Nhóm phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 32 - 35)

- Nguồn nhân lực

3- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng giải quyết việc làm của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 –

2.4.2. Nhóm phương pháp phân tích số liệu

2.4.2.1. Xử lý số liệu

- Bao gồm các công việc:

+ Tập hợp: Sử dụng biểu bảng để cập nhật các số liệu cần thiết, phù hợp từ các tài liệu thứ cấp; và nhập số liệu sơ cấp qua điều tra vào các bảng biểu.

+ Chỉnh lý: Đối chiếu các quy định, yêu cầu để có quyết định sử dụng các loại số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp thu thập được, đồng thời tiến hành chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với mục đích sử dụng.

+ Phân loại: Bao gồm số liệu liên quan đến quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, số liệu liên quan đến tạo việc làm, số liệu liên quan đến thu nhập, số liệu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tạo việc làm của của LĐNT sau khi học nghề. Các số liệu còn được phân thành loại số liệu định lượng, loại số liệu định tính.

+ Trình bày số liệu đã thu thập được: Thông qua việc sử dụng các loại bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị để biểu thị số liệu thu thập được và số liệu qua tính tốn, phân tích. Các sơ đồ biểu thị quy trình tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn, biểu thị mối liên hệ và ảnh hưởng giữa các cơ quan thực hiện Đề án với nhau trong quá trình tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT; các bảng biểu thị các loại số liệu thu thập được và các số liệu là kết quả qua tính tốn xử lý phân tích; đồ thị thể hiện hình ảnh so sánh các loại số liệu sau khi tổng hợp, tính tốn để từ đó có nhận xét phù hợp với xu hướng phản ảnh của các chỉ số, tỷ lệ.

2.4.2.2. Phân tích số liệu

- Phân tích thống kê

+ Phương pháp phân tích thống kê mơ tả: phân thành từng nhóm bao gồm nhóm số liệu thuộc tỉnh, nhóm số liệu thuộc huyện, nhóm số liệu điều tra mẫu cán bộ và nhóm số liệu điều tra LĐNT đã học nghề ở các địa phương trong huyện Chư Păh; để biểu hiện chiều sâu trong phân tích, phân nhóm số liệu được sử dụng để phân tích về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, kết quả tạo việc làm, kết quả tăng thu nhập cho LĐNT sau khi học nghề và nhóm số liệu biểu hiện thước đo các ý kiến nhận xét của các đối tượng được điều tra mẫu.

+ Tính tốn các chỉ số, tỷ lệ %, xu hướng, phân tích nhân tố ảnh hưởng; từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu, bảng để phân tích. Số liệu

điều tra được xử lý bằng Excell. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng với số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, số bình quân gia quyền của các chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng tập hợp các ý kiến nhận xét của các cấp lãnh đạo của tỉnh và của huyện, qua phân tích rút ra những điểm chung để làm tăng thêm độ chính xác nội suy các kết quả thông qua các số liệu thu thập được từ tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

- Khái quát hóa: Thơng qua các loại số liệu đã có để có cái nhìn tổng qt đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tổng kết, đánh giá, đưa ra giải pháp và phải có kế hoạch thực hiện các giải pháp.

- Diễn dịch kết quả (nội suy, ngoại suy): Diễn tả các kết quả số liệu thu thập được và qua xử lý, tính tốn, phân tích để có sự đối chiếu, so sánh với những với kết quả đã có để đưa ra những kết luận phù hợp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w