Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn lực

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quản lý thuế (Trang 31 - 35)

THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HOÁ QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.3. Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn lực

• Giai đoạn 2007-2010:

Với mục tiêu kiện toàn tổ chức ngành thuế theo yêu cầu cải cách và nâng cao năng lực cán bộ thuế phục vụ cải cách nhằm thực hiện Chiến lược hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2006-2010 đã đạt được các kết quả nhất định.

- Đã tham mưu xây dựng và trình Bộ, trình Chính Phủ để ban hành Quyết định 115/2009/QĐ-TTg thay thế Quyết định 76/2007/QĐ-TTg quy định cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thuế; Tổng cục Thuế đang tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các Quyết định quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp phù hợp với các quy định mới. Trong đó, Tổ chức bộ máy ngành thuế được chuyển đổi sang mô hình thức quản lý thuế chủ yếu theo chức năng thống nhất từ trung ương đến địa phương ; chức năng, nhiệm vụ các bộ phận thuộc cơ quan thuế các cấp đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, từng bước giảm bớt được sự chồng chéo, xóa bỏ bớt các bộ phận không cần thiết; tăng cường nguồn lực cho các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, kê khai và kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; bộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân được thành lập tại cơ quan thuế ba cấp đáp ứng yêu cầu quan lý thuế thu nhập cá nhân; bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn được thành lập tại cấp Tổng cục để hướng dẫn những vấn đề liên quan chính sách chế độ thu ngân sách nhà nước cho phù hợp thực tế của những ngành kinh tế có tính chất đặc thù, điều phối công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính; bộ phận kiểm tra nội bộ được thành lập tại cơ quan thuế ba cấp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ...

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng, các giải pháp đã được triển khai đồng bộ từ khâu tuyển dụng cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đến việc quy hoạch, xây dựng lực lượng cán bộ nguồn để phát triển, bổ nhiệm vào những vị trí công tác chủ chốt áp ứng yêu cầu cải cách hệ thống thuế.

Triển khai việc đề nghị xếp, chuyển ngạch thanh tra viên thuế, thanh tra viên chính thuế cho hơn 8.000 công chức đang làm thanh tra thuế, kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ khi có quyết định của Bộ Tài chính, đảm bảo các yêu cầu về cán bộ thanh tra theo Luật Quản lý thuế; tuy nhiên đến năm 2009, toàn ngành mới được Bộ bổ nhiệm xếp chuyển vào ngạch thanh tra viên thuế cho 240 công chức đang làm công tác thanh tra thuế.

Tổ chức thành công việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2008 và 2009 cho 10.034 thí sính dự tuyển đã được Bộ công nhận kết quả cho 6.372 thi đạt và đủ điều kiện xét truyển, trong đó: số thí sinh thi đạt là 4.167/7.645 thí sinh dự thi và số thí sính đủ điều kiện xét tuyển là 2.205/2.389 thí sinh dự xét tuyển

Như vậy, tỷ lệ số cán bộ, công chức toàn ngành có trình độ cao đẳng, đại học trở lên năm 2010 đạt 61,4% tổng số cán bộ công chức ngành thuế giữ ngạch cán sự thuế và tương đương trở lên (năm 2006 đạt 50%), trong đó tỷ lệ số cán bộ, công chức toàn ngành có trình độ đại học trở lên năm 2010 đạt 58,5% (năm 2006 đạt 46,1%).

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng tổ chức nhiều khoá đào tạo để chuẩn bị thi cấp chứng chỉ hành nghề cho các nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống đại lý thuế trong thời gian tới; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đào tạo như ghi hình để phổ biến các khoá đào tạo mẫu cho các Cục, Chi cục Thuế nhằm chuyển tải đầy đủ các nội dung giảng dạy đến từng cán bộ công chức thuế.

• Giai đoạn 2011-2013:

Trong năm 2011, toàn ngành tiếp tục triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý thuế cũng như công tác quản lý, giám sát nội ngành thông qua việc thành lập đầy đủ Phòng Quản lý nợ, Phòng Kiểm tra nội bộ tại 63 Cục Thuế. Bước đầu đã thành lập 25 Phòng quản lý các khoản thu từ đất đai và tập trung các doanh nghiệp lớn trên địa bàn về một Phòng kiểm tra thuộc Cục Thuế. Đến năm 2012, đã thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Tổng cục, rà soát lại chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục CNTT, Tạp chí Thuế, giao nhiệm vụ quản lý, giám sát hành nghề đại lý thuế cho Vụ TTHT; Thành lập thêm các Phòng Thanh tra và Kiểm tra tại một số Cục Thuế trọng điểm.

Tình hình tổ chức, sắp xếp nguồn nhân lực ngành thuế giai đoạn này như sau:

Bảng 2.2: Thống kê tình hình nguồn nhân lực ngành thuế

Chỉ tiêu thống kê Năm 2011 Năm 2012

Số cán bộ toàn ngành 43.834 44.043

Số cán bộ nâng ngạch chuyên viên 30 65

Số cán bộ bổ nghiệm mới 1.460 1.462

Số cán bộ bổ nghiệm lại 789 2.589

Tỷ lệ số cán bộ có trình độ đại học 59% 61%

Số cán bộ vị phạm kỷ luật 148 129

[Nguồn: Tổng cục Thuế]

Qua thống kê trên cho thấy Ngành Thuế đang từng bước điều chỉnh, cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tăng cường cán bộ cho các bộ phận quản lý thuế trực tiếp, giảm tỷ trọng cán bộ ở các bộ phận quản lý gián tiếp (giảm 1,2% so với năm 2010) - Củng cố, kiện toàn, bổ sung lực lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chủ chốt tại cơ quan

thuế các cấp. Thực hiện bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại các công chức lãnh đạo từ Đội trưởng, Phó Đội trưởng trở lên. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo đúng hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về công tác quy hoạch lãnh đạo, ngành Thuế đã tiến hành rà soát và giới thiệu bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo đối với cán bộ có có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín, cán bộ trẻ, cán bộ được đào tạo cơ bản.

- Hoàn thành đề án tuyển dụng công chức ngành Thuế năm 2010, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản cho ngành Thuế, kết thúc việc xét tuyển dụng công chức đã bổ sung kịp thời và giảm bớt tình trạng căng thẳng về nguồn nhân lực cho ngành Thuế đảm bảo hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên rà soát, lựa chọn kịp thời và cử công chức đủ điều kiện tham dự các kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, thực hiện kịp thời việc xếp ngạch cho cán bộ công chức.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ trong ngành, bồi dưỡng, chú trọng đến việc bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng nghiệp vụ quản lý thuế cho công chức làm việc trong các chức năng quản lý thuế chính gắn với đào tạo các kiến thức bổ trợ đối với các công chức làm việc tại các bộ phận. Trong năm 2012, toàn ngành đã tổ chức và cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước cho 57.666 lượt công chức. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được 53 lượt cán bộ. Riêng Trường Nghiệp vụ thuế năm 2012 đã tổ chức được 22 lớp đào tạo với 1.670 người tham gia. Qua đó, giúp cho trình độ cán bộ công chức toàn

ngành ngày càng được củng cố và nâng lên rõ rệt, từ 59% trình độ đại học và sau đại học năm 2011 nâng lên thành 61% năm 2012.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Thuế nói riêng và toàn tài chính nói chung theo chỉ đạo của Bộ trưởng tại Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011. Toàn ngành đang thực hiện các đề án như: Đề án sửa đổi 10 Điều kỷ luật ngành thuế; Quy định những Tiêu chuẩn cần “xây” và những điều cần “chống” đối với công chức, viên chức ngành thuế; Đề án “Viết tiếp lịch sử ngành thuế Việt Nam giai đoạn 2001-2010”; Đề án “sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng cấp hiệu, số hiệu; Trang phục ngành thuế”. Kết quả trong những năm qua mặc dù nhiệm vụ công tác ngày càng tăng lên, song số vụ vi phạm kỷ luật trong toàn ngành đã giảm qua từng năm (bình quân mỗi năm giảm 10-15%): năm 2011 đã xử lý vi phạm 148 cán bộ, trong đó có 132 công chức kỷ luật hành chính và 16 trường hợp bị xem xét xử lý hình sự (giảm 15% so với năm 2010), trong các trường bị xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật khiển trách chiếm chủ yếu (65 trường hợp, chiếm 50% số cán bộ vi phạm) ; còn năm 2012 xử lý 129 cán bộ vi phạm kỷ luật, trong đó có 115 công chức bị kỷ luật hành chính (giảm 14.7% so với năm 2011) và 14 trường hợp bị xem xét xử lý hình sự (02 trường hợp đã bị kết án tù và 12 trường hợp đang điều tra). Trong trong kỷ luật khiển trách về hành chính là 62 trường hợp (chiếm 50% số cán bộ vi phạm).

Công tác thi đua, khen thưởng được thường xuyên được quan tâm và thực hiện kịp thời, tạo ra sự động viên, khích lệ, cổ vũ tinh thần làm việc, phấn đấu của công chức viên chức, từ đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành. Ngay từ đầu năm 2012, toàn ngành đã phát động phong trào thi đua, tổ chức ký giao ước thi đua trong toàn hệ thống với 8 tiêu chí được đưa ra, việc thi đua khen thưởng được gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với việc thực hiện các nhiệm vụ then chốt của ngành. Việc xây dựng và ban hành các tiêu chí, quy chế khen thưởng cũng được quan tâm, chú trọng, trong năm 2012 Tổng cục Thuế đã ban hành “Quy chế khen thưởng người nộp thuế”; ban hành các Quyết định sửa đổi, bổ sung “Quy định về tiêu chí đánh giá kết quả thi đua đối với tập thể, cá nhân thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Tổng cục Thuế” và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Quyết tâm xây dựng và nâng cao chất lượng, hình ảnh đội ngũ công chức thuế trong toàn ngành, Tổng cục Thuế đã trình Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành quy định về phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, biển hiệu ngành thuế; ban hành quy định 10 điều kỷ

luật, những tiêu chuẩn cần ”xây” và những điều cần ”chống”, tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức với công chức, viên chức ngành thuế. Đây cũng là một trong những điều kiện tiền đề, đồng bộ để ngành thuế thực hiện tốt Tuyên ngôn: Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quản lý thuế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w