Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV định hướng: sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
+ Chọn giống VSV, chọn giống cây trồng, chọn giống động vật.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và cây trồng theo hướng nào? Tại sao?
- Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- HS lắng nghe. - HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và trả lời. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống chọn giống
- Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu với VSV và cây trồng.
1. Chọn giống VSV
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tưng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn. - Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất văcxin.
2. Trong chọn giống cây trồng
- Chọn các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng, chống sâu bệnh, chống chịu được với điều kiện bất lợi để nhân lên hoặc sử dụng lai tạo kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
3. Đối với vật nuôi
- Chỉ sử dụng với 1 số động vật bậc thấp khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động
vật bậc cao sơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết hoặc khó áp dụng.
4) Củng cố: 3phút
- Con người đã sử dụng tác nhân nào để gây đột biến nhân tạo và tiến hành như thế nào?
5) Hướng dẫn học bài ở nhà: 1phút
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
-Chuẩn bị nội dung ôn tập theo bài 40.
Tuần 18 Tiết 35: Ngày soạn:
BÀI 40: ÔN TẬP HỌC KÌ II. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
1) Về kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2) Về kĩ năng:
- Rèn luyện k:ĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3) Về thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ.
- Bảng 40.1 tới 40.5 SGK.