Năng suất sinh sản của dòng L71 theo từng thế hệ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 58 - 64)

2. Mục đích của đề tài

3.2.1.Năng suất sinh sản của dòng L71 theo từng thế hệ

Qua theo dõi, thu thập kết quả sinh sản của dòng nái L71 qua từng thế hệ, chúng tôi thu thập đƣợc một số kết quả về năng suất sinh sản của các lợn nái ở các thế hệ xuất phát, thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3.

Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.4 cụ thể là:

- Tuổi phối giống lần đầu:

Tuổi phối giống lần đầu thông thƣờng ở lần động động dục lần đầu tiên ngƣời ta chƣa cho phối giống vì thời điểm này lợn chƣa thành thục về thể vóc, số lƣợng trứng rụng còn ít. Ngƣời ta thƣờng cho phối vào chu kỳ thứ 2, thứ 3.

Qua bảng 3.4 cho thấy: Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái dòng L71 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 252,24; 260,87; 259,30 và 260,70 ngày. So với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và ctv, (2006) [9], tuổi phối giống lần đầu ở lợn nái Landrace là 254,13 ngày thì kết quả của chúng tôi muộn hơn.

48

48

Bảng 3.4. Năng suất sinh sản của dòng L71 theo từng thế hệ

Chỉ tiêu

Thế hệ xuất phát

(n=50 con) Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 (n=50 con)

Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv% n Mean ± SE Cv% Mean ± SE Cv%

Tuổi phối giống

lần đầu (ngày) 252,24

b ± 2,04 5,73 30 260,87a ± 2,93 6,15 30 259,30ab ± 1,71 3,62 260,70a ± 2,86 7,77 Tuổi đẻ lứa đầu

(ngày) 366,60 b ± 2,04 3,93 30 374,90a ± 2,95 4,31 30 373,23ab ± 1,76 2,58 374,96a ± 2,82 5,31 Số con đẻ ra/ổ (con/ổ) 11,06 b ± 0,28 18,03 180 11,93a ± 0,16 17,71 120 11,83a ± 0,20 18,07 10,98b ± 0,29 18,44 Số con sơ sinh

sống/ổ (con/ổ) 10,18 b ± 0,25 17,49 180 10,82a ± 0,13 16,11 120 10,75a ± 0,16 16,46 10,04b ± 0,23 15,97 Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg/ổ) 14,54 b ± 0,35 17,07 180 15,89a ± 0,20 16,63 120 16,29a ± 0,27 18,43 15,75a ± 0,39 17,54 Số con để nuôi (con/ổ) 9,86 c ± 0,25 17,86 180 10,45ab ± 0,12 14,94 120 10,51a ± 0,16 16,55 9,92bc ± 0,23 16,40 Thời gian cai sữa

(ngày) 20,94 ± 0,23 7,74 180 21,12 ± 0,11 6,93 120 21,16 ± 0,13 6,60 21,02 ± 0,22 7,54 Số con cai sữa

(con/ổ) 9,54 b ± 0,25 18,73 180 9,87ab ± 0,12 15,83 120 10,15a ± 0.,16 17,45 9,58ab ± 0,25 18,64 Khối lƣợng cai sữa (kg/ổ) 60,50 b ± 1,24 14,54 180 60,46b ± 0,69 15,24 120 66,47a ± 0,81 13,41 62,10b ± 1,37 15,59 Tỷ lệ sống (%) 96,87 ± 0,86 6,30 180 94,69 ± 0,61 8,63 120 96,55 ± 0,54 6,17 96,41 ± 0,97 7,15

* Ghi chú: Các giá trị trong cùng hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

- Tuổi đẻ lứa đầu:

Tuổi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan đến tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá đƣợc tuổi đƣa cái hậu bị vào chu kỳ khai thác có thích hợp hay không. Nếu nhƣ khai thác quá sớm hoặc quá muộn, hay nói cách khác là cho lợn cái đẻ lứa đầu quá sớm hoặc quá muộn, điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái sau này. Do đó, để đạt đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi nhất thiết phải đƣa lợn cái vào khai thác một cách hợp lý.

Qua bảng 3.4 cho thấy, trong cùng điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc, quả lý...lợn nái ở thế hệ hệ 3 có tuổi đẻ lứa đầu muộn nhất (374,96 ngày) sau đó đến lợn thế hệ 1 (374,90 ngày), lợn thế hệ 2 (373,23 ngày) và sớm nhất là lợn ở thế hệ xuất phát (366,60 ngày). Sự sai khác này giữ nái thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 so với thế hệ xuất phát là rõ rệt ( P> 0,05) nhƣng giữa các nái thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 thì không rõ rệt (P > 0,05).

Kết quả này có thể so sánh với một số thông báo trƣớc của Đinh Văn Chỉnh và ctv, (1995) [2], tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là 367,0 ngày. Nhƣ vậy kết quả của chúng tôi muộn hơn với phạm vi đã công bố.

- Số con đẻ ra/ổ:

Tổng số con đẻ ra/ổ bao gồm tất cả số con đƣợc sinh ra (số con đẻ ra còn sống, số con chết khi sinh, số con chết lƣu) và chỉ tiêu này cho biết số trứng đƣợc thụ tinh, khả năng đẻ sai con của giống, trình độ kỹ thuật khi phối giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái mang thai.

Kết quả số con đẻ ra trên ổ của dòng nái L71 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 11,06; 11,93; 11,83 và 10,98 con /ổ. Từ kết quả cho thấy, sự sai khác giữa thế hệ 3 và thế hệ xuất phát so với thế hệ 1 và thế hệ 2 là rõ rệt (P > 0,05).

Mặt khác hệ số biến động của các chỉ tiêu này ở các thế hện lần lƣợt tƣơng ứng là 18,03; 17,71; 18,07; 18,44 % điều này cho thấy khả năng nuôi thai của lợn mẹ trong cùng một giống cũng có sự khác biệt.

Theo Đoàn Xuân Trúc và ctv, (2001) [26] cho biết lợn Landrace có số con sơ sinh đẻ ra là 10,19 – 10,78 con/ổ; Đặng Vũ Bình và ctv, (2001) [1] trên lợn Landrace là 10,02 con/ổ. Nhƣ vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với phạm vi đã thông báo.

- Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của dòng nái L71 ở các thế hệ đƣợc thể hiện thông qua bảng 3.4 và biều đồ 3.1.

11 10.5 10 9.5 Thế hệ xuất phát Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 9 8.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số con sơ sinh sống Số con cai sữa

Biểu đồ 3.1. Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của dòng nái L71 ở các thế hệ

Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy:

- Số con sơ sinh sống/ổ:

Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, cũng nhƣ kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng đối với cái hậu bị cũng nhƣ đối với lợn nái mang thai, đồng thời là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn nái

sinh sản. Vì vậy việc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ góp phần quyết định đến việc nâng cao đƣợc số con cai sữa/ổ, tăng hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản. Kết quả số con sơ sinh sống/ổ của dòng nái L71 qua các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 10,18; 10,82; 10,75 và 10,04 con/ổ. Từ kết quả trên cho thấy, có sự sai khác giữa thế hệ xuất phát và thế hệ 3 so với thế hệ 2 và thế hệ 3 là rõ ràng (P < 0,05).

Mặt khác, hệ số biến động của các chỉ tiêu này ở các thế hệ tƣơng ứng là 17,49; 16,11; 16,46 và 15,97 %, điều này cho thấy khả năng nuôi con của lợn mẹ trong cùng một giống cũng có sự khác nhau.

Theo Đoàn Xuân Trúc và ctv, (2001) [26] trên lợn Landrace thuần, số con sơ sinh sống/ổ là 10,01 con/ổ. Nhƣ vậy, kết quả của chúng tôi cao hơn so với phạm vi đã thông báo.

- Số con cai sữa/ổ:

Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của lợn con, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ và kỹ thuật chăm sóc lợn mẹ cũng nhƣ khả năng hạn chế bệnh tật cho lợn con, là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng đánh giá kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nghiên cứu này trên dòng nái L71 ở các thế hệ cho thấy số con cai sữa/ổ tƣơng ứng là 9,54; 9,87; 10,15 và 9,58 con/ổ. Sự sai khác này là rõ rệt (P < 0,05), tuy nhiên, hệ số biến động của chỉ tiêu này khá cao tƣơng ứng là 18,73; 15,83; 17,45 và 18,64 %. Điều này cho thấy, trong cùng một giống có sự chênh lệch tƣơng đối lớn về số con cai sữa/ổ.

Theo Phùng Thị Vân và ctv, (2001) [31] trên nái Landrace là 8,55 – 9,23 con/ổ. Nhƣ vậy, kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của cùng chỉ tiêu này ở thông báo trƣớc.

- Khối lƣợng sơ sinh/ổ:

Chỉ tiêu này phản ánh sự sinh trƣởng phát triển của thai và khả năng nuôi thai của lợn mẹ, cũng nhƣ kỹ thuật nuôi dƣỡng, chăm sóc, phòng bệnh cho nái trong thời gian mang thai của cơ sở chăn nuôi.

Qua bảng 3.4 cho thấy khối lƣợng sơ sinh/ổ của dòng nái L71 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 14,54; 15,89; 16,29 và 15,75 kg/ổ. Nhƣ vậy, chỉ tiê u này ở thế hệ 1, thế hệ 2 và thế hệ 3 có sự chênh lệch rõ ràng so với thế hệ xuất phát (P < 0,05). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của cùng chỉ tiêu này: Đinh Văn Chỉnh và ctv, (2001) [3] trên lợn Landrace là 13,32 kg/ổ; theo Đặng Vũ Bình và ctv, (2001) [1] là 12,96 kg/ổ.

Kết quả của chúng tôi có cao hơn so với các kết quả của cùng chỉ tiêu này ở một số thông báo trƣớc đó có thể hiểu là do điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dƣỡng, quản lý, chuồng trại đã tác động tới kết quả trên.

- Khối lƣợng cai sữa/ổ:

Chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ đến khối lƣợng sơ sinh, số con cai sữa, chất lƣợng sữa mẹ, thời gian nuôi con của lợn mẹ.

Qua bảng 3.4 cho thấy: Khối lƣợng cai sữa/ổ của dòng nái L71 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 60,54; 60,46; 66,47 và 62,10 kg/ổ. Có sự sai khác của chỉ tiêu này ở thế hệ 2 so với các thế hệ là rõ rệt (P < 0,05), còn giữa các thế hệ xuất phát, thế hệ 1 và thế hệ 3 thì sự sai khác này là không rõ ràng (P > 0,05).

Theo Phùng Thị Vân và ctv, (2001) [31], khối lƣợng cai sữa 35 ngày tuổi/ổ của nái Landrace là 75,00 kg/ổ. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với thông báo.

- Thời gian cai sữa:

Chỉ tiêu này cho biết và đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ, phụ thuộc vào trình độ chăn nuôi, chăm sóc, quản lý của từng cơ sở chăn nuôi.

Thời gian cai sữa lợn con của dòng nái L71 ở các thế hệ lần lƣợt tƣơng ứng là 20,94; 21,12; 21,16 và 21,02 ngày. Nhƣ vậy, thời gian cai sữa của lợn con của dòng nái L71 ở các thế hệ nằm theo quy trình chăn nuôi mới từ 21 – 28 ngày tuổi.

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa trên dòng nái L71 ở các thế hệ tƣơng ứng là 96,87; 94,69; 96,55 và 96,41 %. Nhƣ vậy, tỷ lệ nuôi sống của dòng nái L71 ở các thế hệ là tƣơng đối cao.

Theo Đinh Văn Chỉnh và ctv, (2001) [3] thì tỷ lệ nuôi sống ở lợn Landrace là 90,62 %; Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, (2005) [24] trên tổ hợp lai Pietrain x F1(LY) (93,43 %) và Duroc x F1(LY) (94,81 %). Kết quả của chúng tôi cao hơn phạm vi đã thông báo.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của 2 dòng nái chất lượng cao được tạo ra từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam (Trang 58 - 64)