Đặc tính ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 29 - 30)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.1.Đặc tính ngành nghề kinh doanh

6. Kết cầu của luận văn

2.1.1.Đặc tính ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su từ thời Pháp thuộc, có diện tích vườn cây trải rộng trên hai huyện: Gò Dầu và Dương Minh Chấu với diện tích hơn 7.000 hecta. Công ty gồm có 3 nông trường, 1 xí nghiệp, 1 trung tâm y tế, 1 khu kinh doanh xăng dầu và 7 phòng nghiệp vụ (Phụ lục 4). Từ ngày 28/12/ 2006 công ty chính thức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần, trong đó số vốn góp nhà nước TĐCNCS Việt Nam đại diện chiếm tỷ lệ 60% vốn điều lệ. Do đó, dù hoạt động dưới hình thức là doanh nghiệp cổ phần nhưng công ty vẫn là một đơn vị thành viên thuộc TĐCNCS Việt Nam, được điều hành như là một công ty nhà nước nên mọi hoạt động kể cả công tác trả lương không được tự hành mà phải dựa vào các hướng dẫn, quy định của TĐCNCS Việt Nam.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là trồng mới tái canh, chăm sóc, khai thác, chế biến sản phẩm mủ cao su thiên nhiên thành phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, công ty chú trọng sản xuất loại mủ có chất lượng cao để bán ra thị

trường với giá cao hơn, loại bỏ dần việc sản xuất những sản phẩm chất lượng thấp để

nâng cao uy tín, vị thế của công ty trong ngành. Tập trung vào nghiên cứu các giống cây mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và khai thác mủ cao su. Tính đến tháng 12 năm 2013, công ty đang quản lý tổng diện tích vườn cây khai thác là 5.009,85 ha, vườn cây kiến thiết cơ

bản 1.816 ha và trồng mới tái canh năm 2013 là 395,19 ha.

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao nên được quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn. Do điều kiện canh tác, đất đai khác nhau nên năng suất cao su của Việt Nam có sự khác nhau giữa các vùng, dẫn đến chi phí sản xuất,chế biến ở một số tỉnh cũng khác nhau tương đối lớn,

ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận từ quá trình sản xuất chế biến cao su. Năng suất cạo mủ

của công nhân, có ảnh hưởng lớn đến năng suất khai thác mủ cao su, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật của người công nhân. Nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cộng với việc áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả nên đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngành cao su so với các ngành khác.

Thời gian khai thác của cây cao su thường kéo dài khoảng 20 năm. Giai đoạn thiết kế cơ bản của lô cao su tính từ năm trồng được qui định tuỳ theo mức độ thích hợp của vùng đất canh tác, trung bình giai đoạn này kéo dài từ 6-8 năm. Giai đoạn này đòi hỏi nhiều sự đầu tư về vật chất, kỹ thuật, phân bón cũng như là sự chăm sóc. Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ.

Do đặc điểm sinh lí cây cao su thường thay lá vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm nên thời gian này không thực hiện khai thác mủ; công nhân trực tiếp sẽ được trả lương theo quỹ dự phòng năm trước thay vì dựa vào sản lượng khai thác. Ngoài ra, việc chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản và bảo vệ chống cháy ở vườn cây kinh doanh cũng đem lại khoản thu thay cho lương kinh doanh. Công ty linh hoạt sử dụng công nhân trực tiếp sẵn có thay vì sử dụng lao động thời vụ trong thời gian này nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (Trang 29 - 30)