Nghiên cứu ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 41 - 45)

2. Mục đích của đề tài

1.3.2.Nghiên cứu ngoài nƣớc

Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao sản huyết thống và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống/ổ cao, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lƣng mỏng đã thành công ở hầu hết các nƣớc có nền chăn nuôi tiên tiến nhƣ: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và ctv, 1995 [51]; Alfonso và ctv, 1997 [34]; Hermesch và ctv, 2000 [52]).

Trong số các phƣơng pháp chọn lọc đang đƣợc ứng dụng trên thế giới hiện nay, phƣơng pháp BLUP đƣợc thừa nhận có độ chính xác cao nhất. Chọn lọc giống theo phƣơng pháp BLUP đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc. Mỗi nƣớc đều có phần mềm riêng nhƣ: Herdsman (Mỹ), Pest (Đức), PigBlup (Úc)…

Trong công nghiệp chăn nuôi lợn ở Mỹ, đã sử dụng phƣơng pháp BLUP từ những năm 1988 để đánh giá di truyền trong từng đàn và hiện nay đã mở rộng chƣơng trình đánh giá di truyền qua các đàn trong toàn quốc (STAGES). Theo John Mabry, (1988) [10], các tính trạng về sinh sản đƣợc đánh giá trên từng ổ lợn bao gồm: Số lợn con đẻ ra còn sống/ổ, số lợn con cai sữa và khối lƣợng toàn ổ lúc 21 ngày. Các tham số di truyền đƣợc dùng trong phân tích di truyền qua tất cả các đàn đƣợc ƣớc lƣợng từ toàn bộ dãy số liệu của từng giống thuần ở Mỹ trên cơ sở sử dụng phân tích thành phần phƣơng sai của mô hình động vật BLUP đa tính trạng. Kết quả cho thấy giá trị tƣơng đối của một lợn nái khi có thêm một lợn con đẻ ra còn sống/lứa là xấp xỉ 15USD. Thêm 1 pounds khối lƣợng toàn ổ lúc cai sữa sẽ đƣa lại lợi nhuận xấp xỉ 0,05 USD. Trong 10 năm đầu sử dụng quy trình đánh giá di truyền bằng phƣơng pháp BLUP, các quần thể giống thuần ở Mỹ đã có tiến bộ rõ rệt. Số con đẻ ra trong một lứa là lớn hơn 0,5 số con đẻ ra còn sống/ổ cho toàn bộ quần thể, trong khi đó ở các đàn tốt hơn đã có sự cải tiến là hơn 1 lợn con còn sống/ổ. Về các tính trạng sinh trƣởng, giá trị di truyền về độ dày mỡ lƣng đã có sự cải tiến của toàn bộ quần thể là 3,6 mm, và với đàn tốt hơn thì sự cải tiến di truyền là vƣợt 7 mm.

Australia sử dụng BLUP vào việc đánh giá giá trị di truyền của lợn từ năm 1988, đã xây dựng phân mềm chuyên dùng gọi là PIGBLUP để xác định giá trị giống, các khuynh hƣớng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trong nội bộ đàn. Hiện nay PIGBLUP đƣơc sử dụng tiến hành đánh giá giá trị di truyền qua các đàn (Willi Funchs, 1991 [71]; Hammon K., 1991 [46]; Hans U. G., 1993 [48]; Tony Henzell, 1993 [69]; Susanne H., 1995 [66]; Tom Long, 1995 [68]; PIGBLUP version 4.20 user’s manual, 2000 [62]).

Kaplon M. J. và ctv, (1995) [55] nghiên cứu trên lợn Large White Balan từ năm 1978 đến năm 1987 đã ƣớc tính khuynh hƣớng kiểu hình và

khuynh hƣớng ngoại cảnh về các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa; số con 21 ngày tuổi/lứa; khối lƣợng 21 ngày tuổi/lứa lần lƣợt là: 0,17  0,05 và 0,11  0,05 con; 0,16  0,04 và 0,10  0,04 con; 1,86  0,63 và 1,43  0,62 con.

Hammond K. và ctv, (1992) [47] đã xếp sự phát minh ra BLUP ngang hàng với việc phát minh ra cấu trúc ADN cùng với một vài sự kiện khác trong lĩnh vực di truyền quần thể.

Các tổ hợp lợn lai đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng để sản xuất lợn thƣơng phẩm cho năng suất cao ở nhiều nƣớc. Chƣơng trình lai tạo giống lợn “PIC CAMBOROGH 22” của Anh quốc sau nhiều năm nghiên cứu PIC đã lựa chọn đƣợc tổ hợp lai từ 4 giống lợn: đực (Pi xY) x cái Dx(LxY) Tổ hợp lai này có khả năng sinh sản cao từ 14-16 con/lứa. Lợn thịt từ 30-90 kg tăng khối lƣợng trung bình 850 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ trên 80 %, độ dày mỡ lƣng tại P2 là 10,5 mm (giết thịt lúc 80 kg), tỷ lệ thịt nạc trên 60 % so với thịt xẻ, chất lƣợng và hƣơng vị thịt thơm ngon. Tổ hợp lai từ 4 giống lợn Pietrain, Yorkshire, Duroc, Landrace đƣợc nuôi phổ biến ở các nƣớc Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật, Thái Lan…và đã đƣa vào Việt Nam từ năm 1997 (PIC Việt Nam). Trƣờng đại học Quảng Tây – Trung Quốc sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận: Lợn đực Đại bạch phối với lợn nái Quảng Tây, dùng con lai F1

làm nái cho phối giống với lợn đực Landrace Đan Mạch tạo ra con lai 3 máu có tăng khối lƣợng nhanh, tiêu tốn thức ăn giảm, phẩm chất thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (Phạm Đức Kính, 1994) [11]. Tƣơng tự nhƣ các nƣớc ở Châu Âu, trƣớc năm 1960 Thái Lan chỉ quan tâm đến dòng thuần, phải sau năm 1960 mới quan tâm đến nghiên cứu lai kinh tế 2 giống. Sau năm 1970 các nhà khoa học Thái Lan tiến hành nghiên cứu lai kinh tế 3 giống và sau năm 1980 đã tiến tới lai 4 giống. Các giống lợn chủ yếu đƣợc sử dụng để lai kinh tế ở Thái Lan là Y, LR, DR và H . Lợn thƣơng phẩm chủ yếu là lợn lai từ 3-4 giống có tỷ lệ nạc từ 50 – 55 %.

Trên thế giới, ngƣời ta không chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu về số lƣợng nhƣ: Khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ thịt nạc…mà còn đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lƣợng thịt nhƣ: Màu sắc thịt, tỷ lệ mỡ giắt, Độ giữ nƣớc của thịt, cấu trúc thịt cũng nhƣ hƣơng vị thịt…Để giải quyết vấn đề này, lai tạo các dòng đực lai để có thể kết hợp đƣợc nhiều ƣu điểm về chất lƣợng thịt của các giống là hƣớng chủ đạo, đặc biệt là trong những công thức lai cuối để tạo ra lợn thƣơng phẩm. Hầu hết những công ty lớn trên thế giới nhƣ PIC (Pig Improvement Company) của Anh, Danbred của Đan Mạch, Flanders Pigbreeders Association của Bỉ đều nghiên cứu và đƣa ra thị trƣờng nhiều loại đực lai riêng biệt cho các công thức lai giống khác nhau. Các nƣớc chăn nuôi tiên tiến đã xác định rõ dòng đực cuối cùng trong các chƣơng trình lai và họ đã thu đƣợc hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 41 - 45)