II Số lượt thanh tra, kiểm tra nội bộ 2.168 2
2.2.6. Công tác ứng dụng tin học vào quản lý thuế và hiện đại hóa cơ sở vật chất
• Giai đoạn 2007-2010:
Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuế đã được ưu tiên đầu tư kinh phí và nguồn nhân lực, đã phát triển và đưa vào vận hành hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các nghiệp vụ cốt lõi và công tác quản lý hành chính của cơ quan thuế. Hệ thống ứng dụng hỗ trợ đối với người nộp thuế đươc xây dựng, triển khai rộng như:
Kê khai thuế qua mạng Internet, từ quý 4 năm 2009 đã triển khai thí điểm tại 4 tỉnh/thành phố (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng) với 410 doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng, đến hết năm 2010 đã triển khai trên địa bàn 19 tỉnh/thành phố với hơn 7.200 doanh nghiệp.
Triển khai dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa 4 ngành (Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính), đến hết năm 2010 đã triển khai tại 53 tỉnh/thành phố; đến hết năm 2010 đã triển khai đề án nộp thuế qua Ngân hàng với 05 Ngân hàng Thương mại tại 262 Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế quận/huyện thuộc 35 tỉnh/thành phố. Thực hiện kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu điện tử về thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước - cơ quan thu - Ngân hàng để mở rộng đối tượng phối hợp thu. Phấn đấu đến năm 2015 thực hiện kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử tại 100% tỉnh, thành phố.
Phối hợp với các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, trao đổi thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế thu nhập cá nhân theo hướng xử lý dữ liệu tập trung, thống nhất và từng bước tự động hóa.
Nghiên cứu, xây dựng dự án cơ sở sở dữ liệu thông tin về NNT đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo rủi ro. Theo đó, khi dự án triển khai, toàn ngành thuế sẽ có một cơ sở dữ liệu thông tin về NNT trên phạm vi toàn quốc với những thông tin chủ yếu về tình
hình thực hiện nghĩa vụ thuế để hỗ trợ công tác phân tích, khai thác thông tin, đánh giá hồ sơ phân loại NNT theo mức độ tuân thủ pháp luật. Triển khai giai đoạn 1 của Dự án ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu quản lý thuế TNCN (Dự án PIT)
Đã triển khai việc cấp mã số thuế TNCN qua cổng thông tin điện tử TNCN
online.gdt.gov.vn để các cơ quan chi trả nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người lao động
của mình qua hệ thống điện tử và bưu điện, không phải đến cơ quan thuế như trước đây để nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Xây dựng phần mềm thu ngân sách nhà nước (TCS) xử lý dữ liệu tập trung và chuẩn hoá dữ liệu thông tin về số thu ngân sách nhà nước giữa KBNN, Thuế, Hải quan để tập trung số liệu về thu NSNN, tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai, tạo điều kiện cho việc quản trị hệ thống TCS cũng như tổ chức phối hợp thu với các ngân hàng.
Về hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị tin học: chỉ đạo ngành thuế
khẩn trương triển khai các dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị tin học.
Đối với trụ sở cơ quan thuế các cấp: đa số các địa phương đã hoàn chỉnh thủ tục và được UBND tạo điều kiện cấp đất; đến nay đã có 253 công trình (19 Cục Thuế và 234 Chi cục Thuế) hoàn thành và dự kiến hoàn thành, trụ sở đã ổn định. Theo kế hoạch xây dựng mới đến năm 2015, năm 2009, chuyển tiếp 62 công trình, khởi công mới 71 công trình; chuẩn bị đầu tư 53 công trình; năm 2010: chuẩn bị đầu tư 114 công trình, chuẩn bị đầu tư năm 2011-2015: 210 công trình.
Về cải tạo mở rộng, năm 2009: chuyển tiếp 29 công trình; khởi công 46 công trình, chuẩn bị đầu tư 24 công trình; năm 2010: chuẩn bị đầu tư 86 công trình; năm 2011- 2015 chuẩn bị đầu tư 6 công trình.
Tập trung xây dựng các Trung tâm đào tạo ngành thuế (tại Miền Bắc: đang thực hiện thủ tục xin cấp đất, tuy nhiên do sáp nhập với tỉnh Hà Tây nên chờ UBND thành phố quy hoạch lại khu trường học; tại Miền Trung: đang triển khai thi công).
• Giai đoạn 2011-2013:
Về ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản
lý thuế đã được ưu tiên đầu tư kinh phí và nguồn nhân lực, đã phát triển và đưa vào vận hành hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các nghiệp vụ cốt lõi và công tác quản lý hành chính của cơ quan thuế.
Hệ thống ứng dụng hỗ trợ đối với người nộp thuế đươc xây dựng, triển khai rộng như: xây dựng thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế; nghiên cứu, xây dựng kho dữ liệu
tập trung về người nộp thuế; xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử; hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế, mã số hải quan thống nhất.
Hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng mới hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sửa đổi bổ sung của Luật Quản lý thuế và các Luật Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cấp mã chống giả hoá đơn và triển khai phần mềm đối chiếu bảng kê hoá đơn phục vụ công tác xác thực hoá đơn; hoàn thành việc triển khai diện rộng phần mềm hỗ trợ nhằm hiện đại hoá công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế và kiểm tra nội bộ của ngành.
Triển khai các công việc, nhiệm vụ theo tiến độ, kế hoạch của Dự án hiện đại hoá quản lý thuế (Dự án TAMP): Tiến hành rà soát, hoàn thiện hồ sơ mời thầu của gói thầu “Mua sắm và triển khai hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp - ITAIS” trên cơ sở đảm bảo tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu và nghiên cứu mối quan hệ với hệ thống ứng dụng CNTT quản lý thuế TNCN (PIT) với việc triển khai ITAIS; Thực hiện quản lý giám sát, đánh giá, nghiệm thu công việc đối với các nhà tư vấn về phòng chống tham nhũng, mua sắm thiết bị CNTT; Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về: Công tác đấu thầu, quản lý dự án, ngoại ngữ...; Thực hiện các công việc điều phối hoạt động của dự án: Quản lý dự án, mua sắm, quản lý hợp đồng, tài chính... Trong năm 2011, tiếp tục đưa vào hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thực hiện các đề án hiện đại hoá công tác quản lý thuế như: Triển khai giai đoạn 2 của dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa 04 ngành (Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính), theo đó đã đảm bảo hoạt động ổn định tại 53 Cục thuế tỉnh/TP với 516 Chi cục Thuế quận/huyện; Triển khai mạnh mẽ đề án nộp thuế qua ngân hàng, đã ký kết thoả thuận hợp tác với 08 ngân hàng thương mại tại các KBNN, Chi cục Thuế quận, huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố
Trong năm 2012, nâng cấp và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc nhằm từng bước xây dựng kho cơ sở dữ liệu chính xác đáp ứng yêu cầu quản lý thuế. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về người nộp thuế, triển khai áp dụng rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quản lý thuế TNCN (PIT) tại 63/63 Cục Thuế cả nước, tính đến ngày 10/12/2012 đã có 1.426.292 tờ khai TNCN trong năm, 439.302 tờ khai quyết toán năm 2011 và 6.846.288 chứng từ/biên lai TNCN được nhập và xử lý trên hệ thống PIT. Triển khai trên toàn quốc hệ thống ứng dụng CNTT trong
quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đến nay đã cấp được 15 triệu mã số thuế cho người nộp thuế SDĐPNN.
Thực hiện nâng cấp hệ thống ứng dụng CNTT hiện hành đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế theo Thông tư 28/2011/TT-BTC và cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30/CP, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc quản lý hóa đơn theo qui định của Nghị định số 51/NĐ-CP và Thông tư số 153/TT-BTC, hỗ trợ lập kế hoạch thanh tra kiểm tra thông qua đánh giá rủi ro (đã thí điểm tại 05 Cục Thuế), hỗ trợ thực hiện qui trình Kiểm tra nội bộ...
Cùng với việc xây dựng, nâng cấp hệ thống ứng dụng và duy trì, vận hành đảm bảo yêu cầu quản lý thuế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cách sử dụng cũng được chú trọng, trong năm 2012, đã tổ chức được 24 khóa đào tạo (gồm 235 lớp) cho khoảng 9.653 lượt học viên.
Về công tác quản lý tài chính, mua sắm tài sản và đầu tư cơ sở vật chất:Trong
điều kiện nguồn kinh phí còn khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, toàn ngành đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về việc cắt giảm chi tiêu công theo tinh thần của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ, đồng thời, khẩn trương tổ chức thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, chống lãng phí:
Thay đổi căn bản phương thức tổ chức hội nghị tập huấn, hội thảo theo hướng gộp tất cả các Hội nghị để tổ chức tập trung, thống nhất theo vùng miền với thời gian thích hợp nhằm cắt giảm, tiết kiệm chi phí. Thực hiện điều chuyển tài sản giữa các đơn vị trong nội bộ ngành, nhằm tiết kiệm chi tiêu, góp phần cùng cả nước cắt giảm chi tiêu công, giảm tỷ lệ bội chi NSNN.
Rà soát, sắp xếp danh mục các dự án đầu tư của Nhà nước theo mục tiêu ưu tiên đầu tư; bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2012.
Nâng cấp và xây mới các công trình trụ sở làm việc của các cơ quan thuế, mua sắm tài sản, trang bị kịp thời phương tiện làm việc đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý thuế.