Tình hình thựchiện qui chế trả lương

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 34 - 72)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.2.Tình hình thựchiện qui chế trả lương

6. Kết cầu của luận văn

2.2.2.Tình hình thựchiện qui chế trả lương

2.2.2.1. Đối với công nhân khai thác

2.2.2.1.1. Định mức lao động

Định mức lao động hợp lý là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc trả lương đúng,

đủ và công bằng cho người lao động. Do đặc thù cây cao su là cây mang tính kinh tế kỹ

thuật cao; sự sinh trưởng, phát triển và quá trình khai thác cây cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống cây, địa lý, đất đai, thời tiết, địa hình nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tác động của con người. Vì vậy, xây dựng định mức lao động phải dựa trên các căn cứ trên để có định mức lao động hợp lý.

Hiện nay, công ty vẫn đang áp dụng định mức do TĐCNCS Việt Nam xây dựng và ban hành năm 1999. Từđó đến nay, công ty chỉ tiến hành điều chỉnh định mức lao động trong trồng, chăm sóc vườn cây KTCB theo hướng dẫn từ TĐCNCS Việt Nam; riêng khu vực

cây khai thác vẫn sử dụng bộ định mức năm 1999 (Phụ lục) làm nền tảng trả công trong chăm sóc, khai thác vườn cây cao su với sự điều chỉnh mang tính cảm tính, kinh nghiệm nên không có sự đồng bộ giữa các nông trường. Ví dụ: theo Phương án trả lương lần 3 năm 2013, tác giả nhận thấy công tác kiểm kê cây cao su vào đầu mùa cạo ở nông trường Gò Dầu được trả 0,2 công/ha; trong khi đó công nhân nông trường Cầu Khởi được trả

0,25 công/ha với công việc tương tự. Sự chậm thay đổi định mức này chưa phù hợp với quy trình kỹ thuật mới bổ sung, sửa đổi năm 2012. Quy trình mới có một số hạng mục thay đổi so với quy trình cũ như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác, sử

dụng các giống có năng suất cao hơn, tăng cường công tác chăm sóc rút ngắn thời gian khai thác. Vì vậy, cần phải rà soát, bổ sung xây dựng định mức lao động chăm sóc và khai thác mủ cao su cho phù hợp quy trình kỹ thuật mới. Theo kết quả khảo sát, định mức lao

động đang áp dụng làm cơ sở tại công ty chênh lệch so thực tế ở nhiều hạng mục (Phụ

lục), chưa sát với thực tế trình độ tay nghề, tổ chức sản xuất, tỉ lệ sử dụng lao động phụ

còn cao 38,5% (Phụ lục). Thực tế trên vườn cây khai thác mủ cao su cho thấy người công nhân cạo luôn phải có lao động phụ giúp thì mới có thể hoàn thành kế hoạch sản lượng công ty giao. Lao động phụ làm các công việc hỗ trợ như trút mủ, vệ sinh chén mủ, gỡ mủ

tạp, trang bị đầu mùa cạo.v.v. Việc định mức không chính xác sẽ dẩn đến tiền lương trả

không hợp lí làm mất đi động lực làm việc người lao động.

Theo kết quả khảo sát về định mức lao động ở bảng 2.2 tỉ lệ “Chấp nhận được”, “Hài lòng” “Rất hài lòng” chiếm 82%. Trong khi đó tỉ lệ “Rất không hài lòng” chiếm 2,5%, tỉ

lệ “Không hài lòng” chiếm khá lớn 15,5% cho thấy vẫn có một số người công nhân khai thác chưa hài lòng vềđịnh mức lao động.

2.2.2.1.2. Phân bổđơn giá tiền lương

Từ 2013 trở về trước, công ty xây dựng kế hoạch quỹ lương theo quy định của Thông tư 27/2010/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu tài chính (chỉ

tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách năm sau bằng hoặc cao hơn năm trước) nhằm bảo đảm quỹ tiền lương sử dụng hợp lí, đảm bảo mức lợi nhuận thoã thuận với tập đoàn,

không vượt chi so với quỹ tiền lương được duyệt quyết toán, tránh dồn chi quỹ tiền lương quá lớn vào các tháng cuối năm làm mất cân đối chi tiền lương trong năm và ổn định thu nhập của người lao động trong trường hợp sản xuất, kinh doanh giảm do nguyên nhân bất khả kháng. Đồng thời để tránh nguồn dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, quỹ

tiền lương tại công ty được phân chia như sau:

• Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian ít nhất bằng 83% tổng quỹ tiền lương (trong đó quỹ lương công nhân trực tiếp chiếm 74,7% và 8,3% là khối gián tiếp).6

• Quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương cho năm sau tối đa không vượt quá 17% tổng quỹ tiền lương thực hiện. 7

Từ năm 2013 trở về sau, bắt đầu áp dụng với 8 tháng cuối năm 2013, công ty áp dụng tính

đơn giá tiền lương theo Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách trả lương của bộ luật lao động 2012. Theo thông tư này, đơn giá tiền lương sẽđược tính căn cứ trên quỹ

lương phụ thuộc vào năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề. Xét về mặt nguyên tắc quản lý kinh doanh doanh nghiệp nói chung và quản lý tiền lương nói riêng thì việc đảm bảo các chỉ tiêu tài chính để xây dựng đơn giá tiền lương là điều tất yếu; tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước của một doanh nghiệp cao su là điều gần như không thể thực hiện được. Do tiền lương đóng vai trò rất quan trọng trong ngành cao su, đặc biệt các công ty nhà nước quản lý và chi phối. Vì vậy, công ty cổ phần cao su Tây Ninh và các đơn vị khác trực thuộc TĐCNCS Việt Nam cần có một cơ chế đặc thù về xây dựng kế hoạch tiền lương của riêng, phù hợp hơn với ngành cao su.

Căn cứ vào kế hoạch quỹ lương hàng năm, công ty giao kế hoạch quỹ lương cho các nông trường, các nông trường phân bổ đơn giá tiền lương cho công nhân khai thác theo quy chế trả lương của công ty. Đơn giá tiền lương trên một kilogram mủ được tính

6

Quy chế trả lương. Tây Ninh, ngày 9 tháng 3 năm 2009

7

căn cứ vào định mức lao động thống nhất theo ba yếu tố: nhóm cây, số cây cạo, chế độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cạo.

+ Yếu tố thứ nhất về nhóm cây, tuổi cây cao su: Theo Quy trình kỹ thuật cây cao su Tập

đoàn ban hành 2012, vườn cây kinh doanh được chia 03 nhóm chính

Bảng 2.2: Quy định nhóm cây, tuổi cây khai thác mủ vườn cây kinh doanh

STT Nhóm cây Năm cạo

1 Nhóm 1 (mới đưa vào mở cạo) Năm thứ 1 đến năm thứ 10 2 Nhóm 2 (vườn cây sung sức) Năm thứ 11 đến năm thứ 18 3 Nhóm 3 (tận thu thánh lý) Năm thứ 19 trởđi

Việc thanh lý nhóm vườn cây đựa trên 2 cơ sở chính là hết chu kì thu hoạch mủ hoặc năng suất thấp dưới 1,2 tấn/ha trong 2 năm liên tiếp, mật độ thấp dưới 50% mật độ thiết kế.

(Nguồn: Quy trình kỹ thuật cao su Tập đoàn ban hành năm 2012) + Yếu tố thứ 2 về số cây cạo trên một phần cây: Căn cứ Quy trình kỹ thuật cây cao su Tập

đoàn ban hành 2012, số cây cạo trên phần được quy định như sau:

Bảng 2.3: Quy định định mức phần cây cạo Địa hình, mật độ, cây cạo Năm cạo mủ 1 2 – 10 11 – 18 19 – 20 (a) (b) Đất bằng 350 – 400 500 – 550 320 - 360 450 - 500 220 – 250 Đất dốc hơn 150, mật độ thưa 300 – 350 450 – 500 300 - 340 400 - 450 200 – 230 (Nguồn: Quy trình kỹ thuật cây cao su Tập đoàn ban hành năm 2012) + Yếu tố thứ 3 về chế độ cạo: Căn cứ Quy trình kỹ thuật cây cao su Tập đoàn ban hành 2012, quy định chếđộ cạo tại bảng 2.4: Bảng 2.4: Quy định chếđộ cạo STT Chếđộ cạo 1 Cạo S/2 miệng ngữa 2 Cạo S/2 miệng ngữa + S/4 miệng úp 3 Cạo 1/2S miệng ngữa + 1/2S miệng úp

(Nguồn: Quy trình kỹ thuật cây cao su Tập đoàn ban hành năm 2012) Từ sản lượng kế hoạch được giao, định mức cây cạo trên phần từng nhóm cây, các nông trường xây dựng đơn giá bình quân ngày công cho từng nhóm cây. Đối với những nhóm tuổi cây có chế độ cạo, phần cây cạo khác nhau, đơn giá tiền lương cạo trên phần

cây trong ngày được trả khác nhau. Hệ số đơn giá tiền lương cạo trên phần trong ngày

được quy đổi theo nhóm cây, chếđộ cạo (chếđộ cạo phụ thuộc hai yếu tố là kỹ thuật cạo và cường độ lao động). Hiện nay, công ty xây dựng các chỉ số này theo hướng dẫn từ ban kỹ thuật của TĐCNCS Việt Nam nhưng do sử dụng nhiều các giống cây trồng khác nhau trong vườn cây nên vô tình gây ra sự thiếu chính xác trong cách tính các hệ số. Ví dụ, đối với cây nhóm 1, kỹ thuật cạo rất quan trọng so với cây nhóm 2 và nhóm 3 nên cho hệ số

cao hơn, trong khi cây nhóm 3 là nhóm cây già, vỏ cứng, gây mất nhiều sức lực trong thao tác cạo nên cường độ lao động được đề cao. Tuy nhiên, xét một khía cạnh khác thì công nhân cây nhóm 1 phải thực hiện với phần cây cạo nhiều hơn, khoảng đường di chuyển dài hơn nên vô hình chung chúng ta khó có thể xác định cường độ lao động một cách chính xác nếu chỉ dựa trên các yếu tố thuộc về kỹ thuật thao tác.

Đối với công nhân khai thác, công ty giao khoán ổn định phần cây cạo, toàn bộ các hạng mục chăm sóc và khai thác nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật cạo, kế hoạch sản lượng được giao, đảm bảo chăm sóc vườn cây khai thác theo yêu cầu. Mỗi phần gồm ba vườn cây bố trí cho một công nhân, chất lượng vườn cây phân loại theo A, B, C để đảm bảo tương đối công bằng về tiền lương. Công ty khai thác theo chếđộ d3, tức mỗi lô

được khai thác với chếđộ 3 ngày/lần. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng, công ty xây dựng phân bổđơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm; nông trường xây dựng phân bổ đơn giá tiền lương theo quy chế trả lương công ty và thông báo công khai đến tận tay người lao động. Cuối tháng, nghiệm thu khối lượng, chất lượng theo từng chủng loại sản phẩm mủ giao nộp; ngày giờ công đối với công nhân khai thác và đơn giá tiền lương trên sản phẩm để trả lương hàng tháng cho người lao động.

Công thức tính:

Vsp = ∑ Pi x Qi với i = [1,n] 8

Trong đó:

- Vsp: Quỹ tiền lương của người lao động trong tháng;

8

- Pi: Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm chất lượng loại i;

- Qi: Khối lượng sản phẩm chất lượng loại i người lao động thực hiện trong tháng; - n: Số chủng loại sản phẩm người lao động thực hiện trong tháng.

Đơn giá trả lương công nhân cạo mủđược kết hợp với quy trình kỹ thuật tháng, tính theo tỷ lệ:

- Đơn giá loại trên A là 103% - Đơn giá loại A là 100% - Đơn giá loại B là 97% - Đơn giá loại C là 90% - Đơn giá loại D là 85%

Tiền lương tổ trưởng sản xuất tính theo công thức:

BQ lương CN trong tổ x hệ số x ngày công thực tế

Tiền lương = 9

Ngày công BQ của CN

Hệ sốđược áp dụng theo quy chế trả lương công ty năm 2010. Tổ trưởng quản lý dưới 40 công nhân hưởng hệ số 1,05; từ 40 đến 45 công nhân hưởng 1,15 và 46 công nhân trở lên hưởng 1,2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, phương pháp phân chia nêu trên được xem là phù hợp với đặc thù sản xuất tại các đơn vị cơ sở (nông trường, đội). Tuy nhiên, khi thực tế triển khai các đơn vị cơ sở

chủ yếu vẫn chia đơn giá theo sản phẩm khai thác, nếu khai thác nhiều mủ cao su thì tiền lương nhiều và ngược lại; thêm vào đó là cơ cấu giống cây chồng chéo nhau, không đồng nhất từ lúc trồng nên việc trả lương theo hao phí sức lao động, tiền lương của người lao

động chưa gắn liền với kết quả sản xuất về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc từng người lao động mang lại. Nhằm khắc phục tình trạng trên, các đơn vị tạo ra một hệ

số gọi là hệ số xách mủ để giữ cho chênh lệch lương của người công nhân cao nhất và

9

thấp nhất không quá 30%. Sự điều chỉnh này mang tính quân bình nên vô hình tạo thêm sự bất hợp lí trong công tác trả lương hiện nay.

2.2.1.3. Nâng bậc lương hàng năm

Công nhân khai thác áp dụng xếp lương ở thang A2 trong hệ thống thang lương công nhân sản xuất theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (Phụ lục 8). Công ty thực hiện nâng bậc lương hàng năm cho công nhân khai thác theo tiêu chí thâm niên;

đủ hai năm công tác và không vi phạm kỷ luật, nội quy của đơn vị thì được xét nâng lương. Điều kiện chấp nhận nâng bậc lương là người công nhân phải đạt lao động tiên tiến 2 năm tức là phải đạt kế hoạch sản lượng được giao với quy trình kỹ thuật tốt trở lên. Đối với tổ trưởng sản xuất, phòng kỹ thuật công ty sẽ tiến hành thi nâng bậc lương. Theo số

liệu tổng hợp từ phòng tổ chức hành chánh, trong 3 năm trở lại đây gần như 100% số

người trong diện được xét sẽđược công ty quyết định nâng bậc lương.

2.2.1.4. Các chếđộ chính sách, phúc lợi đối với công nhân khai thác a. Chếđộ BHXH, BHTN, BHYT

Công ty cổ phần cao su Tây Ninh là doanh nghiệp nhà nước nên việc thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước là rất nghiêm chỉnh và được các cơ quan giám sát đánh giá cao. Hiện nay, tỷ lệđóng các loại chếđộ của người lao động là BHXH: 7%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1% và 100% người lao động khi kí kết hợp đồng lao động với công ty đều tham gia các chếđộ này

b. Các chếđộ chính sách, phúc lợi của công ty (trang cấp bảo hộ lao động, bồi dưỡng

độc hại, nghỉ việc riêng, nghỉ phép năm, du lịch hàng năm, ăn giữa ca.v.v.)

Mỗi năm vào mùa nghỉ cạo thường kéo dài từ sau tết âm lịch đến tháng 4, công nhân trực tiếp được nghỉ sản xuất. Nhằm khuyến khích người lao động nghỉ dưỡng tái sản xuất sức lao động thì công ty thường hỗ trợ tiền tàu xe cho nhân viên về quê; cấp tiền cho nhân viên đi du lịch cùng đơn vị hoặc gia đình. Tổng chi trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 3,031 tỷđồng, 3,27 tỷđồng và 3,334 tỷđồng.

Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật hàng tháng cho người công nhân. Tổng số tiền chi bồi dưỡng độc hại năm 2011 là 4 tỷ 790 triệu đồng, năm 2012 là 8 tỷ 347 triệu đồng và 9 tháng đầu năm 2013 là 7 tỷ 422 triệu đồng. Một số ít nhân viên gián tiếp phụ trách công việc có tính chất độc hại như thủ kho, thủ quỹ thì được nhận bằng tiền mặt vào ngày lãnh lương chính trong tháng. Công ty có các chính sách đối với lao động nữ và thực hiện các chính sách này một cách đầy đủ nghiêm túc theo luật định.

Công ty tổ chức nấu ăn giữa ca cho người lao động với đơn giá một ngày công là 21.000 đồng/người/ngày. Tổng số tiền chi nấu ăn giữa ca năm 2011 là 16 tỷ 909 triệu

đồng, năm 2012 là 18 tỷ 347 triệu đồng và 9 tháng đầu năm 2013 là 13 tỷ 124 triệu đồng. Công ty có thành lập trung tâm y tếđược trang bị các thiết bị như máy X quang, siêu âm,

điện tim.v.v. phục vụ công tác ứng cứu, sơ cứu khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động và điều trị bệnh cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, tại các nông trường đều có trạm y tế, có xe dùng để chuyển bệnh kịp thời chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế cao hơn. Số cán bộ

làm công tác y tế gồm 22 người, trong đó có 2 chuyên khoa cấp 1, 1 bác sĩ và 1 cử nhân thử nghiệm. Mỗi năm công ty tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động. Không có vụ tai nạn lao động nào xảy ra tính từ 1/1/2010 đến nay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 34 - 72)