Tình hình công tác trả lương

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 33 - 34)

L ỜI MỞ ĐẦU

6. Kết cầu của luận văn

2.2.1. Tình hình công tác trả lương

Trong năm 2011, nhu cầu mủ cao su thiên nhiên tăng đột biến nên giá bán liên tục tăng cao nhất là vào những tháng cuối năm, lúc giá cao su giao dịch ở mức điểm cao chưa từng có trong ngành cao su 5000 USD/tấn dẫn đến tăng doanh thu đáng kể. Tiền lương và thu nhập tăng cao, người lao động phấn khởi, có tác dụng kích thích lớn trong việc hoàn thành chỉ tiêu công việc trong năm. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, ảnh hưởng sự giảm phát từ nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, giá mủ cao su giảm, ảnh hưởng thu nhập gây ra tâm lí hoang mang cho người lao động. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều được cắt giảm để phù hợp với tình hình thực tế, giá bán mủ cao su khai thác chỉ bằng 69,6% so với năm 2011, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 78,8% và 67,2% so với năm 2011. Nhìn chung, theo nhận định trong báo cáo cuối năm 2012 của ban giám đốc công ty, tiền lương và thu nhập của người lao động không cao hơn năm 2011 nhưng vẫn nằm ở

mức chấp nhận được so với các ngành nghề khác trên địa bàn vì nó vẫn đảm bảo tính bền vững, đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt của người lao động.

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn cho ngành cao su nói chung và công ty cao su Tây Ninh nói riêng. Giá mủ tiếp tục đà lao dốc của năm 2012 dẫn đến các chỉ tiêu tài chính, kinh doanh đều giảm theo tương ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo thu nhập của CBCNV an tâm sản xuất, công ty đã trích quỹ lương năm 2013 bằng 80% so với 2012 theo thỏa thuận TĐCNCS Việt Nam (hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2013) và thu nhập bình quân CBCNV năm 2013 giảm gần 20% so với năm 2012, bình quân cả công ty đạt 7.575.000 đồng/người/tháng; trong khi đó, giá cả sinh hoạt vẫn leo thang với mức lạm phát 6,04% liên tục gây thêm khó khăn cho đời sống người lao động.

Bảng 2.1: Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân năm 2011, 2012, 2013 Năm Tổng quỹ (đồng) Mức lương bình quân (đồng/người/tháng) Tỷ lệ so với năm trước liền kề (%) 2011 438.213.252.247 13.401.016 126 2012 287.133.604.585 8.638.195 64 2013 230.495.308.092 7.153.796 82,82

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo quyết toán thực hiện quỹ tiền lương năm 2011 – 2013) Tuy nhiên, công ty cổ phần cao su Tây Ninh là một trong số ít các công ty trong ngành có năng suất thu hoạch vườn cây cao bình quân trên 2 tấn/năm, kết hợp với đội ngũ

quản lí nhiều kinh nghiệm, công nhân tay nghề thành thạo được đào tạo thường xuyên đã hoạt động tốt trong lĩnh vực kinh doanh, chưa có xảy ra tình trạng trả thiếu, trả chậm tiền lương cho người lao động trong quá trình hoạt động của mình. Tiền lương của công nhân khai thác mủ các năm qua được các công ty cao su trả khá cao (thuộc diện phải đóng thuế

thu nhập) nhưng do đặc thù sinh lý cây cao su, để cho kịp thời vụ sản xuất, người công nhân phải sử dụng lao động gia thuộc phụ giúp nhưđã phân tích nêu trên, tiền lương của công nhân khai thác mủ cao su thực chất là tiền lương bình quân của 2 lao động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)