huyện ở mức độ trung bình khá; điều này có thể do nhiều yếu tố tác động như: giáo viên, chương trình, thời gian, máy móc thiết bị, vật tư thực tập, phương pháp giảng dạy, vị trí, hình thức tổ chức giảng dạy, … Tất cả các yếu tố trên cùng với kinh phí đào tạo có thể chưa chưa phù hợp đã tác động tới chất lượng chung.
Tuy nhiên cũng phải thấy vai trị của người học nghề khơng kém phần quan trọng trong chất lượng đào tạo, điều này thể hiện qua đánh giá của LĐNT do chọn không đúng nghề nên q trình học có thể sẽ chấp hành quy chế học tập như thái độ, thời gian không nghiêm túc, điều này thể hiện vai trò của người học nghề ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nói chung.
Kết quả điều tra cũng đã phản ánh khá rõ tính chất quan trọng của chất lượng đào tạo (hay tay nghề lao động) trong quá trình tìm kiếm và tạo việc làm theo nghề được học của LĐNT, bởi đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong thị trường sức lao động cạnh tranh quyết liệt hiện nay.
3.2.3.4. Môi trường giải quyết việc làm cho lao động sau khi học nghề
Môi trường giải quyết việc làm thể hiện sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn về vấn đề cơ chế thu hút lao động, mở rộng ngành nghề sản xuất, kêu gọi đầu tư, … và sự đầu tư của các doanh nghiệp, của các cơ sở sản xuất trên địa bàn cũng như các điều kiện về tư liệu sản xuất, về vốn, về chính sách, … nhằm tạo điều kiện để LĐNT sau khi học nghề có thể tạo việc làm cho mình theo nghề mới học trong và ngồi địa phương, thậm chí tham gia xuất khẩu lao động; đặc biệt có thể tự tạo việc làm chính trên mảnh đất của mình đang sống thơng qua nhiều hình thức tổ chức sản xuất.
Có 57,4% ý kiến LĐNT đã học nghề cho rằng do thiếu vốn nên không tạo được việc làm sau khi học, điều này thể hiện nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, thể hiện rõ hơn khi lao động có thu nhập cao hơn trước khi học nghề thì khả năng tạo việc làm nhiều hơn và đem lại mức tăng thu nhập lớn hơn sau khi học nghề; thiếu thông tin về thị trường lao động, về nhu cầu sản phẩm, … và cịn nhiều yếu tố khác trong nhóm nhân tố mơi trường có vị trí quan trọng trong quá trình hướng dẫn học nghề cho người lao động, để LĐNT kết thúc khóa học có thể tự tạo việc làm cho chính bản thân mình theo nghề đã học.
3.2.3.5. Dân tộc, độ tuổi, giới tính, văn hóa, của người học nghề.
Qua khảo sát LĐNT học nghề, chúng ta thấy rõ với độ tuổi bình quân 32 và trình độ văn hóa lớp 6,6 nhưng mới có 30% LĐNT qua học nghề tạo được việc làm; trong đó tỷ lệ lao động tạo được việc làm mới hầu hết tập trung ở lứa
tuổi cao hơn (bình quân 33 tuổi), ở trình độ văn hóa cao hơn (bình qn lớp 7,2) và ở giới tính là nam; trong số tạo được việc làm sau khi học nghề thì lao động là dân tộc kinh có tỷ lệ cao hơn dân tộc thiểu số. Tuy nhiên có thể do tâm lý của lao động là người dân tộc thiểu số không muốn ly hương sau khi học nghề.
Như vậy, khả năng tạo được việc làm mới của người lao động sau khi học nghề LĐNT nghiêng nhiều về những lao động có lợi thế hơn về năng lực, giới tính, … cho nên việc tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT khơng thể khơng tính đến đặc điểm trên của người lao động, có như vậy kết quả đào tạo nghề mới đạt mục tiêu về tạo việc làm cho LĐNT sau đào tạo.
Tất cả những nhân tố trên, tùy theo mức độ khác nhau đều trực tiếp tác động đến khả năng tạo việc làm của LĐNT sau khi học nghề. Trong thời gian qua, huyện Chư Păh, tỉnh Gia lai đã nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án, nhưng do có nhiều ngun nhân như đã trình bày ở trên làm cho các nhân tố tác động đến tạo việc làm sau đào tạo nghề còn bị hạn chế. Việc nghiên cứu, phát hiện cho được các nguyên nhân trên là nhiệm vụ hết sức quan trọng để thơng qua đó có thể thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn những tác động tích cực, những tác động hạn chế của các yếu tố trong từng nhân tố sẽ tác động đến tạo việc làm sau học nghề của LĐNT, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế, với yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tiếp theo trên địa bàn.