2. Mục đích của đề tài
2.3.1. Phƣơng pháp chọn tạo có định hƣớng các nhóm nái chất lƣợng cao
* Sơ đồ làm tươi máu qua ba thế hệ để tạo L71
Sử dụng đực VCN02TM (mới nhập tinh về) phối với nái VCN02 (nguồn từ 1997) để làm tƣơi máu liên tiếp qua 3 thế hệ, nhằm có đƣợc nhóm nái có số con sơ sinh đạt trên 10,5 con/lứa. Sơ đồ tạo nhóm nái nhƣ sau:
♂ VCN02 tƣơi máu (VCN02 TM) x ♀ VCN02
♂ VCN02 TM x ♀(VCN02 x VCN02TM)
♂ VCN02 TM x ♀ (VCN02 TM (VCN02 x VCN02TM)
L71 = VCN02TM (VCN02TM (VCN02 x VCN02TM))
* Sơ đồ lai luân hồi chuẩn giữa hai nhóm lợn VCN02TM và VCN05 qua 3 thế hệ để tạo L72
Tiến hành qua 3 thế hệ với 30 nái và 5 đực ở mỗi thế hệ để tạo nhó m nái L72 có dày mỡ lƣng thấp hơn 15 mm. Sơ đồ tạo nhóm nái nhƣ sau:
♀VCN05 x ♂VCN02 TM ♀VCN05 (VCN02TM) x ♂VCN02TM ♀ VCN02TM (VCN05 xVCN02TM) x ♂ VCN05 L72 (62,5 VCN05+37,5 VCN02 TM) = VCN05 x VCN02TM (VCN05 x VCN02TM * Cách thức tiến hành
- Thế hệ xuất phát: Căn cứ vào kết quả giá trị giống, chọn lọc các cá thể đực/cái cho phối giống theo định hƣớng đã đƣợc chọn. L71 là nhóm nái có số con sơ sinh cao và L72 là nhóm nái có dày mỡ lƣng thấp.
- Mỗi thế hệ lựa chọn 30 nái cho phối với 5 đực giống theo sơ đồ tạo nhóm nái. Lứa 2 của nái ở mỗi thế hệ sẽ đƣợc lựa chọn làm giống cho thế hệ tiếp theo.
- Bố trí nuôi kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị với số lƣợng 30 con ở mỗi thế hệ và ở các lứa đẻ từ 1 đến 3 để theo dõi năng suất sinh trƣởng của mỗi tổ hợp lai. Kết thúc kiểm tra tiến hành mổ khảo sát, đánh giá khả năng cho thịt.
- Đánh giá ƣu thế lai của các nhóm nái lai so với trung bình của bố mẹ. Xác định đƣợc giá trị ƣu thế lai về các tính trạng sinh sản và sinh trƣởng.
2.3.2. Ƣớc tính giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP
Dự đoán không chệch tuyến tính tốt nhất (Best Linear Unbised Prediction - BLUP) là phƣơng pháp ƣớc tính giá trị giống bằng mô hình hồi quy không gây sai lệch và chính xác nhất.
BLUP là 1 phƣơng pháp cho phép sử dụng tất cả các thân thuộc của con vật. Do đó, nó có thể dự đoán tƣơng đối chính xác giá trị giống của con vật đó. Nó cho phép so sánh giá trị giống của các con vật mà các thông tin đƣợc thu thập từ các chế độ nuôi dƣỡng, quản lý khác nhau, trong thời gian khác nhau ở các đàn khác nhau.
Có thể dùng phƣơng pháp BLUP để so sánh giá trị giống của các con vật có sự khác nhau về loại thông tin thu thập đƣợc nhƣ so sánh giá trị giống của 1 lợn nái có 3 lứa đẻ với 1 lợn nái hậu bị chƣa ghi chép 1 lứa đẻ nào. Nó cho phép so sánh giá trị giống của các con vật mà trƣớc đó đã phải trải qua các phƣơng pháp chọn lọc khác nhau nhƣ đánh giá khả năng sinh sản của con đực, con cái.
Bằng phƣơng pháp BLUP có thể phân biệt đƣợc hiệu quả di truyền và không di truyền đối với các tính trạng về năng suất, đồng thời nó giúp cho các nhà nhân giống nhận biết đƣợc sự thay đổi di truyền qua các thời gia n khác nhau (xu thế di truyền).
Vì vậy tiến bộ di truyền đạt đƣợc khi sử dụng phƣơng pháp BLUP để chọn lọc cao hơn tiến bộ di truyền đạt đƣợc khi sử dụng các phƣơng pháp khác, nhất là đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp nhƣ khả năng sinh sản.
Trên cơ sở nguyên tắc của phƣơng pháp BLUP, các ứng dụng của BLUP ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Điều đáng lƣu ý là các ứng dụng này thƣờng đƣợc dùng để đánh giá chọn lọc đối với một quần thể lớn, sử dụng một tập hợp lớn các số liệu theo dõi của nhiều cá thể có quan hệ họ hàng với nhau.
BLUP có thể xác định đƣợc giá trị giống cho cả con đực và con cái. Trong vấn đề cuối cùng đi đến việc BLUP có thể giải quyết tốt nhất trong các trƣờng hợp giao phối cps chọn lọc và có xem xét đến ảnh hƣởng của cận huyết, có tính đến các yếu tố cố định (đàn, năm, mùa vụ đẻ, lứa đẻ…) trong một mô hình tuyến tính.
Để xác định giá trị giống bằng BLUP cần xây dựng 2 loại mô hình: Mô hình thống kê và mô hình tính toán.
* Mô hình thống kê
Mô hình thống kê trong tính giá trị giống vật nuôi đƣợc Henderson nghiên cứu ứng dụng từ năm 1975, phƣơng pháp của ông đang đƣợc ứng dụng mạnh mẽ trong chọn giống vật nuôi từ giữa những năm của thập kỷ 80 đến nay. Mô hình tuyến tính cơ bản trong tính giá trị giống có dạng nhƣ sau:
y = bX +aZ+ e
Trong đó:
- y: vector có giái trị kiểu hình đo được trên cá thể
- a: Vector ảnh hưởng cố định của môi trường biết trước bao gồm cả trung bình quần thể
- b: vector ảnh hưởng ngẫu nhiên do di truyền hay gọi là giá trị giống của cá thể
- e: vector ảnh hưởng ngẫu nhiên do môi trường đến giá trị kiểu hình của cá thể
- X: ma trận tần suất liên quan đến biến ảnh hưởng cố định b - Z: ma trận tần suất liên quan đến biến ngẫu nhiên a
Để giải phƣơng trình trên tìm các biến a và b, phƣơng pháp BLUP của Henderson dạng sau: X ' R 1 X X ' R 1 Z b X ' R 1 y Z ' R 1 Z Z ' R 1 Z G 1 a Z ' R 1 Y Trong đó:
- R-1: ma trận phương sai – hiệp phương sai do ảnh hưởng ngẫu nhiên
của môi trường (V(e)=R)
- G-1: ma trận phương sai – hiệp phương sai di truyền giữa các tính
trạng và giữa các cá thể trong hệ phả
- a: vector của phương trình đối với hiệu ứng giá trị giống ngẫu nhiên a - b: vector của phương trình đối với hiệu ứng cố định b
Từ mô hình này ta nhận thấy vector giá trị giống phụ thuộc vào độ lớn của các tham số di truyền trong tính toán và khả năng hiệu chỉnh giá trị giống theo ảnh hƣởng cố định của môi trƣờng.
Tham số di truyền bao gồm hệ số di truyền và tƣơng quan di truyền của các tính trạng là điều kiện cần trong tính giá trị giống bằng BLUP. Khi thay đổi độ lớn của hệ số di truyền và tƣơng quan di truyền thì sẽ làm thay đổi giá trị giống nhƣng không làm ảnh hƣởng đến độ chính xác trong phân loại con vật tính theo giá trị giống tính bằng BLUP. Hệ số di truyền càng cao thì độ tin cậy càng lớn khi số lƣợng mẫu không thay đổi và hệ số di truyền càng thấp thì cần phải chú ý đến các cá thể thân thuộc để củng cố EBV.
* Mô hình tính toán
Dựa trên các mô hình thống kê ngƣời ta đã xây dựng các mô hình tính toán khác nhau. Các mô hình thƣờng đƣợc dùng để dự đoán giá trị giống vật nuôi có thể đƣợc chia làm 2 cách:
- Các mô hình theo định nghĩa của các hiệu ứng ngẫu nhiên bao gồm: + Mô hình bố - hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng bố của các con vật quan sát, tức là giá trị giống của bố
+ Mô hình con vật nói chung: Giá trị giống đối với tất cả các con vật là đƣợc dự đoán ở mô hình con vật nói chung, mô hình này đƣợc áp dụng nhiều trong thực tế.
- Các mô hình theo sự xử lý của các tính trạng, bao gồm mô hình 1 tính trạng chỉ một tính trạng đƣợc phân tích, mô hình nhiều tính trạng đồng thời phân tích nhiều tính trạng.