Hình 3.7. Phổ điện di protein hòa tan tổng số trong lá cây nha đam in vitro trên môi trường có bổ sung mannitol ở các nồng độ khác nhau.
Chú thích: MK: marker
Protein là thành phần quan trọng của cơ thể. Protein được cấu tạo từ các acid amin (khoảng 20 loại axit amin).Trong đó, có hơn 8 loại acid amin không thể thay thế (Valine, Lysine, Phenylalanine, Leucine, Methionine, Tryptophan, Isoleucine,
47
Threonine) mà động vật phải lấy từ thực vật mà không thể tổng hợp được. Trong cơ thể, protein đảm nhận nhiều chức năng quan trọng: bảo vệ, miễn dịch, dự trữ, xây dựng nên cấu trúc cơ thể, là thành phần của các enzyme, tham gia vào vận chuyển các chất. Theo kết quả điện di ở trên (hình 3.7), chúng tôi nhận thấy hàm lượng protein (theo khối lượng tươi) ở lá cây nha đam in vitro tăng lên khi tăng nồng độ mannitol trong môi trường nuôi cấy. Đặc biệt, hàm lượng protein tăng cao ở môi trường bổ sung mannitol 12, 15 và 18%.
Quan sát hình ảnh điện di nhận thấy phổ protein của cây xử lý với mannitol xuất hiện rất nhiều băng. Một vài vị trí có băng đậm dần lên (như ở vị trí các băng của enzyme MDH, ME, PEPC có kích thước lần lượt khoảng 30 – 35 kDa [38], 62 – 65 kDa [35], 94 – 116 kDa [47] tương ứng với hàm lượng protein tổng số tăng lên. Tuy nhiên, khi xử lí mannitol ở nồng độ cao (18%) vẫn chưa thấy xuất hiện băng mới chỉ có sự thay đổi về hàm lượng protein ở các nồng độ khác nhau, một vài băng protein còn mờ nhạt, một số băng rất đậm. Điều này có thể là do thời gian xử lý mannitol chưa đủ dài (4 tuần), số lần lặp lại thí nghiệm còn khiêm tốn do quỹ thời gian có hạn chưa cho phép, hay do một số protein được cấu tạo khác nhau nhưng lại có cùng khối lượng phân tử, các protein này tập trung trên một băng trên điện di đồ và làm tăng hàm lượng tại băng đó. Theo Nguyễn Hoàng Lộc (1992), hàm lượng, thành phần và chất lượng protein đã ảnh hưởng mạnh lên tính chịu hạn của cây [10].
48
Chƣơng 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ