Hàm lượng đường khử và hàm lượng tinh bột

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động một số chỉ tiêu hóa sinhcủa cây nha đam dưới tác động của mannitol trong điều kiện nuôi cấy in vitro (Trang 50 - 52)

Đường trong cơ thể thực vật là nhóm chất liên quan đến sự điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào khi gặp điều kiện cực đoan [15].

Theo quan điểm hiện nay, việc tích lũy các chất hòa tan trong tế bào đồng nhất với khái niệm điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Đây là phương thức thích nghi của thực vật với các yếu tố bất lợi của môi trường. Khi tế bào mất nước các chất hòa tan sẽ được tích lũy dần để chống lại sự mất nước đồng thời tăng khả năng giữ nước của chất nguyên sinh. Quá trình thủy phân polysaccharide dự trữ là nguồn cung cấp chất tan cho quá trình điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế bào khi bị mất nước đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi cây [15].

Để xác định hàm lượng đường khử và hàm lượng tinh bột, chúng tôi tiến hành xây dựng phương trình đường chuẩn glucose (phụ lục 2, 3) để từ đó tính toán được hàm lượng đường khử và tinh bột.

41

Dựa vào phương trình đường chuẩn và kết quả đo OD chúng tôi thu được kết quả hàm lượng đường khử và hàm lượng tinh bột trong dịch chiết lá nha đam in vitro (bảng 3.5).

- Hàm lượng đường khử đạt giá trị thấp nhất ở dịch lá nha đam nuôi cấy trên môi trường không bổ sung mannitol là 7,34 (mg/g mẫu tươi) và tăng nhẹ ở các nồng độ 1, 3%. Hàm lượng đường khử đạt giá trị cao nhất ở nồng độ 12% là 10,78 (mg/g mẫu tươi). Sau đó, hàm lượng đường khử giảm dần khi tăng nồng độ mannitol trong môi trường nuôi cấy. Ở nồng độ 18% hàm lượng đường khử chỉ còn 9,08 (mg/g mẫu tươi). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên cây nha đam tự nhiên của Hoàng Thị Thanh Hòa (2006) [5] và trên cây xương rồng bà không gai của Võ Thị Mai Hương và cs (2008) [9].

- Hàm lượng tinh bột thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng đường khử: khi tăng nồng độ mannitol trong môi trường, hàm lượng tinh bột tăng và được tạo thành nhiều nhất ở nồng độ mannitol 12% là 45,84 (µg/100g mẫu tươi). Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột giảm nhanh sau đó và đến 18% chỉ còn 29,6 (µg/100g mẫu tươi).

Bảng 3.5. Hàm lượng đường khử và hàm lượng tinh bột trong lá cây nha đam in vitro

khi nuôi cấy trên môi trường có bổ sung mannitol ở các nồng độ khác nhau

Nồng độ mannitol (%) Hàm lượng đường khử (mg/g mẫu tươi) Hàm lượng tinh bột (µg/100g mẫu tươi) 0 7,34 + 0,03 36,12 + 1,42 1 7,55 + 0,02 37,05 + 1,05 3 7,92 + 0,01 37,72 + 0,60 6 8,65 + 0,05 38,98 + 0,30 9 10,32 + 0,10 42,21 + 0,01 12 10,78 + 0,05 45,84 + 0,10 15 10,27 + 0,01 34,45 + 0,15 18 9,08 + 0,01 29,60 + 0,01

42

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động một số chỉ tiêu hóa sinhcủa cây nha đam dưới tác động của mannitol trong điều kiện nuôi cấy in vitro (Trang 50 - 52)