Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

2. Mục đích của đề tài

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hƣởng

NÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái

Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản đƣợc đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu là: số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lƣợng lợn con cai sữa. Hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống, sản lƣợng sữa của mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải cải tiến nâng cao số lợn con cai sữa, khối lƣợng lợn con lúc cai sữa. Đồng thời cũng phải làm giảm khoảng cách giữa 2 lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm cho lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa sau.

về tính dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra trong một lứa.

Theo VanderSteen, (1986) [70] sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ và thời gian từ khi cai sữa đến khi động dục trở lại, phối giống có chửa.

Ở nƣớc ta theo tiêu chuẩn nhà nƣớc (TCVN – 1280 – 81), các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại các cơ sở chăn nuôi lợn nái giống nhà nƣớc gồm các chỉ tiêu sau:

* Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái

- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị động dục lần đầu. Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào từng loại giống lợn. Lợn nội có tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, trung bình khoảng 5- 7 tháng tuổi. Ví dụ: Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4-5 tháng tuổi, lợn ngoại nhƣ Yorkshire, Landrace có tuổi đông dục lần đầu khoảng 7-8 tháng tuổi.

- Tuổi phối giống lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị đƣợc phối giống lần đầu. Thông thƣờng ở lần động dục lần đầu tiên ngƣời ta chƣa cho phối giống vì thời kỳ này thể vóc chƣa phát triển hoàn chỉnh. Ngƣời ta thƣờng phối giống lợn nái vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ ba.

- Tuổi đẻ lứa đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi con nái đẻ lứa đầu tiên.

* Các chỉ tiêu về số lượng

- Số con đẻ ra/lứa: Là tổng số con đẻ ra trong một lứa, bao gồm cả con sống và con chết. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đẻ nhiều hay ít của lợn nái. Nó có ảnh hƣởng tới một số chỉ tiêu khác nhƣ số con đẻ ra/nái/năm, số con còn sống đến 24h, khối lƣợng sơ sinh/ổ...Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái.

Thông thƣờng số con đẻ ra/lứa khác nhau qua các lứa đẻ và tuân theo một qui luật, lứa đầu thƣờng không cao sau đó tăng lên ở lứa thứ 2, tƣơng đối ổn định ở các lứa tiếp theo, đến lứa 6-7 rồi sau đó giảm dần.

- Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ: Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của của giống, trình độ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái chửa. Trong vòng 24h sau khi sinh ra, những lợn không đạt khối lƣợng sơ sinh (quá nhỏ), không phát dục hoàn toàn, dị dạng...thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra lợn con mới sinh chƣa nhanh nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết.

- Số con để lại nuôi: Là số con để lại sau khi đã loại đi những con nhỏ hoặc dị dạng.

- Số con cai sữa/lứa: Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con.

- Số lợn con cai sữa/nái/năm: Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa của lợn con và số lƣợng lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số con cai sữa trong mỗi lứa thì số lƣợng lợn con cai sữa/nái/năm sẽ cao.

* Các chỉ tiêu chất lượng

- Khối lƣợng sơ sinh toàn ổ: Là khối lƣợng toàn ổ lợn con sinh ra còn sống và phát dục hoàn toàn, đƣợc cân ngay sau khi đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chƣa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi dƣỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa.

- Khối lƣợng cai sữa toàn ổ: Chỉ tiêu này góp phần đánh giá đầy đủ năng suất chăn nuôi lợn nái. Khối lƣợng lợn con cai sữa có liên quan chặt chẽ với khối lƣợng sơ sinh và là nền tảng xuất phát cho khối lƣợng xuất chuồng sau này.

* Một số chỉ tiêu khác

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: Là thời gian từ lúc cai sữa đến khi lợn động dục trở lại.

- Thời gian chờ phối: Là khoảng thời gian từ khi lợn động dục đến khi phối giống có chửa.

- Khoảng cách lứa đẻ: Đƣợc tính bằng (thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ phối). Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nuôi con hay thời gian cai sữa và thời gian không sản xuất vì thời gian mang thai luôn không đổi, nếu có thì chỉ biến động trong vài ngày. Do vậy, biện pháp để tăng thời gian sử dụng nái, tăng hiệu quả chăn nuôi lợn nái, rút ngắn thời gian cai sữa và thời gian không sản xuất. Khoảng cách này ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm (thông thƣờng phải đạt 1,8 – 2,4 lứa/nái/năm).

- Thời gian mang thai: Thƣờng kéo dài khoảng 110-118 ngày (trung bình 114 ngày). Đây có thể coi là một chỉ tiêu không đổi vì quá trình phát triển của bào thai chậm hay nhanh ít phụ thuộc vào đặc tính của con nái, hơn nữa thời gian mang thai quá ngắn cũng chƣa hẳn là tốt vì nó thƣờng do hiện tƣợng đẻ non.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)