Tạo nhóm nái L72 có độ dày mỡ lƣng thấp (<15 mm)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 68 - 88)

2. Mục đích của đề tài

3.3.Tạo nhóm nái L72 có độ dày mỡ lƣng thấp (<15 mm)

3.3.1. Năng suất sinh sản của dòng nái L72 qua các thế hệ

Năng suất sinh sản của dòng nái L72 qua các thế hệ kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.7

- Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái dòng L72 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 259,62; 256,05; 245,27 và 255,24 ngày. Nhƣ vậy, tuổi phối giống lần đầu ở các thế hệ của dòng nái L72 có sự khác nhau, thế hệ xuất phát là cao hơn cả. Tuy nhiên, sự sai khác này không không đáng kể (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và ctv, (2006) [9] thì tuổi phối giống lần đầu ở nái Landrace là 254,13 ngày; Phùng Thị Vân và ctv, (2002) [30] cho biết, tuổi phối giống lần đầu của lợn lai F1(LY) là 259,00 ngày. Nhƣ vậy, chúng tôi thấy rằng tuổi phối giống lần đầu của dòng nái L72 ở các thế hệ là phù hợp với phẩm giống của lợn ngoại.

58

58

Bảng 3.7. Năng suất sinh sản của dòng nái L72 qua các thế hệ

Chỉ tiêu

Thế hệ xuất phát (n=50 con) Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 (n=50 con)

Mean ± SE Cv% N Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv% Mean ± SE Cv%

Tuổi phối giống

lần đầu (ngày) 259,62 ± 10,41 28,35 20 256,05 ± 2,94 5,13 30 245,27 ± 2,87 6,40 255,24 ± 2,71 7,50 Tuổi đẻ lứa đầu

(ngày) 373,56 ± 10,41 19,71 19 370,89 ± 2,99 3,52 30 360,00 ± 2,85 4,34 369,50 ± 2,72 5,20 Số con đẻ ra/ổ

(con/ổ) 11,12

b ± 0,33 20,69 80 11,90ab ± 0,27 20,39 120 12,13a ± 0,22 19,59 11,84ab ± 0,26 15,67 Số con sơ sinh

sống/ổ (con/ổ) 10,30 b ± 0,29 20,03 80 11,04a ± 0,23 18,32 120 11,14a ± 0,19 18,66 10,28b ± 0,23 15,85 Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg/ổ) 15,93 ab ± 0,39 17,34 79 16,59a ± 0,30 15,84 120 16,75a ± 0,29 18,77 15,09b ± 0,38 17,84 Số con để nuôi/ổ (con/ổ) 9,72 b ± 0,23 16,37 80 10,86a ± 0,21 17,44 120 10,72a ± 0,16 16,42 10,08b ± 0,22 15,50 Thời gian cai sữa

(ngày) 20,94 ± 0,25 8,54 80 21,24 ± 0,17 7,08 120 20,94 ± 0,13 6,59 20,88 ± 0,25 8,42 Số con cai sữa/ổ

(con/ổ) 9,42 b ± 0,23 16,90 80 10,49a ± 0,19 16,62 120 10,41a ± 0,15 15,97 9,78b ± 0,24 17,56 Khối lƣợng cai sữa/ổ (kg/ổ) 62,18 ± 1,27 14,43 80 60,93 ± 1,08 15,91 120 63,58 ± 0,67 11,52 62,15 ± 1,47 16,68 Tỷ lệ nuôi sống (%) 97,03 ± 0,86 6,29 80 96,89 ± 0,62 5,75 120 97,30 ± 0,44 4,95 96,82 ± 0,76 5,56

* Ghi chú: Các giá trị trong cùng hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

- Tuổi đẻ lứa đầu của dòng nái L72 ở các thế hệ tƣơng ứng là 373,56; 370,89; 360,00 và 369,50 ngày. Nhƣ vậy, trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, quản lý...lợn nái ở thế hệ 2 có tuổi đẻ lứa đầu sớm nhất, muộn nhất là lợn nái ở thế hệ xuất phát. Sự sai khác này là tƣơng đối rõ rệt (P<0,05), nhƣng tuổi đẻ lứa đầu ở thế hệ xuất phát, thế hệ 1 và thế hệ 3 thì không rõ ràng (P>0,05).

Theo Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, (2005) [24] cho biết, tuổi đẻ lứa đầu của lợn F1(LY) là 362,1 ngày. Nhƣ vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi cao hơn.

- Số con đẻ ra/ổ:

Qua bảng 3.7 ta thấy số con đẻ ra/ổ của dòng nái L72 ở các thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 tƣơng ứng là 11,90; 12,13 và 11,84 con/ổ thể hiện sự sai khác không rõ rệt (P > 0,05). Tuy nhiên, với chỉ tiêu này của dòng nái L72 ở thế hệ xuất phát (11,12 con) so với thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 thì có sự s ai khác rõ rệt (P < 0,05).

Kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, (2005) [24] trên lợn lai F1[D x (LxY)] đạt 11,05 con/ổ và F1[P x (LxY)] đạt 10,76 con/ổ. So với kết quả trên thì kết quả của chúng tôi cao hơn.

- Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Số con để lại nuôi/ổ của dòng nái L72 ở các thế hệ là tƣơng đối cao tƣơng ứng là 9,72; 10,86; 10,72 và 10,08 con/ổ.

Chỉ tiêu này chịu ảnh hƣởng của số con sơ sinh sống/ổ, độ đồng đều của đàn gia súc lúc sơ sinh, đồng thời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân lợn con và khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn mẹ cũng nhƣ trình độ chăm sóc nuôi dƣỡng của ngƣời chăn nuôi. Số con để lại nuôi càng nhiều càng có khả năng nâng cao số lƣợng lợn con cai sữa.

- Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của dòng nái L72 qua các thế hệ đƣợc trình bày ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.3.

11.5 11 10.5 10 9.5 Thế hệ xuất phát Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 9 8.5

Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ

Biểu đồ 3.3. So sánh số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của dòng nái L72 qua các thế hệ

Qua biểu đồ 3.3 và bảng 3.7. cho thấy: - Số con sơ sinh sống/ổ:

Số con sơ sinh sống/ổ của dòng nái L72 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 10,30; 11,04; 11,14 và 10,28 con/ổ. Kết quả cho thấy, có sự sai khác giữa nái ở thế hệ xuất phát và nái ở thế hệ 3 so với nái ở thế hệ 1 và thế hệ 2 là rõ rệt (P < 0,05). Mặt khác, hệ số biến động của chỉ tiêu này của dòng nái L72 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 20,03; 18,32; 18,66 và 15,85 % điều này cho thấy khả năng nuôi con của lợn mẹ trong cùng một giống cũng có sự khác nhau.

Theo F. W. Bazer và ctv, 1988 [43] nghiên cứu trên lợn Meishan thuần thì số con sơ sinh sống/ổ là 14,5 con/ổ; Rothschild M. F., (2002) [63] lứa 1 là 12,4; lứa 2 là 12,8 và lứa 3 là 15,0 con/ổ; L. D. Young (1995) [56] trên lợn Meishan synthetic, số con sơ sinh sống/ổ là 11,3 con/ổ. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn so với công bố.

- Kết quả cũng cho thấy: Khối lƣợng sơ sinh/ổ của dòng nái L72 ở các thế hệ là tƣơng đối cao tƣơng ứng là 15,93; 16,59; 16,75 và 15,09 kg/ổ.

Chỉ tiêu này phản ánh sự sinh trƣởng phát triển của thai và khả năng nuôi thai của lợn mẹ cũng nhƣ kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng, phòng bệnh cho nái trong thời gian mang thai của cơ sở chăn nuôi.

- Số con cai sữa/ổ và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:

Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng đánh giá đúng nhất về khả năng sinh sản của lợn nái. Số con cai sữa phụ thuộc vào số con sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khả năng tiết sữa của lợn nái, tính khéo nuôi con của lợn mẹ, sức sống của lợn con theo mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng lợn con và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:

+ Số con cai sữa/ổ của dòng nái L72 ở các thế hệ tƣơng ứng là 9,42; 10,49; 10,41 và 9,78 con/ổ.

+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của dòng nái L72 ở các thế hệ tƣơng ứng là 97,03; 96,89; 97,30 và 96,82 %.

Nhƣ vậy, số con cai sữa/ổ và tỷ lệ nuôi sống của dòng nái L72 ở các thế hệ là tƣơng đối cao. Trong đó, cao nhất là thế hệ 1 có 10,49 con/ổ cai sữa, đạt tỷ lệ sống là 96,89 %; thấp nhất là thế hệ xuất phát có 9,42 con/ổ cai sữa, đạt tỷ lệ sống là 97,03 %. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).

Khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace, Phùng Thị Vân và ctv, (2002) [30] cho biết: Số con cai sữa của lợn nái Yorkshire là 9,26 con/ổ, đạt tỷ lệ sống 91,90 % và ở lợn nái Landrace là 8,82 con/ổ, đạt tỷ lệ sống là 87,89 %. So với kết quả nghiên cứu này thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Điều đó cho thấy, tình hình chăm sóc nuôi dƣỡng, quản lý lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hiện nay ở Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp là rất tốt.

- Khối lƣợng cai sữa của lợn nái dòng L72 qua các thế hệ tƣơng ứng là 62,18; 60,93; 63,58 và 62,15 kg/ổ. Nhìn chung, khối lƣợng cai sữa/ổ của dòng nái L72 là tƣơng đối cao, điều đó chứng tỏ chất lƣợng sữa mẹ là tốt, số con sơ sinh/ổ cao và khả năng nuôi con của lợn mẹ là khéo.

3.3.2. Khả năng sinh trƣởng của nhóm nái L72 qua các thế hệ

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Khối lƣợng lợn đƣa vào vỗ béo trong thời gian 90 ngày của 3 thế hệ của nhóm nái lai L72 tƣơng ứng là 26,28; 25,97 và 25,34 kg/ổ. Nhƣ vậy, khối lƣợng bắt đầu nuôi của nhóm nái L72 ở các thế hệ là tƣơng đƣơng nhau (P > 0,05). Điều này thể hiện sự đồng đều của lợn bắt đầu đƣa vào nuôi thí nghiệm.

Khối lƣợng kết thúc vỗ béo sau 90 nuôi của nhóm nái L72 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 88,75; 87,81 và 88,68 kg/ổ. Độ dày mỡ lƣng tƣơng ứng là 15,10 mm; 14,48 mm và 14,11 mm. Nhƣ vậy độ dày mỡ lƣng đã giảm dần qua các thế hệ, đáp ứng mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với lợn VCN02 (11,91 mm) và thấp hơn nhiều so với lợn VCN05 (22,11 mm) trong công bố của Nguyễn Ngọc Phục và ctv, (2003) [17].

Theo kết quả ở bảng trên, chỉ tiêu TKL/ngày tƣơng ứng là 694,04; 687,06 và 703,73 g/ngày. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả của Nguyễn Ngọc Phục và ctv, (2003) [17] trên lợn VCN02 và VCN05 (554,19 và 531 g/ngày tƣơng ứng).

63

63

Bảng 3.8. Khả năng sinh trƣởng của dòng L72 qua từng thế hệ

Chỉ tiêu

Thế hệ xuất phát Thế hệ 1 Thế hệ 2

n Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv%

Khối lƣợng bắt đầu

vào vỗ béo (kg/con) 50 26,28

a ± 0,25 6,63 90 25,97b ± 0,17 6,37 90 25,34b ± 0,14 5,08 Khối lƣợng kết thúc vỗ béo (kg/con) 50 88,75 ± 0,48 3,83 90 87,81 ± 0,38 4,13 90 88,68 ± 0,44 4,74 Dày mỡ lƣng – P2 50 15,10a ± 0,41 19,11 90 14,48ab ± 0,19 12,28 90 14,11b ± 0,22 14,68 Thời gian nuôi vỗ béo

(ngày) 90 90 90 TTTA (kg TA/kg TKL) 50 2,74 a ± 0,02 6,10 90 2,70a ± 0,02 5,54 90 2,60b ± 0,02 6,58 TKL (g/ngày) 50 694,04ab ± 3,60 3,67 90 687,06b ± 4,10 5,66 90 703,73a ± 4,50 6,06

* Ghi chú: Các giá trị trong cùng hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

3 2.5 2 1.5 1 Thế hệ xuất phát Thế hệ 1 Thế hệ 2 0.5 0 TTTA(kg TA/kg TKL) TKL(kg/ngày)

Biểu đồ 3.4. So sánh khả năng tăng khối lƣợng/ngày và

mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn con qua các thế hệ

Qua biểu đồ 3.4 cho thấy mức tiêu tốn thức ăn/kg TKL ở các thế hệ đã có chiều hƣớng giảm dần nhƣng tốc độ TKL/ngày vẫn tƣơng đƣơng. Điều đó chứng tỏ, chất lƣợng giống ngày càng đƣợc cải thiện qua các thế hệ.

3.3.3. Sức sản xuất thịt của dòng L72 qua các thế hệ

Qua bảng 3.9 cho thấy:

- Khối lƣợng giết mổ trung bình của nhóm nái L72 ở các thế hệ tƣơng ứng là 90,69; 89,68 và 90,08 kg/con. Khối lƣợng móc hàm tƣơng ứng là 72,98; 71,88 và 72,5 kg/con. Khối lƣợng thịt xẻ tƣơng ứng là 67,44; 65,35 và 64,76 kg/con. Sự chênh lệch về khối lƣợng giết mổ, khối lƣợng móc hàm và khối lƣợng thịt xẻ của nhóm lợn thí nghiệm qua các thế hệ không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

65

65

Bảng 3.9. Sức sản xuất thịt của dòng L72 theo từng thế hệ

Chỉ tiêu

Thế hệ xuất phát Thế hệ 1 Thế hệ 2

n Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv%

Khối lƣợng sống (kg) 8 90,69 ± 0,97 3,03 8 89,68 ± 1,43 4,50 12 90,08 ± 1,31 5,04 Khối lƣợng móc hàm (kg) 8 72,98 ± 1,00 3,89 8 71,88 ± 1,48 5,82 12 72,50 ± 0,99 4,71 Khối lƣợng thịt xẻ (kg) 8 67,44 ± 0,72 3,02 8 65,35 ± 0,98 4,23 12 64,76 ± 1,13 6,05 Khối lƣợng thịt nạc (kg) 8 36,32 ± 0,43 3,36 8 36,34 ± 0,69 5,36 12 37,74 ± 0,65 5,93 Khối lƣợng thịt mỡ (kg) 8 12,58a ± 0,28 6,20 8 12,95a ± 0,19 4,21 12 11,56b ± 0,34 10,22 Khối lƣợng xƣơng (kg) 8 10,23a ± 0,18 5,07 8 9,63ab ± 0,16 4,80 12 9,35b ± 0,22 8,04 Khối lƣợng da (kg) 8 6,09 ± 0,18 8,26 8 6,31 ± 0,15 6,52 12 6,11 ± 0,13 7,49 Tỷ lệ nạc (%) 8 55,70b ± 0,38 1,92 8 55,66b ± 0,21 1,06 12 58,30a ± 0,47 2,77 Tỷ lệ mỡ (%) 8 18,65b ± 0,33 4,99 8 19,82a ± 0,31 4,39 12 17,83b ± 0,32 6,30 Tỷ lệ xƣơng (%) 8 15,16a ± 0,21 3,96 8 14,72ab ± 0,16 3,01 12 14,43b ± 0,19 4,49 Tỷ lệ da (%) 8 9,03b ± 0,22 7,03 8 9,64a ± 0,12 3,65 12 9,44ab ± 0,14 5,12

* Ghi chú: Các giá trị trong cùng hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

- Đối với thành phần thân thịt, thịt nạc và thịt mỡ là thành phần quan trọng nhất, xu hƣớng của chọn giống ngày nay là chọn lọc theo hƣớng nâng cao tỷ lệ nạc và cải tiến chất lƣợng thịt thông qua tỷ lệ mỡ giắt trong cơ. Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nạc tƣơng ứng ở các thế hệ là 55,7; 55,66 và 58,3%. Tỷ lệ mỡ tƣơng ứng là 18,65; 19,82 và 17,83 %. Tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ có sự khác nhau rõ rệt (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với thông báo của Nguyễn Ngọc Phục và Trịnh Hồng Sơn, (2007) [18] lợn thƣơng phẩm TPvcn22 có máu lợn VCN02 và VCN05 thì tỷ lệ nạc đạt 62,47 % và tỷ lệ mỡ đạt 18,71 %.

3.3.4. Ƣu thế lai tổng thể của dòng nái L72 qua các thế hệ so với bố mẹ của chúng của chúng

Sự tăng lên về trị số của một tính trạng nào đó của con lai so với bố mẹ của chúng, đó là sự thừa hƣởng ƣu thế lai của cả bố và mẹ. Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ là con lai thì đời con còn đƣợc hƣởng ƣu thế lai của bố mẹ lai. Kết quả ƣu thế lai tổng thể của dòng nái L72 qua các thế hệ so với bố mẹ của chúng đƣợc thể hiện thông qua bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ƣu thế lai tổng thể của dòng nái L72 qua các thế hệ so với bố mẹ của chúng

Chỉ tiêu Thế hệ 1 Thế hệ 2

Độ dày mỡ lƣng (%) -4,11 -2,56

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng (%) -1,46 -3,70

Tăng khối lƣợng g/ngày (%) -1,01 2,43

Qua bảng 3.10 cho thấy, ƣu thế lai ở chỉ tiêu độ dày mỡ lƣng của dòng nái L72 ở thế hệ 1 là -4,11%, nói khác đi là độ dày mỡ lƣng của con lai đã giảm 4,11 % so với trung bình của bố mẹ. Ƣu thế lai về chỉ tiêu độ dày mỡ lƣng của con lai của dòng nái L72 ở thế hệ 2 đạt trung bình là -2,56 % tức là độ dày mỡ lƣng của con lai ở thế hệ 2 đã giảm 2,56 % so với trung bình của bố mẹ. Nhƣ vậy, có thể nói độ dày mỡ lƣng của dòng nái L72 đã giảm dần qua các thế hệ theo đúng mục tiêu của nghiên cứu.

Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở các thế hệ tƣơng ứng là -1,46 và -3,70 %. Nghĩa là mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở thế hệ 1 giảm 1,46 %, ở thế hệ 2 giảm 3,7 % so với trung bình của bố mẹ. Khả năng tăng khối lƣợng/ngày ở thế hệ 1 giảm 1,01 %, ở thế hệ 2 tăng 2,43 % so với trung bình của

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 68 - 88)