- Nguồn nhân lực
3- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng giải quyết việc làm của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 –
2.4.1. Nhóm phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
- Tài liệu thứ cấp bên ngoài liên quan đến Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn, gồm: Sách, báo, tập san, chuyên đề, tạp chí, báo cáo tổng kết, đề tài nghiên cứu khoa học, internet, luận văn, luận án, …
- Tài liêu liên quan đến kết quả đào tạo nghề LĐNT trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai theo Đề án gồm:
+ Các báo cáo, số liệu thống kê đào tạo nghề LĐNT và giải quyết việc làm sau đào tạo từ năm 2006 – 2010 tại sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai;
+ Các báo cáo, số liệu thống kê đào tạo nghề LĐNT và giải quyết việc làm sau đào tạo năm 2006 – 2010 tại Phòng Lao động TB&XH huyện Chư Păh.
2.4.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Điều tra chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu điều tra:
+ Chọn 6 xã (thị trấn) trong huyện có vị trí địa lý tương đối nằm rải đều ở các khu vực trên địa bàn huyện; mỗi xã (thị trấn) chọn một thơn có số LĐNT đi học nghề nhiều, và một thơn có số LĐNT đi học nghề ít;
+ Khảo sát cán bộ xã, thơn (làm số liệu đối chứng): mỗi thôn trong mẫu điều tra chọn 2 cán bộ thơn (thơn trưởng, thơn phó hoặc cán bộ mặt trận thơn); mỗi xã trong mẫu điều tra chọn 2 cán bộ gồm chủ tịch (hoặc phó chủ tịch), một cán bộ phụ trách lao động xã hội của xã;
+ Điều tra lao động nông thôn đã qua các lớp học nghề: Lao động nông thơn đã học nghề hiện có mặt ở địa phương tại thời điểm điều tra của các thôn trong mẫu điều tra;
- Dung lượng mẫu:
+ Khảo sát cán bộ 6 xã thuộc huyện Chư Păh gồm: 12 người;
+ Khảo sát cán bộ 12 thôn của 6 xã thuộc huyện Chư Păh gồm: 24 người + Điều tra LĐNT đã học nghề ở 12 thơn của 6 xã nói trên: khoảng 240 người.
- Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được điều tra về học nghề, về giải quyết việc làm và thu nhập của LĐNT sau khi học nghề.