Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu ’Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diezel dùng bơm cao áp dãy (Trang 26 - 27)

Hình 1.4.3.2 Sơ đồ nguyên lý hoạt động 1. Trục cam 2. con đội 3. Cần đẩy 4. lò xo 5. cần đẩy 6. pít tông

7. 6đường đẩy dầu

8. thân bơm 9. van đẩy;

10. pít tông bơm tay 12. lò xo bơm

A . đường hút B. đường dầu;

- Bơm hoạt động nhờ một vấu cam ở trên trục của bơm cao áp. Khi vấu cam tác động vào cần đẩy 3 thông qua con lăn 1 thì cần đẩy cùng pít tông 4 đi lên, ép lò xo 5 lại (hình a). Trong khoang A lúc này áp suất tăng lên, còn trong khoang B là chân không. Do đó van hút 15 đóng lại, van đẩy 8 mở ra và nhiên liệu đi từ khoang A sang khoang B.

- Khi đỉnh của vấu cam đi qua khỏi con lăn của cần đẩy thì lò xo 5 đẩy pít tông 4 đi xuống (hình b). Phía trên pít tông lúc này là chân không, do vậy van hút 15 mở ra và van đẩy 8 đóng lại, nhiên liệu được hút qua lỗ 16 vào đường ống cấp để đi vào khoang A. Đồng thời ở phía dưới pít tông áp suất tăng lên và nhiên liệu bị dồn ra ngoài để đi tới bầu lọc. Trong trường hợp tắc bầu lọc do quá bẩn thì áp suất từ phía bầu lọc tạo được lực lớn hơn lò xo 5, do vậy lò xo sẽ bị giữ ở trạng thái ép, không bung ra được, cần đẩy vẫn đi lên đi xuống nhưng không tác động vào pít tông.

- Bơm thấp áp còn có bộ phận bơm tay bao gồm xi lanh 12, pít tông 14 cùng với cần đẩy, viên bi 11 và tay nắm 13. Phía trong của tay nắm có ren để bắt vào nắp xi lanh khi không sử dụng bơm tay.

- Đối với hệ thống nhiên liệu sủ dụng bơm cao áp kiểu phân phối thì thường có trang bị bơm thấp áp kiểu cánh gạt và được lắp ngay trong bơm cao áp

Một phần của tài liệu ’Xây dựng hệ thống bài tập trên mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diezel dùng bơm cao áp dãy (Trang 26 - 27)