Công tác thu nợ, cưỡng chế

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quản lý thuế (Trang 38 - 40)

II Số lượt thanh tra, kiểm tra nội bộ 2.168 2

2.2.5.Công tác thu nợ, cưỡng chế

• Giai đoạn 2007-2010:

Hiệu quả công tác quản lý nợ thuế được nâng cao, số người nộp thuế nợ thuế và số thuế nợ đọng của từng người nộp thuế về cơ bản đã được rà soát, xác định, phân loại kịp thời chính xác hơn; nguyên nhân tình trạng nợ thuế được xác định làm cơ sở áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế phù hợp, hiệu quả.

- Thực hiện triển khai các quy định về quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế thuế, xử phạt vi phạm về thuế theo Luật quản lý thuế. Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý thu nợ thuế phù hợp với Luật quản lý thuế được triển khai vào năm 2007 trên phạm vi toàn quốc, trong đó sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41 nội dung liên quan đến cưỡng chế thuế.

- Hoàn thiện các tiêu chí và phương pháp đánh giá rủi ro về nợ thuế. Ban hành công văn hướng dẫn áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong công tác thu nợ đối với các Cục thuế thực hiện TKTN. Xây dựng kế hoạch thu nợ các năm theo quy trình quản lý thu nợ từ cấp Trung ương đến địa phương và thực hiện triển khai kế hoạch thu nợ trên phạm vi toàn quốc. Phân loại nợ đối với các loại thuế khác (TNCN, tài sản, phí, lệ phí…) và các ĐTNT là hộ kinh doanh cá thể.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế liên quan đến việc phân loại nợ thuế đối với các loại thuế khác (TNCN, tài sản, phí, lệ phí…) và các ĐTNT là hộ kinh doanh cá thể.

Với việc triển khai các biện pháp nói trên, công tác quản lý nợ đọng thuế những năm qua đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực: tổng số nợ đọng thuế trên tổng thu NSNN giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2007 là 6,5%, năm 2008 là 9,5%, năm 2009 là 7,7%, năm 2010 là 7,3%. Trong đó, đáng chú ý là tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng thu cũng giảm rõ rệt qua các năm, cụ thể: năm 2009 là 6,7%, năm 2010 là 5,6%. Các loại nợ chờ xử lý, tiền thuế đã nộp ngân sách nhưng đang chờ điều chỉnh cũng có chiều hướng tương tự. Một số Cục Thuế thực hiện tốt công tác quản lý nợ như: Đồng Nai, TP. HCM, Hải Dương, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu,...

Quan tâm, tăng cường công tác quản lý nợ thuế. Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ thuế nhằm đôn đốc thu hồi kịp thời cho ngân sách và hạn chế thấp nhất số nợ mới phát sinh, thông qua một số việc như :

- Chỉ đạo cho các Cục Thuế tham mưu cho UBND các địa phương thành lập Ban chỉ đạo đôn thu nộp NSNN trong đó có công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và thành lập các đoàn đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tập trung những đơn vị lớn, trọng điểm

- Đẩy mạnh việc phối hợp giữa bộ phận quản lý nợ với các bộ phận thực hiện các chức năng khác như kê khai, thanh tra, kiểm tra thuế. Phối hợp với người nộp thuế, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh kịp thời đối với việc hạch toán nhầm các chỉ tiêu trên chứng từ nộp tiền, hạn chế “nợ ảo” phát sinh;

- Ban hành Quy trình quản lý nợ thuế mới (Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011) trên cơ cơ sở hợp nhất 02 quy trình quản lý nợ trước đó đã góp phần tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nợ thuế.

- Tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện kê khai thuế đúng quy định, hướng dẫn người nộp thuế khi lập chứng từ nộp tiền vào NSNN phải ghi đầy đủ, chính xác tất cả các thông tin liên quan

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin theo chương trình ứng dụng của Tổng cục Thuế để theo dõi tình hình lập bộ thuế và tiến độ thu nợ, phục vụ cho công tác chỉ đạo thu kịp thời.

Do vậy, công tác quản lý nợ đọng thuế trong giai đoạn này tiếp tục đi vào nề nếp, góp phần quan trọng vào việc chống thất thu, hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của toàn ngành:

- Tổng số nợ đọng thuế trên tổng thu NSNN năm 2011 là 6,2%. Trong đó, đáng chú ý là tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng thu năm 2011 là 4,8%. Tỷ lệ nợ đọng trên tổng thu NSNN năm 2012 dự kiến khoảng 8% và tăng 27,5% so với thời điểm cuối năm 2011 và nợ thuế năm 2012 giảm so với thời điểm 31/12/2011 ở một số nhóm nợ, trong đó đáng chú ý nhất là nợ khó thu giảm 2%, nợ có khả năng thu giảm 4%. Ngoài ra, nhờ sự nỗ lực của cơ quan thuế các cấp cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế, số nợ thuế đã giảm dần qua các năm và các quý. Một số Cục Thuế thực hiện tốt công tác quản lý nợ như: Hà Nội, An Giang, Thanh Hoá, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Cà Mau, Quảng Ninh, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Kiên Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, Sóc Trăng,Tp Hồ Chí Minh...

- Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn Ngành đã thu được 30% số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2012 chuyển sang. Tuy nhiên, tổng số nợ 6 tháng đầu năm vẫn ở mức cao với con số 64.632 tỷ đồng, tăng 15.497 tỷ đồng (tăng 32%) so với thời điểm 31/12/2012. Cùng với đó, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn nộp thuế GTGT cho 105.037 DN, với số tiền là 4.428,5 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế TNDN cho 45.037 DN, với số tiền thuế được gia hạn là 951,7 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa quản lý thuế (Trang 38 - 40)