xã Vĩnh Chấp- Vĩnh Linh- Quảng Trị.
Trong những năm qua, đại đa số cán bộ các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở xã đều xuất phát điểm từ cán bộ Đoàn xã. Đây cũng là một thuận lợi trong công tác sử dụng, luân chuyển của cán bộ Đoàn sau khi hết tuổi Đoàn quy định cũng nh được sự phân công, điều động của tổ chức sang đảm nhận công tác khác.
Đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong xã có độ tuổi bình quân là 42 tuổi, với 8/24 đ/c có bằng đại học, còn lại đại đa số có bằng trung cấp, cao đẳng và THPT, các đồng chí có vị trí chủ chốt ở địa phương cũng được trưởng thành từ phong trào hoạt động Đoàn có nhiều cống hiến, đóng góp
cho sự nghiệp của thế hệ trẻ xã nhà. Đây chính là một thuận lợi lớn cho công tác luân chuyển, sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn xã. Bởi chính các chú, các anh là người đã dìu dắt, quan tâm, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thế hệ cán bộ Đoàn đi sau, bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận mình, các anh hiểu các khó khăn, thách thức, những mặt còn hạn chế, thiếu sót cũng như những thành tích, những ưu điểm của lớp cán bộ trẻ sau mình. Vì vậy điều kiện để cán bộ Đoàn có thể trao đổi, giải bày hay tham mưu đề xuất một vấn đề nào đó là rất thuận lợi. Mặc dù vậy, việc luân chuyển của cán bộ Đoàn cũng có nhiều bất cập, luân chuyển nhanh thì phong trào Đoàn không có được một chiến lược, kế hoạch công tác lâu dài, ổn đinh “ Đem con bỏ chợ”, kế hoạch đã xây dựng chưa được thực hiện thì cán bộ đã thuyên chuyển công tác, người kế cận thì phải mất thời gian mới bắt nhịp được với công việc. Do đó kế hoạch đề ra từ năm này qua năm khác không được thực hiện, ví dụ : Kế hoạch thành lập CLB phòng chống tội phạm trong Thanh-Thiếu niên, kế hoạch xây dựng từ năm 2004 nhưng đến nay qua 2 lần BCH Đoàn xã thay đổi vị trí công tác, sinh hoạt chưa được thực hiện. Trong khi tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, số lượng đối tượng tăng, số vô vi phạm tăng và mức độ vụ án cũng nghiêm trọng hơn nhiều, đòi hỏi cần thiết phải thành lập CLB. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động, con người, đội ngũ Ban lãnh đạo cũng đã thay đổi và bắt buộc phải xây dựng lại Đề án mới, phải mất thời gian công sức để làm lại từ đầu. Đó là một bất cập.
Tuy nhiên, luân chuyển chậm cũng ảnh hưởng đến bản thân cán bộ cũng như hiệu quả hoạt động của phong trào Đoàn. Cán bộ Đoàn đã quá độ tuổi theo Trung ương Đoàn quy định, độ tuổi cán bộ lớn hơn nhiều so với độ tuổi của đoàn viên thanh niên thì không thể hiểu được thanh niên, không nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của thanh niên, do đó đưa ra kế hoạch hoạt động không phù hợp,
không thu hút được thanh niên tham gia. Tuy nhiên để luân chuyển được vị trí công tác cũng gặp rất nhiều khó khăn “Tiến thoái lưỡng nan” - Đó chính là tình trạng chung của cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay. Mặt khác, cơ sở khoa học cũng như thực tế đã chứng minh phải luân chuyển thay đổi vị trí công tác như vậy mới giúp con người tích cực hơn, năng động hơn, ngược lại cứ nắm giữ một vị trí con người sẽ an phận, co cụm, ngại phấn đấu, thậm chí có tâm trạng chán nản bởi đóng góp của mình không được tổ chức ghi nhận. Nhất là một sè cán bộ Đoàn suy nghĩ còn nông cạn, thiếu kinh nghiệp từng trải sẽ nôn nóng dễ lung lay lập trường, dẫn đến bỏ việc chuyển sang làm kinh tế hay một công việc khác. Điều này ảnh hưởng đến chiến lược cán bộ nguồn của tổ chức Đoàn cũng như Đảng, chính quyền.
Tóm lại: Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán
bộ Đoàn trên địa bàn xã cũng như các cấp cơ sở đều gặp nhiều khó khăn, nhiều bất cập, đòi hỏi cần sự quan tâm, xem xét một cách nghiêm túc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng như tổ chức Đoàn phải thực sự xem “Công tác đào tạo cán bộ Đoàn là một bộ phận đào tạo cán bộ Đảng”.