Hàm lượng pyruvate và OAA

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động một số chỉ tiêu hóa sinhcủa cây nha đam dưới tác động của mannitol trong điều kiện nuôi cấy in vitro (Trang 52 - 54)

Sau khi tiến hành đo hàm lượng pyruvate và OAA trong các mẫu nghiên cứu, chúng tôi thu được các kết quả trình bày ở bảng 3.6. Từ kết quả cho thấy:

Trong môi trường không bổ sung mannitol, hàm lượng OAA gấp khoảng 7,5 lần hàm lượng pyruvate. Khi tiến hành bổ sung mannitol vào môi trường nuôi cấy ở các nồng độ 1 – 18% để gây hạn thì sự chênh lệch hàm lượng OAA và pyruvate càng tăng. Điều này chứng tỏ động thái của sự biến đổi hàm lượng OAA và pyruvate có khác nhau hay chúng có thể liên quan với nhau trong quá trình trao đổi chất.

Theo bảng 3.6, hàm lượng pyruvate ở môi trường không bổ sung mannitol là 10,32 (nmol/g mẫu tươi) và giảm dần đến 5,82 (nmol/g mẫu tươi) ở nồng độ 18%. Hàm lượng pyruvate giảm có thể do trong điều kiện càng khô hạn thì làm cho hoạt tính ME và pyruvate kinase giảm cùng với quá trình chuyển hóa malate thành pyruvate giảm mạnh. Đồng thời, nguyên nhân cũng có thể do pyruvate dùng cho chu trình đường phân tăng lên dẫn đến hàm lượng pyruvate giảm xuống.

Theo nghiên cứu của Li Song Chen và cs (2002) [34] tiến hành trên cây dứa tự nhiên thì hàm lượng pyruvate của lá cây nha đam nuôi cấy trong điều kiện in vitro thấp hơn.

Bảng 3.6. Hàm lượng pyruvate và OAA trong lá nha đam in vitro khi nuôi cấy trên môi trường có bổ sung mannitol ở các nồng độ khác nhau

Nồng độ mannitol (%) Hàm lượng pyruvate (nmol/g mẫu tươi)

Hàm lượng OAA (nmol/g mẫu tươi)

0 10,32 + 0,35 77,15 + 2,17 1 10,11 + 0,42 80,95 + 2,26 3 9,62 + 0,27 84,40 + 3,37 6 8,84 + 0,35 91,12 + 2,42 9 8,21 + 0,40 96,06 + 2,19 12 7,85 + 0,21 99,01 + 3,09 15 7,42 + 0,38 107,17 + 3,84 18 5,82 + 0,29 105,03 + 2,90

43

Trong môi trường không bổ sung mannitol, hàm lượng OAA đạt 77,15 (nmol/g mẫu tươi). Hàm lượng này tăng dần khi bắt đầu xử lí hạn với mannitol ở nồng độ từ 1 – 18%. Nồng độ mannitol trong môi trường nuôi cấy đến 15% thì hàm lượng OAA đạt 107,17 (nmol/g mẫu tươi) và sau đó giảm nhẹ ở nồng độ mannitol 18% (bảng 3.6).

Nguyên nhân có thể được giải thích như sau: nồng độ mannitol trong môi trường nuôi cấy ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế quang hợp CAM của cây. Trong điều kiện môi trường càng khô hạn, đặc tính CAM thể hiện càng mạnh. Cụ thể là quá trình chuyển hóa acid malic thành OAA được tăng cường. Do đó, hàm lượng OAA sẽ tăng lên. Ngoài ra, hàm lượng OAA tăng đồng nghĩa với OAA được tạo ra bởi quá trình loại CO2 của malate cao hơn OAA dùng cho quá trình tổng hợp PEP để từ đó PEP sẽ tham gia vào chu trình đường phân (hình 3.6).

Kết quả xác định hàm lượng OAA trong lá cây nha đam nuôi cấy trong điều kiện in vitro cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Milburn và cs (1968) [36] thực hiện trên cây Aloe sp. tự nhiên với hàm lượng OAA là 39 (nmol/g mẫu tươi). Điều này có thể do thời gian thu mẫu của tác giả khá sớm (lúc 5 giờ sáng) nên acid malic chưa được chuyển hóa nhiều. Vì vậy mà hàm lượng OAA thấp hơn.

Đồ thị 3.2. Hàm lượng pyruvate của cây nha đam in vitro khi nuôi cấy trên các môi trường có bổ sung hàm lượng mannitol khác nhau

44

Đồ thị 3.3. Hàm lượng OAA của cây nha đam in vitro khi nuôi cấy trên các môi trường có bổ sung hàm lượng mannitol khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động một số chỉ tiêu hóa sinhcủa cây nha đam dưới tác động của mannitol trong điều kiện nuôi cấy in vitro (Trang 52 - 54)