Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quản lý thuế (Trang 46 - 48)

II Số lượt thanh tra, kiểm tra nội bộ 2.168 2

2.2.8.Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

• Giai đoạn 2007-2010:

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã được đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức, từ đó, đạt được những kết quả nhất định:

- Trong năm 2009, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước và một số Ngân hàng (NH Công thương, NH Nông nghiệp, NH Đầu tư) xây dựng và triển khai dự án ”Nộp thuế qua Ngân hàng”: mở rộng các hình thức nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, triển khai nộp thuế qua ATM đối với các ngân hàng có đủ điều kiện và chuẩn bị điều kiện để tiếp tục mở rộng phạm vi trao đổi, kết nối thông tin qua mạng giữa cơ quan thuế với ngân hàng để phục vụ cho mục đích quản lý thuế. Đối với NNT, dự án này đã tạo thuận lợi hơn trong việc nộp thuế và đảm bảo tính chính xác trong quá trình thu thuế vào NSNN.

- Ngành Thuế tiến tới xây dựng và chuẩn bị triển khai thí điểm hoạt động Trung tâm Hỗ trợ Người nộp thuế qua điện thoại: xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ giải đáp cho NNT để bắt đầu vận hành thí điểm hoạt động Trung tâm đối với NNT trên địa bàn thành phố Hà Nội, mở rộng năng lực vận hành của Trung tâm hỗ trợ NNT qua điện thoại trên một số địa bàn tỉnh thành phố khác, mở rộng phạm vi các nội dung hỗ trợ cho các sắc thuế và các lĩnh vực thuế khác nhằm tạo kênh giao tiếp hiệu quả để hỗ trợ tập trung cho NNT

- Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC về việc thực hiện cơ chế 1 cửa trong ngành thuế; theo đó, ngành thuế đã triển khai mô hình “Một cửa” tại Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế. Qua gần 3 năm triển khai thực hiện cơ chế 1 cửa tại ngành thuế đã phát huy tác dụng tích cực, tạo thuận lợi cho NNT khi đến liên hệ với cơ quan thuế, không phải đến nhiều nơi, gặp nhiều bộ phận và đảm bảo an ninh an toàn cho cơ quan thuế; Đồng thời, các Cục/Chi cục Thuế cũng có điều kiện đầu tư

trang thiết bị, cơ sở vật chất tại nơi đón tiếp phục vụ NNT, làm thay đổi bộ mặt của cơ quan thuế trong giao tiếp với NNT, đã được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao.

- Bên cạnh việc triển khai cơ chế ”một cửa” trong toàn ngành, ngành thuế còn phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh, công an thực hiện tốt cơ chế ”một cửa liên thông” trong việc cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chứng nhận con dấu cho doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan Tài nguyên môi trường liên thông trong việc giải quyết các hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến sử dụng đất đai.

- Phân loại người nộp thuế theo mức độ quản lý rủi ro để có phương pháp quản lý phù hợp với từng nhóm. Trên cơ sở đó, nghiên cứu các mô hình quản lý, cơ chế và quy trình quản lý thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế... cắt giảm các bước không cần thiết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế đến mọi người dân và doanh nghiệp.

• Giai đoạn 2011-2013:

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Toàn ngành đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và cộng đồng xã hội dưới nhiều hình thức: báo hình, báo nói, báo viết, tư vấn trực tiếp, trả lời bằng văn bản, mở trang thông tin điện tử và đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 2.5: Thống kê kết quả hỗ trợ NNT qua các năm

Nội dụng hoạt động Năm 2011 Năm 2012

Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế 275.980 185.157

Hỗ trợ qua điện thoại 291.108 224.014

Hỗ trợ bằng văn bản 12.396 21.036

Tổ chức các lớp tập huấn 1.635 6.275

Tổ chức hội nghị đối thoại 828 3.602

Số lượng tin, bài viết tuyên truyền về thuế 11.382 12.562 Số lượng tin, phóng sự tuyên truyền về thuế 166.703 3.136 Số lượng ấn phẩm, tài liệu đã cấp phát 1.180.497 1.652.298

[Nguồn: Tổng cục Thuế]

Với kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã đạt được hiệu quả nhất định. Một số Cục Thuế thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ như: TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Kiên Giang, Trà Vinh,…

Cơ quan thuế các cấp đã tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại và tổ chức nhiều “tuần lễ lắng nghe ý kiến người người nộp thuế”, tiếp thu và giải quyết kịp thời các vướng mắc

phát sinh, qua đó được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội ủng hộ, đánh giá cao; đã tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kịp thời các vấn đề mới phát sinh, góp phần đưa chính sách thuế đi vào cuộc sống.

Toàn ngành Thuế đã tập trung vào việc tuyên truyền, hỗ trợ góp phần triển khai thực hiện, đảm bảo các quy định mới thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng Internet, các chính sách miễn, giảm, giãn thuế theo tinh thần Nghị quyết số 13/NĐ-CP, Nghị quyết số 29/NQ-QH; Tuyên truyền, lấy ý kiến rộng rãi về việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, TNDN,…

Riêng Tạp chí Thuế - cơ quan ngôn luận của ngành, trong năm 2012 đã nâng lên một bước về số lượng và chất lượng, tăng kỳ xuất bản từ 4 kỳ/tháng lên 5 kỳ/tháng (bình quân 1 kỳ/tuần) và ra mắt báo điện tử Tạp chí Thuế Online với số lượng truy cập bình quân 1.000 lượt người/ngày. Hoạt động của Tạp chí Thuế ngày càng đi vào chuyên sâu, chuyên nghiệp, thể hiện tốt vai trò là một kênh tuyên truyền quan trọng về chính sách, cơ chế quản lý thuế cũng như phản ánh kịp thời, sinh động về hoạt động của ngành.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quản lý thuế (Trang 46 - 48)