THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HOÁ QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
• Giai đoạn 2007 – 2010 :
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ của người nộp thuế bước đầu được nghiên cứu đổi mới theo định hướng nguyên tắc quản lý rủi ro; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế; sử dụng phân tích thông tin để xác định đối tượng và nội dung cần thanh tra, kiểm tra; từng bước nâng cao hiệu quả; đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đã được tăng cường. Giai đoạn 2007 – 2010 toàn ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra được 316.362 lượt đơn vị, phát hiện và truy thu vào ngân sách nhà nước 22.447 tỷ đồng.
Kiểm tra hồ sơ khai thuế: 100% các hồ sơ khai thuế do NNT gửi đến được cơ quan thuế kiểm tra. Mức độ kiểm tra từ đơn giản như kiểm tra các lỗi số học, lỗi sai logic về các chỉ tiêu kê khai giữa tờ khai và phụ lục kèm theo; cho đến kiểm tra đối chiếu số liệu trên tờ khai giữa các loại thuế; giữa tờ khai với Báo cáo tài chính của DN.... Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của cơ quan thuế hiện nay đã cơ bản được hỗ trợ của các ứng dụng CNTT.
Kiểm tra hoàn thuế: bao gồm kiểm tra trước hoàn và kiểm tra sau hoàn thuế. Việc phân định hồ sơ kiểm trước/hoàn sau hay hoàn trước/kiểm sau được thực hiện theo quy định tại Thông tư 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính. Hình thức kiểm tra được thực hiện tại cơ quan thuế.
Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm: trên cơ sở các tiêu chí đánh giá rủi ro, phân tích thông tin NNT từ cơ sở dữ liệu của ngành và nguồn lực của cơ quan thuế, hàng năm các Cục thuế lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Tại thành phố Hồ Chí Minh với phương thức xây dựng cơ sở dữ liệu theo nguyên tắc tích hợp tự động và từng bước có kết nối với các ngành liên quan (Kế hoạch đầu tư, Công thương, Hải quan…) đã tạo điều kiện cho công tác hoàn thuế, kiểm tra hoàn thuế; bước đầu làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra trên phương thức quản lý rủi ro. Phương thức này sẽ được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi ra các Cục Thuế khác.
Công tác thanh tra kiểm tra thuế luôn được xem là một trong những nhiệm vụ được ngành Thuế đặc biệt quan tâm và chú trọng. Cần chú trọng nâng cao chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra chống chuyển giá nói riêng. Ngay từ đầu năm 2011, toàn ngành đã triển khai toàn diện các biện pháp, tập trung vào việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro; Thực hiện huy động nguồn lực từ các chức năng quản lý khác hoặc từ các cơ quan thuế cấp dưới (Chi cục Thuế tăng cường cán bộ cho Cục Thuế) để tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra; Tăng cường việc phối hợp với cơ quan Công an, quản lý thị trường nhằm đẩy mạnh điều tra nhiều vụ tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu hồi cho ngân sách và truy tố trước pháp luật.
Trong năm 2012, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Tổng cục Thuế chỉ đạo 14 Cục Thuế địa phương (chủ yếu là các địa phương trọng điểm) thành lập bộ phận xử lý các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ để nghiên cứu, xử lý thông tin và thực hiện thanh tra thuế, kiểm tra thuế quy định pháp luật. Ngoài ra,phối hợp với cơ quan Công an để ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận và tội phạm trong lĩnh vực thuế. Ước thực hiện cả năm, có 49 Cục Thuế hoàn thành kế hoạch thanh tra và 52 địa phương hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra đã giao năm 2012. Các Cục Thuế thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương,…
Tình hình thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn này được đánh giá như sau:
Bảng 2.3: Đánh giá tình hình thanh tra, kiểm tra thuế
STT Nội dung hoạt động Năm 2011 Năm 2012
I Số lượt thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 856 55.8491 Số tiền truy thu thuế và phạt (tỷ đồng) 1.650 683,5