6.4.1.1. Hư hỏng chung của vòi phun
Vòi phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu vào buồng cháy động cơ dưới dạng sương mù để đảm bảo hoà trộn tốt nhiên liệu và không khí, hình thành hỗn hợp cháy. Vòi phun dùng trong động cơ ô tô máy kéo, phụ thuộc vào kết cấu buồng cháy, hầu hết là loại vòi phun kín một lỗ hoặc nhiều lỗ phun.
Để phun sương, nhiên liệu trước lỗ phun phải có áp suất lớn, vòi phun một lỗ kiểu kín, có áp suất phun trong phạm vi 110÷125Kg/cm2, loại nhiều lỗ có áp suất phun 170÷180Kg/cm2, có những động cơ yêu cầu áp suất phun trên 200Kg/cm2.
Hình dạng chùm tia phun cũng phải cân đối và phân bố đều đặn theo cách bố trí lỗ phun, đánh giá hình dạng chùm tia phun thông qua góc đỉnh chùm tia và nếu là vòi phun nhiều lỗ phải đảm bảo cả góc nghiêng các chùm tia so với đường trục
6.4.1.2. Bộ đôi kim phun và đế kim phun mòn
Khi mòn các lỗ phun trên đầu kim phun, chùm tia phun sẽ không giữ được hình dạng cân đối ban đầu, đồng thời độ phun sương sẽ giảm hẳn, hạt nhiên liệu phun ra khó được xé tơi, làm quá trình hoà trộn rất kém, khiến động cơ bị khói.
Hình 6.4.1. Mòn kim phun
Mòn mặt côn đậy kín trên đầu kim phun và lỗ trên đế kim phun làm tăng hành trình nâng cực đại của kim, do đó làm giảm tốc độ của nhiên liệu qua lỗ phun cũng gây nên sự giảm chất lượng phun sương. Nếu mặt này không kín, sẽ xuất hiện hiện tượng phun nhỏ giọt: sau khi kết thúc quá trình phun vẫn còn một vài giọt nhiên liệu rỉ ra tạo thành muội than đọng bám trên đầu vòi phun làm quá trình phun xấu đi.
6.4.1.3. Lò xo vòi phun yếu
Lò xo vòi phun bị yếu do mất đàn hồi hay do điều chỉnh sai làm áp suất phun thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng phun sương, vì vậy động cơ sẽ bị khói và tăng tiêu hao nhiên liệu.
Hình 6.4.2. Kiểm tra lò xo bằng thước cặp Hình 6.4.3. Kiểm tra lò xo bằng êke
6.4.1.5. Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun
- Thay đổi chiều dày căn đệm để thay đổi sức căng lò xo. * Điều chỉnh bằng vít điều chỉnh.
- Điều chỉnh áp suất phun của vòi phun thông qua một vít điều chỉnh phía trên đầu vòi phun.
- Khi điều chỉnh nới lỏng bulông hãm sau đó mới tiến hành điều chỉnh như hình - Vặn vít vào tăng sức căng lò xo dẫn đến áp suất phun tăng theo và ngược lại vặn vít ra thì sức căng lò xo giảm dần dẫn đến áp suất phun giảm.
6.4.1.6. Kiểm tra chất lượng phun sương
Thao tác kiểm tra chất lượng phun sương đòi hỏi phải dập nhanh và dứt khoát tay đòn 4 cho nhiên liệu phun ra ở dạng sương, quan sát chùm tia phun thấy như luồng khói và không có hạt nhiên liệu bắn toé hoặc không thấy lõi trong chùm tia là vòi phun tốt. Ngoài ra vòi phun tốt khi phun còn phát tiếng kêu đanh gọn rất đặc trưng. Kết thúc phun đầu vòi phun phải khô sạch.
Hình 6.4.3 mô tả hình dạng chùm tia phun khi kiểm tra chất lượng phun sương của vòi phun trên dụng cụ thử, kim phun loại 1 lỗ, dùng trong động cơ có buồng cháy ngăn cách. Khi vòi phun bị mòn rộng lỗ phun sẽ làm chùm tia phân tán rộng hoặc lệch về một phía.
Hình 6.4.3. Kiểm tra chất lượng tia phun
6.4.6. Kiểm tra góc chùm tia phun
Góc chùm tia phun được kiểm tra bằng cách đặt cách đầu vòi phun từ 200÷220mm một tờ giấy thấm để hứng chùm tia phun (hình 6.4.4). Đo đường kính vết chùm tia D và khoảng cách L từ tờ giấy đến đầu vòi phun, dễ dàng tính được góc đỉnh chùm tia ∝ thông qua tính tg(∝/2) = D/2L.
Với loại vòi phun nhiều lỗ hoặc một lỗ nhưng bố trí xiên như của vòi phun động cơ IFA W50, cần phải dựng một thước đo độ cạnh vòi phun kiểm tra mới xác định được góc nghiêng của các chùm tia so với trục vòi phun.
Trường ĐHSPKTHY Khoa Cơ khí động lực
Bài tập thực hành số 7
Tháo, lắp và kiểm tra lọc nhiên liệu diezel
7.1. Mục tiêu
- Biết được một số dạng hư hỏng của bầu lọc - Tháo lắp, kiểm tra thành thạo.
- Sửa chữa được một số dạng hư hỏng của bầu lọc
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, sự kiên trì và tác phong làm việc công nghiệp. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
7.2. An toàn
- Chú ý khi thực hiện công việc cần mang quần áo dụng cụ bảo hộ
7.3. Công việc và dụng cụ chuẩn bị
- Giáo án, đề cương
- Thiết bị phục vụ và dụng cụ chuyên dùng - Các loại bầu lọc nhiên liệu, đường ống cao áp.
7.4. Nội dung thực hành
59
TT Nội dung công việc Hình vẽ Dụng
cụ
1
Tháo rời thân lõi lọc khỏi
phần nắp Clê 12
2
Lấy phần thân bầu lọc xuống
Tay
Lấy lõi lọc cũ rồi vứt bỏ
4
Dùng dầu hoặc xăng sạch rữa bên trong thân bầu lọc
Tay và chổi lông 5
Lắp lõi lọc mới vào thân bầu lọc rồi lắp vào động cơ
Tay và clê 17.
Chú ý:
- Khi tháo lắp vặn đủ cân lực tránh làm hỏng các ren. - Lắp đúng thứ tự các gioăng đệm.
- Sau khi xả hết không khí ở bầu lọc ta nên xả tiếp không khí ở bơm cao áp bằng cách.
+ Nới nút xả khí ở bơm cao áp
+ Dùng bơm tay bơm chuyển nhiên liệu cho bơm cao áp và quan sát lỗ xả khí bao giờ thấy hết bọt khí đi theo nhiên liệu ra ngoài thì thôi.
+ Vặn chặt lại nút xả khí.
Hình 7.4.1 Tháo nút xả khí
7.4.2. Quy trình thay lõi lọc của bầu lọc thô
- Xả hết dầu Diêzen ở bầu lọc thô.
- Tháo vỏ bầu lọc bỏ lõi lọc ra và rửa sạch vỏ bầu lọc, nắp nút xả lại.-Lắp lõi lọc mới rồi lắp vỏ bầu lọc vào và xiết chặt các bu lông.
7.4.3. Đối với loại bầu lọc giấy dùng một lần để thay lõi lọc ta làm như sau
- Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo bầu lọc cũ ra khỏi động cơ - Bôi lên giăng đệm của bầu lọc mới một ít dầu động cơ
- Lắp bầu lọc mới vào động cơ vặn chặt bầu lọc bằng tay khi nào thấy nặng tay thì dùng dụng cụ chuyên dùng vặn thêm 3/4-1 vòng nữa là được.
Chú ý :
- Không vặn bầu lọc chặt quá.
- Nên thay bầu lọc đúng theo thời gian định kỳ.
7.4.4. Những hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
TT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại
1 Các phần tử lọc bị rách, mủn.
- Do làm việc lâu ngày. - Rách trong quá trình tháo lắp, bảo dưỡng.
- Nhiên liệu không được lọc sạch làm hỏng các chi tiết như cặp piston xi lanh bơm cao áp, tắc vòi phun…
2 Các phần tử lọc bị tắc.
- Do họat động lâu ngày. - Nhiên liệu có nhiều cặn bẩn
- Nhiên liệu cung cấp cho bơm cao áp thiếu, làm động cơ chạy rung dật, tăng tốc không tốt.
3 Bầu lọc bị lẫn nhiều nước
- Nhiên liệu có lẫn nước - Làm rỉ các chi tiết gây kẹt, mòn các chi tiết trong hệ thống.
- Công suất động cơ giảm, tăng tốc kém hoặc động cơ không làm việc được.
4 Bầu lọc bị nứt vỡ Bị va đập, rơi trong quá trình tháo lắp
- Do rỉ làm tổn hao nhiên liệu
- Không khí và nước lọt vào hệ thống làm động cơ không họat động được.
5 Các đệm bị rách - Sử dụng lâu ngày. - Bầu lọc không kín gây dò
- Tháo lắp không đúng kỹ thuật rỉ dầu, lọt khí vào hệ thống. 6 Các lỗ ren trờn hỏng. - Tháo lắp không đúng kỹ thuật
- Bầu lọc không được bắt chặt vào động cơ Trường ĐHSPKTHY Khoa Cơ khí động lực Bài thực hành số 8 Tháo, lắp bộ điều tốc 8.1. Mục tiêu.
Sau khi học xong người học có thể: - Hiểu được kết cấu lắp ghép bộ điều tốc. - Hiểu, phân tích được quy trình tháo lắp.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho người và thiết bị.
8.2. An toàn
- Chuẩn bị bảo hộ an toàn khi thực hành
8.3. Công việc chuẩn bị
- Tài liệu
- Những dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ kiểm tra như dầu Diesel, dụng cụ tháo lắp thông thường, dụng cụ chuyên dùng.
8.4. Nội dung bài tập
8.4.1. Trình tự tháo bộ điều tốc.
TT Nội dung công việc Hình vẽ Dụng
cụ
Chú ý 1
-Tháo lắp đậy phía trên bộ điều tốc (tháo vít 2) Tuốc lơ vít, choòng, clê 2 -Tháo thanh rằng Dùng tuốc lơ vít bẩy nhẹ nhàng
3 -Tháo vít cố định nắp bên Tuốc lơ
vít
4 -Mở nắp bên, lựa nhẹ cho thanh gạt ra
Tay
5 - Tháo chốt chẻ hãm - Tháo đai ốc đầu trục 2 - Lấy cụm cần ghạt ra Kìm Tay 6 - Tháo chốt chẻ hãm Kìm Chi tiết nhỏ, chánh để lẫn 7 - Tháo chốt hãm (dùng tông nhỏ đẩy ra trước) - Rút trục ra Kìm Trước khi tháo phải đánh dấu, để theo bộ
8 - Tháo trụ đẩy Tay Để
gọn
9 - Tháo đai ốc phía trong - Nhấc cụm quả văng ra Dụng cụ chuyên dùng
11 - Tháo vỏ (tháo vít 4 ) Tuốc lơ
vít Để gọn 12 - Tháo bu lông chốt chống xoay, móng hãm trục cần ga Clê Choòng 12 Để riêng theo bộ
13 - Tháo cụm lò xo quả văng
+ Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo cụm lò xo quả văng + Dùng tông nhỏ tháo chốt khớp quả văng và giá quả văng + Tháo chốt giữa giá đỡ quả văng và ống trượt
- Chú ý khi không cần thiết thì không nên tháo cụm quả văng mà điều chỉnh lực căng lò xo quả văng
Chú ý : - Trước khi tháo chú ý quan sát kết cấu lắp ghép bên ngoài, mỗi loại bơm có kết cấu lắp ghép khác nhau.
- Do đó trước khi tháo rời các chi tiết cần tham khảo sổ tay hướng dẫn sửa chữa cụ thể của từng loại bơm đó.
8.4.2. Trình tự lắp bộ điều tốc
TT Nội dung công việc Hình vẽ Dụng cụ Ghi chú 1
- Lắp cụm qủa văng + Lắp giá quả văng
+ Lắp quả văng vào giá quả văng
+ Dùng dụng cụ chuyên dùng lắp cụm lò xo quả văng
2 - Lắp móng hãm, trục cần ga và chốt chống xoay
Tay, tuốc lơ vít,
choòng(clê) 12
3 - Lắp vỏ bộ điều tốc Tuốc lơ vít Vặn
đều tay 4 - Lắp cụm quả văng, ống trượt - Lắp đai ốc phía trong Tay, dụng cụ chuyên dùng Chú ý lực xiết đai ốc phía trong
5 - Lựa lắp trụ đẩy vào Tay Lựa nhẹ, bôi trơn để lắp dễ dàng 6 - Lắp trục - Lắp chốt hãm Kìm Lắp đúng từng bộ đều hai bên 7 - Lắp chốt chẻ hãm Kìm 8 - Lắp cụm cần ghạt - Đai ốc đầu trục 2, chốt chẻ Choòng, tay, kìm 2
9 - Lắp nắp bên, lựa cho thanh gạt vào vị trí dẫn hướng Tay 10 - Lắp vít cố định lắp bên Tuốc lơ vít 11 - Lắp thanh rằng phía trên Tay 12 - Lắp nắp đậy phía trên Tuốc lơ vít
Chú ý - Sau khi kiển tra, sửa chữa, tìm hiểu kết cấu tiến hành lắp theo quy trình sau:
Trường ĐHSPKTHY Khoa Cơ khí động lực
Bài thực hành số 9
Kiểm tra và sửa chữa bộ điều tốc
9.1. Mục tiêu.
Sau khi học xong người học có thể: - Kiểm tra thành thạo bộ điều tốc - Hiểu được cách sữa chữa bộ điều tốc - Hiểu được kết cấu lắp ghép bộ điều tốc.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho người và thiết bị.
9.2. An toàn
- Chuẩn bị bảo hộ an toàn khi thực hành
9.3. Công việc chuẩn bị
- Tài liệu
- Những dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ kiểm tra như dầu Diesel, dụng cụ tháo lắp thông thường, dụng cụ chuyên dùng.
9.4. Nội dung bài tập9.4.1. Kiểm tra, sửa chữa 9.4.1. Kiểm tra, sửa chữa
Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại - Hư hỏng + Thanh gạt điều tốc bị mòn + Chốt dài bộ điều tốc bị mòn + Ống trượt bị mòn + Mòn các chốt qủa văng - Nguyên nhân
+ Tất cả những sai hỏng trên là do bộ điều tốc hoạt động lâu ngày động lâu ngày - Tác hại
+ Những sai hỏng của bộ điều tốc trên kết hợp lại với nhau làm sai lệch thời điểm tác động của bộ điều tốc vào thanh răng do đó tốc độ của động cơ không được điều tiết hợp lý.
- Kiểm tra
+ Kiểm tra độ mòn hỏng tổng thể cả bộ điều tốc thông qua kiểm tra sự tác động của bộ điều tốc tới tốc độ động cơ.
+ Kiểm tra lực căng của lò xo quả văng bằng dụng cụ chuyên dùng - Sửa chữa
+ Điều chỉnh sự tác động của bộ điều tốc thông qua kiển tra tốc độ động cơ ở từng chế độ khác nhau sau đó dùng dụng cụ chuyên dùng điều chỉnh lực căng lò xo quả văng. + Khi kiểm tra, các giá trị vượt quá giá trị cho phép trong sổ tay hướng dẫn sửa chữa thì tiến hành thay thế.
Trường ĐHSPKTHY Khoa Cơ khí động lực
Bài thực hành số 10
Tháo, lắp bộ điều chỉnh phun sớm
10.1. Mục tiêu.
Sau khi học xong người học có thể:
- Tháo lắp thành thạo bộ điều khiển phun sớm - Hiểu được kết cấu lắp ghép bộ điều tốc.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho người và thiết bị.
10.2. An toàn
- Chuẩn bị bảo hộ an toàn khi thực hành
10.3. Công việc chuẩn bị
- Tài liệu
- Những dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ kiểm tra như dầu Diesel, dụng cụ tháo lắp thông thường, dụng cụ chuyên dùng.
10.4. Nội dung bài tập
10.4.1. Tháo bộ điều chỉnh phun sớm
TT Nội dung công việc Hình biểu diễn Dụng cụ Ghi chú 1 - Tháo mặt bích phía trên Choòng (Clê) 13 2 - Tháo vít bắt vỏ choòng (clê) 10 Để gọn
3 - Nhấc vỏ ra Tay nhấc ra Lựa nhẹ nhàng 4 - Tháo móng hãm,
cụm lò xo quả văng Tay,
kìm, tuốc lơ vít Để gọn theo bộ 5 - Tháo lò xo định vị quả văng Dụng cụ tháo lò xo chuyên dùng Để gọn theo bộ 6 - Tháo phanh hãm đĩa chủ động Kìm tháo chuyên dùng Để theo bộ 7 - Nhấc đĩa chủ động ra
Tay Tay khi tháo phải đánh dấu, lựa nhẹ
8 - Nhấc quả văng ra Tay Để theo
bộ riêng biệt
9 - Tháo vòng bi quả văng Tay Để gọn theo bộ 10 - Tháo bạc và vòng mắc lò xo Tay Để theo bộ 11 - Tháo trục xoay trữ thập Tay
Chú ý : - Trước khi tháo qua sát kỹ đặc điểm lắp ghép của bộ điều chỉnh phun sớm đẻ có quy trình tháo hợp lý
- Tháo rời bộ điều chỉnh phun sớm ra khỏi bơm bằng dụng cụ chuyên dùng
10.4.2 Trình tự lắp bộ điều chỉnh phun sớm
TT Nội dung công việc Hình biểu diễn Dụng cụ Ghi nhớ 1 - Lắp trục xoay chữ thập Tay
2 - Lắp bạc và vòng mắc lò xo Tay nhấc ra chú ý lắp đúng theo bộ 3 - Lắp vòng bi quả văng Lắp đúng theo bộ
4 - Lắp cụm quả văng Tay
nhấc ra
5 - Lắp đĩa chủ động Tay Lựa