Hoàn thiện quy chế trả lương, trả thưởng đối với công nhân khai thác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 51 - 72)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.2.1.Hoàn thiện quy chế trả lương, trả thưởng đối với công nhân khai thác

6. Kết cầu của luận văn

3.2.1.Hoàn thiện quy chế trả lương, trả thưởng đối với công nhân khai thác

a. Mục đích giải pháp

Xây dựng định mức lao động hợp lý, sát thực tế trên cơ sở đó định mức các nhóm cây sẽ hợp lý hơn và phù hợp với một số thay đổi mới trong quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su do Tập đoàn ban hành từ năm 2012. Xây dựng định mức mới làm cơ sở cho việc bố trí lại phần cây giao khoán cho công nhân hợp lý, kích thích tăng năng suất lao động.

Nguyên tắc xây dựng định mức phải căn cứ vào quy trình kỹ thuật tiến bộ, sát với thực tiễn sản xuất và quá trình lao động của người công nhân. Trên cơ sở đó, công nhân có thể thực hiện đạt định mức trở lên, nếu có cố gắng là tuyệt đại bộ phận đều đạt. Để

khích lệ công nhân, định mức thường đặt sao cho bình quân toàn đơn vị có thể vượt định mức khoảng 10-20%. Định mức lao động phải được sửa đổi mỗi khi điều kiện tổ chức và kỹ thuật của công việc có thay đổi và nó không còn tương thích với thực tiễn công việc. Thực tế, công nhân khai thác phần lớn sử dụng thêm lao động phụ giúp cho mình trong vườn cây, có thể là người nhà hoặc thuê người nhàn rỗi.

Mặt khác, tập đoàn mới đã ban hành quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012. Nội dung sửa đổi chính là tăng cường chăm sóc vườn cây theo hướng rút ngắn thời kỳ KTCB

để vườn cây sớm định hình đưa vào khai thác, rút ngắn thời gian khai thác từ 25 năm xuống còn 20 năm, chia lại thành phần nhóm cây khai thác, quy định chế độ cạo.v.v. Vì vậy, định mức lao động cần phải sửa đổi do điều kiện tổ chức và kỹ thuật của công việc

đã có thay đổi.

b. Nội dung giải pháp

Với mục đích như đã trình bày, tác giả đề xuất sẽ thành lập đoàn gồm các thành viên có nhiều kinh nghiệm của công ty, nhất là các cán bộ phòng kỹ thuật kết hợp với các chuyên gia của TĐCNCS Việt Nam cùng với phụ trách 3 đơn vị nông trường trực thuộc khảo sát lại định mức lao động trong vườn cây kinh doanh, xây dựng lại định mức cho phù hợp với điều kiện thực tế và quy trình kỹ thuật 2012. Căn cứ vào các yếu tố hình thành định mức lao động, yếu tố kinh tế và điều kiện thực tế của từng địa phương và phải

đạt được mục đích tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích của công ty và của người lao động một cách hài hòa.

Sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để rà soát xây dựng định mức lao

động các hạng mục chăm sóc, khai thác theo đúng quy trình kỹ thuật 2012. Căn cứ vào các hạng mục công việc đã được định mức lao động năm 1999 (phụ lục), các bảng định

mức vườn cây cao su của các công ty cao su đang áp dụng hiện nay (phụ lục) làm cơ sở đểđối chiếu, phân tích so sánh khi rà soát xây dựng định mức mới.

Tác giảđề xuất sử dụng phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp dựa trên các tài liệu thu thập bằng hình thức khảo sát (chụp ảnh, bấm giờ) thời gian làm việc. Phương pháp này được tiến hành theo trình tự sau:

- Phân tích bước công việc cần định mức của công nhân khai thác ra thành từng nhóm công việc theo từng thời điểm trong năm.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành, mức độ nặng nhọc của công việc.

- Đảm bảo các điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như quy định nơi làm việc và chọn người lao động cho làm thử. Mỗi nông trường sẽ tiến hành với ba mẫu khác nhau tương ứng với các nhóm công việc của ba nhóm cây. Cán bộ định mức khảo sát hao phí của người lao

động ở nơi làm việc bằng chụp ảnh, bấm giờ từng phần việc phải thực hiện trên các phần cây mẫu.

Sau đó, căn cứ vào tài liệu thu thập được sẽ tính thời gian tác nghiệp trong ca và thời gian tác nghiệp đối với từng loại công việc. Kết quả tổng hợp sẽ giúp việc xây dựng

định mức lao động mới dễ dàng và chính xác làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quỹ

lương, đơn giá tiền lương các năm tới. Do các công việc cần định mức phân bố trong suốt cả năm nên việc định mức sẽ kéo dài suốt năm, tới thời điểm có phần việc cần định mức sẽ triển khai đo đạc.

c. Lợi ích của giải pháp

Phương pháp này cho phép xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học và còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý để phổ biến rộng rãi trong công nhân. Với bộ định mức mới này, công ty có thểđịnh mức chi tiết phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, xác định lại phần cây giao khoán hợp lý cho mỗi công nhân khai thác, xác định lại số

lượng công hao phí trên hecta. Công nhân có thể tham gia các công việc chăm sóc và khai thác vườn cây kinh doanh để đăng ký nhận khoán theo định mức mới. Do đó, công nhân

yên tâm thực hiện định mức mới mà không lo lắng hụt tiền lương, thu nhập so với trước

đây. Việc này sẽ có lợi là đảm bảo về an sinh xã hội, công bằng cho những người tham gia lao động đều được thừa nhận là công nhân của công ty, được tham gia đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước, tăng thêm niềm phấn khởi cho công nhân.

Dự kiến khi áp dụng định mức lao động mới sẽ làm cơ sở cho việc tính toán xây dựng kế

hoạch quản lý lao động đúng theo quy định của nhà nước, hoạt động tổ chức tiền lương tốt hơn, tiền lương thanh toán cho người lao động tương xứng với hao phí lao động bỏ ra trên vườn cây.

Việc kinh doanh sản phẩm cao su phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới, năm giá cao thì tiền lương, thu nhập người công nhân cao, năm giá thấp thì tiền lương, thu nhập cũng giảm tương ứng. Điều quan trọng là công ty phải chủđộng nâng cao năng suất vườn cây, chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động. Trong đó, sự đầu tư vào công sức của người lao động chính là tác nhân góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh của đơn vị.

3.2.1.2. Hoàn thiện tiêu chí phân bổđơn giá tiền lương cho công nhân a. Mục đích giải pháp a. Mục đích giải pháp

Xây dựng các tiêu chí phân bổđơn giá tiền lương, xác định đúng lượng hao phí lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động mà công nhân bỏ ra trên vườn cây; đồng thời, công khai, minh bạch tiêu chí phân bổ đơn giá tiền lương cho công nhân để kích thích tăng năng suất lao động.

Sau khi xây dựng kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương dựa vào hệ tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăm sóc, khai thác cao su, các văn bản quy định của nhà nước và các ban ngành liên quan. Việc hoàn thiện phân bổ đơn giá xuống người lao

động cũng là khâu rất quan trọng. Thực tế cho thấy đơn vị đã xây dựng các đơn giá sản phẩm khác nhau cho các loại vườn cây, có sự điều chỉnh qua từng năm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này vẫn chưa đánh giá đúng hao phí lao động của từng công nhân bỏ ra trên vườn cây, chưa dựa trên cơ sở khoa học. Trả lương vẫn còn theo hình thức chủ nghĩa bình quân, tiền lương chưa phải thực sự là thước đo cho mỗi hao phí bỏ ra của người lao động

trên từng phần cây, là động lực kích thích kích thích tăng năng suất lao động đảm bảo sự

công bằng. Theo những nhận định đựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia kỹ thuật cao su về công tác khai thác mủ cao su thì một đơn vị sản phẩm được tạo ra không chỉ tỉ lệ

tương ứng với hao phí sức lao động bỏ ra, mà còn do một số yếu tố khách quan khác do vườn cây đem lại nhưng sự tác động của con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Khi phân chia phần cây thì năng suất, sản lượng của từng phần cây là khác nhau do năm trồng khác nhau, các chủng loại giống khác nhau dẫn tới các phần cây có năng suất và sản lượng khác nhau; do thổ nhưỡng, mật độ vườn cây, giống cây, tuy cùng năm trồng nhưng cũng sẽ có năng suất khác nhau, thêm một lí do khác là số lượng cây cạo khi phân chia cũng khó đồng đều giữa các phần. Thời điểm khai thác do quy hoạch miệng cạo hoặc bôi thuốc kích thích cũng có thể cho mủ nhiều hay ít giữa các vườn cây. Cường độ lao

động khác nhau để tạo ra một đơn vị sản phẩm: Theo số nhóm cây (cạo thanh lý, cạo vườn cây có miệng úp, vườn cây mới mở cạo), khoảng cách di chuyển trong quá trình khai thác và thu hoạch khác nhau thì hao phí lao động là khác nhau.

Từ những lý do khách quan nêu trên thì việc phân bổ đơn giá sản phẩm trên nguyên tắc phải đảm bảo đáp ứng tiền lương, thu nhập hợp lý của người lao động phải

được xác định bằng mức hao phí lao động bỏ ra phải dựa theo nhiều tiêu chí đánh giá và năng suất vườn cây để xây dựng đơn giá sản phẩm.

b. Nội dung giải pháp

Hiện nay, công ty đang áp dụng xây dựng đơn giá tiền lương dựa trên 3 yếu tố là thời gian lao động, cường độ lao động (chủ yếu là độ dài đường cạo và độ cao miệng cạo) và năng suất vườn cây. Qua khảo sát sơ bộ, tác giả nhận thấy yếu tố quãng đường di chuyển trong việc cạo và thu hoạch mủ cũng làm cho người công nhân tiêu hao sức lao

động đáng kể nên trong luận văn, tác giả xây dựng phân bổđơn giá tiền lương cho công nhân khai thác theo 4 tiêu chí, cụ thểđó là: thời gian lao động; độ dài đường cạo theo năm trồng và độ cao miệng cạo, khoảng cách di chuyển trong quá trình thu hoạch mủ và năng suất phần cây cạo.

Quy định các tiêu chí phân bđơn giá tin lương cho công nhân

- Thời gian lao động là tiền lương thời gian của mỗi người khi đi làm thì được hưởng như

nhau. Đây là loại tiền lương thời gian nên người lao động chấp hành thời gian làm việc (chấm công đầy đủ) như quy định công ty thì tiền lương, thu nhập được đảm bảo.

- Độ dài đường cạo theo năm trồng: Năm trồng khác nhau thì đường kính thân cây khác nhau dẫn tới độ dài của miệng cạo theo từng vườn cây, miệng cạo ngữa, cạo úp của cả

phần cây khác nhau thì cường độ lao động bỏ ra khác nhau thì tiền lương được hưởng cũng khác nhau. Nếu phần cây từ năm thứ 11 trở đi cường độ còn phụ thuộc vào độ cao miệng cạo, mức độ khó khăn khi cạo - thu hoạch mủ tăng lên thì hệ số cường độ cũng phải tăng tương ứng để bù lại sản lượng mủ hao hụt.

-Khoảng cách di chuyển cạo - thu hoạch mủ: Các nhóm cây khác nhau thì sẽ có số lượng cây khai thác tương ứng theo bảng 2.4 (quy trình kỹ thuật 2012), quãng đường thực hiện công việc cũng khác nhau thì tiền lương sẽ cao hơn đối với quãng di chuyển dài hơn. -Yếu tố năng suất vườn cây: Đây là yếu tố chính trong công tác giao đơn giá - tiền lương cơ cấu theo sản lượng vườn cây. Nếu sản lượng thu hoạch cao thì tiền lương cao và ngược lại.

Trong đó năng suất vườn cây, chiếm tỉ lệ khoảng 35% - 40% tùy vào điều kiện cụ

thể của từng đơn vị. Các chỉ tiêu còn lại: thời gian lao động, độ dài đường cạo theo năm trồng và độ cao miệng cạo, khoảng cách di chuyển thu hoạch mủ gọi chung là các yếu tố

hao phí sức lao động bỏ ra trên phần cây, chiếm tỉ lệ khoảng 60% - 65%. Đối với các vườn cây cạo tận thu thanh lý, do sản lượng thu hoạch thấp nhưng hao phí bỏ ra rất lớn, thì việc áp dụng tăng tỉ lệ các yếu tố hao phí sức lao động trong xây dựng đơn giá sản phẩm sẽđảm bảo thu nhập của người lao động, có thể tỉ lệ tăng lên tối đa 65%.

Việc tính toán phân bổđơn giá tiền lương cho công nhân theo 4 tiêu chí định lượng nêu trên là hết sức đơn giản với sử dụng phần mềm Microsoft Excel. Công ty áp dụng phân bổđơn giá cho người lao động theo 4 yếu tố nêu trên theo một số các nguyên tắc:

+ Mức độ ưu tiên theo thứ tự từ yếu tố 01 đến yếu tố 04, trong đó khuyến khích những công nhân khai thác đạt sản lượng, kỹ thuật cạo.

+ Áp dụng nguyên tắc năng suất lao động tăng thì tiền lương tăng, mức tăng tiền lương tối

đa bằng 0,8 mức năng suất lao động.

+ Mức độ chênh lệch tiền lương giữa của người lao động (theo quy chế công ty) nằm trong giới hạn hợp lý, cụ thể: trong cùng một năm trồng không vượt quá 20%, trong tổng thể không vượt quá 30%.

Tùy vào điều kiện đặc thù riêng của từng đơn vị nông trường trực thuộc, các đơn vị

tự xây dựng phương án phân bổđơn giá khai thác cho phù hợp với điều kiện thực tế. Các công ty tổ chức phổ biến rộng rãi cách tính cụ thể cho người lao động được hiểu về các tiêu chí phân bổ đơn giá tiền lương. Hàng tháng, sau khi xây dựng, đơn giá tiền lương phải được phổ biến công khai minh bạch, cụ thểđến từng người lao động.

c. Lợi ích giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng chi tiết các tiêu chí phân bổđơn giá tiền lương cho công nhân khoa học phản ánh đúng hao phí lao động của từng người lao động tác động trên từng phần cây. Sự

công bằng khách quan của bộ định mức mới sẽ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, tăng cường trách nhiệm, phát huy khả năng lao động sáng tạo vốn có của người lao động.

Các tiêu chí phân bổđược xây dựng định lượng cụ thể và khoa học, được xây dựng mang tính khách quan, được phổ biến công khai, minh bạch sẽ dễ dàng giải thích với công nhân và các cơ quan ban ngành vào các đợt kiểm tra định kì về tiền lương.

3.2.1.3. Cải thiện điều kiện làm việc a. Mục đích giải pháp a. Mục đích giải pháp

Đặc thù nghề khai thác mủ cao su thuộc nghề nặng nhọc độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động của công nhân. Người công nhân phải dậy từ sớm thực hiện công việc khai thác mủ bằng thủ công vì cây cao su cho mủ dựa trên sự chênh lệch áp suất trong thân cây và môi trường bên ngoài. Họ phải làm việc trong điều kiện thiếu

ánh sáng, thiếu ô-xy, tiếp xúc trực tiếp với mủ độc hại, môi trường dể gây ra các bệnh nghề nghiệp khác, điều kiện lao động rất vất vả. Do đó, việc trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất, kỹ thuật hết hợp việc hướng dẫn thao tác an toàn cho công nhân là hết sức cần thiết.

Những lao động lớn tuổi (trên 40 tuổi) hầu hết không đủ sức khỏe để đảm nhận phần cây nhận khoán nên phải sử dụng thêm lao động để chăm sóc, khai thác vườn cây. Theo quan sát của tác giả, người lao động không thể làm việc cho đến tuổi nghỉ hưu đúng tuổi, do suy giảm khả năng lao động nhanh. Mong muốn của công nhân là được rút ngắn thời gian công tác, nghỉ hưu sớm. Theo quy định của nhà nước để giảm bớt thời gian công tác thì nghề khai thác mủ cao su phải được công nhận là nghềđặc biệt nặng nhọc độc hại. Hiện nay, vẫn chưa có đề án nào được TĐCNCS Việt Nam xây dựng và bảo vệ để nhà nước công nhận nghề khai thác mủ cao su thuộc nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, đây cũng là một giải pháp rút ngắn thời gian lao động cho công nhân khai thác trong ngành.

b. Nội dung giải pháp

Tính đến nay, công tác bảo hộ lao động được công ty thực hiện tốt theo đúng quy

định của TĐCNCS Việt Nam đối với người công nhân khai thác. Tuy nhiên, theo kinh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 51 - 72)