III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
TIẾT 16: ÔN TẬP 1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học từ bài 2 đến bài 14, gồm 3 chương
b.Về kĩ năng:
- Đọc bản đồ, lược đồ
- Phân tích biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, biết phân tích các mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí với nhau
c.Về thái độ:
- Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí trong đời sống cũng như đối với các môn học khác
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a.Giáo viên:
-Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ..., -Bản đồ treo tường: các đới khí hậu trên Trái Đất
b.Học sinh :SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng: (3 phút)
-Kiểm tra bài cũ:Hiện tượng phơn xảy ra khi nào? Tại sao ở sườn đón gió lại mát, ẩm còn sườn
khuất gió lại khô, nóng( Điều kiện hình thành gió phơn: khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lai và thổi lên cao; Sườn đón gió mát và ẩm do:khi bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa bên sườn đốn gió; Sườn khuất gió khô và
nóng do sau khi không khí vượt núi, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình 100m tăng 10C, nên sườn khuất gió khô và rất nóng)
- Định hướng bài: Để củng cố toàn bộ hệ thống kiến thức ở cả ba chương đã học, hôm nay cô giáo cùng các em đi khái quát hóa lại kiến thức cơ bản và hướng dẫn phân tích biểu đồ và bảng số liệu, chúng ta đi vào bài cụ thể
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1: Tìm hiểu chương I(HS làm việc cả
lớp: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu được các kiến thức cơ bản của chương I và cho ví dụ cụ thể Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức những ý chính
HĐ 2: Tìm hiểu chương II(HS làm việc cả lớp: 10 phút)
Bước 1: HS trình bày những ý chính đã học trong bài về hệ quả chuyển động của Trái Đất
Bước 2: Đại diện học sinh trình bày, GV chuẩn kiến thức trên bảng phụ
HĐ 3: Tìm hiểu chương III (HS làm việc theo cặp: 20 phút)
Bước 1: HS trình bày những ý chính của chương bao gồm 6 bài
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS làm bài tập
Phần A: Chọn câu trả lời đúng:
1. Gió tây ôn đới thổi từ:
a. Cao áp cực về áp thấp ôn đới
b. Áp thấp ôn đới về cao áp cận chí tuyến c. Cao áp cận chí tuyến về hạ áp xích đạo d. Cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới 2. Gió mùa là:
a.Thổi theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau
b. Thổi theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau
c.Thổi không theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau
d. Thổi không theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau
Chương I: Bản đồ
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: gồm những phương pháp nào( kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ- biểu đồ)
Bài 3:Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống ( vai trò, cách sử dụng)
Chương II:Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Bài 5: Vũ Trụ .Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất( phải nắm được: Vũ Trụ là gì?Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, Kết quả của sự tự quay quanh trục của TĐ)
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: sinh ra các mùa trong năm và ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Chương III: Cấu trúc của Trái Đất.Các quyển của lớp vỏ Địa lí
Bài 7:Cấu trúc của Trái.Đất.Thạch quyển.Thuyết kiến tạo mảng( gồm hai phần) Bài 8:Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: ( gồm hai phần cơ bản
Bài 9: Tác động của lực dến địa hình bề mặt Trái Đất( gồm các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất( gồm hai nội dung cơ bản)
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính( khí áp phân bố như thế nào, có các loại gió nào)
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa( phần ngưng đọng hơi nước trong khí quyển: không dạy), bài này ta tìm hiểu mục II và III
3. Mỗi bán cầu có:
a. 4 khối khí b. 3 khối khí c.2 khối khí d. 5 khối khí
Phần B: Điền những từ thích hợp vào dấu chấm :
1. Frông là... 2. Khí áp là...
3. Quá trình làm phá hủy đá, không làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học, khoáng vật của chúng gọi là...
c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút)
Yêu cầu HS nắm được ý cơ bản của ba chương, biết giải thích các hiện tượng địa lí
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)
Hướng dẫn học ở nhà, giờ sau kiểm tra 1 tiết giữa học kì I
Ngày dạy Tại lớp 10A