sung các nồng độ mannitol khác nhau
Nha đam thuộc nhóm thực vật PCK – CAM nên chúng có khả năng đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế sự thoát hơi nước, đồng thời chúng có khả năng mở khí khổng vào ban đêm để cố định CO2 và tổng hợp acid malic. Lượng acid malic được tích lũy trong không bào vào ban đêm. Vào ban ngày, acid malic sẽ được chuyển ra tế bào chất và chuyển hóa tạo ra OAA đồng thời giải phóng ra CO2 để tham gia vào chu trình Calvin theo sơ đồ sau:
36
Quá trình chuyển hóa acid malic ban ngày sẽ làm giảm nồng độ acid malic trong tế bào vì thế sẽ làm thay đổi pH trong tế bào chất. Trong nghiên cứu này chúng tôi thăm dò ảnh hưởng của việc xử lý mannitol ở các nồng độ khác nhau lên mức độ biểu hiện của pH trong dịch chiết từ các cây nha đam in vitro sau 4 tuần nuôi cấy và thu mẫu vào lúc 10 giờ sáng, là thời điểm acid malic được chuyển hóa để tạo thành OAA và giải phóng CO2.
Kết quả thu được từ thí nghiệm này được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Biến động pH của dịch lá cây nha đam in vitro sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có bổ sung mannitol ở các nồng độ khác nhau
Nồng độ mannitol (%) pH 0 5,30 + 0,01 1 5,29 + 0,02 3 5,32 + 0.05 6 5,35 + 0,01 9 5,39 + 0,03 12 5,48 + 0,02 15 5,75 + 0,02 18 5,95 + 0,03
Từ các kết quả thu được ở bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy khi bổ sung mannitol vào môi trường nuôi cấy ở nồng độ thấp, từ 1 – 3%, độ pH trong các mẫu thí nghiệm hầu như không thay đổi, khi tăng nồng độ mannitol từ 6 – 9%, thì pH trong mẫu bắt đầu tăng nhẹ so với mẫu đối chứng, tuy nhiên khi tăng nồng độ mannitol từ 12 – 18%, thì pH trong mẫu tăng lên đáng kể so với đối chứng (bảng 3.2). Kết quả này cho thấy việc bổ sung mannitol ở nồng độ thấp ít ảnh hưởng đến sự thay đổi pH của dịch tế bào nhưng khi bổ sung mannitol ở nồng độ cao (> 9%) thì gây ảnh hưởng rõ rệt đến sự thay đổi pH của dịch tế bào vào ban ngày.
37