cán bộ làm công tác thanh niên.
Việc sử dụng, luân chuyển phải đi đôI với đào tạo, bồi dưỡng. Do đó để cán bộ Đoàn gắn bó với phong trào thì phải xem công tác sử dụng, đãi ngộ và lauan chuyển cán bộ là một kế hoạch được quan tâm thường xuyên và hợp lý. Bên cạnh đó cần có chính sách phù hợp để đảm bảo “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng”.
Cán bộ Đoàn trong biên chế rất Ýt (chủ yếu là Bí thư Đoàn cơ sở) còn phần lớn là kiêm nhiệm, bán chuyên trách, do đó phải biết rõ năng lực, thế mạnh, sở trường, hạn chế của từng cán bộ mà bố trí, phân công công việc cho phù hợp. Đồng thời phải biết động viên, khích lệ kịp thời thường xuyên.
Quy trình sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở phải đảm bảo 4 yếu tố: + Lựa chọn đúng người
+ Sắp xếp đúng việc
+ Hài hoà giữa công việc chung và lợi Ých riêng của bản thân gia đình + Hướng phát triển, trưởng thành của cán bộ.
Do đó đối với cương vị chủ chốt, phải lựa chọn các nhân sự có đủ điều kiện là tiêu chuẩn, phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa có thể để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải thay thế ngay cán bộ chủ chốt mà thiếu nhiệt tình, năng lực yếu, gây cản trở công việc chung.
Cần giao cho một cán bộ đảm nhận nhiều việc hay một việc cho nhiều cán bộ để có thể hỗ trợ nhau trong hình thức nhóm công tác để phát huy khả năng cán bộ trên nhiều lĩnh vực.
Sử dụng cán bộ Đoàn cần phải có nghệ thuật và đảm bảo khoa học, phải biết lắng nghe họ, hiểu họ, quan tâm họ nhưng đồng thời phải biết chỉ đạo, hướng dẫn họ một cách cứng rắn để họ hoàn thành nhiệm vụ một cách chủ động, sáng tạo tuỳ theo khả năng của họ, tránh nôn nóng, đòi hỏi quá cao, yêu cầu công việc một cách hoàn hảo trong khi trình độ của họ không đáp ứng được. Qua mỗi công việc cần kịp thời chỉ đạo cho họ cái họ làm được, cái chưa, để họ rút kinh nghiệm. Đồng thời cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát để họ cảm thấy công việc đó quan trọng và vai trò của họ cũng không kém.
Mặt khác, cần sử dụng đội ngũ cộng tác viên, đó là những cá nhân nhiệt tình, thành tâm với thế hệ trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp Đoàn tổ chức các hoạt động lớn, các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT, thu hút tập hợp thanh niên trên địa bàn. Cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở các chi đoàn, đây là người bạn chân thành, động viên cán bộ Đoàn vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần có một cơ chế quản lý cán bộ một cách hợp lý, cách quản lý tốt nhất là thông qua Quy chế cán bộ, những quy định cụ thể mang tính chất nội bộ, quản lý con người thông qua công việc, thông qua tổ chức và phân cấp quản lý rõ ràng cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên quản lý cán bộ Đoàn chủ chốt, BCH cơ sở quản lý uỷ viên và Bí thư các chi đoàn.
Với cấp uỷ Đảng, chính quyền xã thực hiện tốt các chế độ, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ Đoàn, đồng thời tác động thêm để các cơ sở vận dụng chính sách đãi ngộ, khuyến khích… nhằm động viên đội ngũ cán bộ cơ sở, động viên về tinh thần, vật chất các dịp lễ, tết, thăm hỏi lúc khó khăn, hoạn nạn, ốm đau, hiếu hỉ hay có phụ cấp trách nhiệm định kỳ là một phần rất nhỏ nhưng có ý nghĩa động viên, cổ vũ rất lớn về mặt tinh thần. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ Đoàn làm kinh tế, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tổ chức Đoàn các cấp cần làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc đánh giá tình hình, đóng góp ý kiến giải pháp để khắc phục thực trạng mà tổ chức mình vướng mắc, tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn phát triển.
Trên đây là một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao công tác cán bộ Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn cơ sở xã Vĩnh Chấp - Huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị nói riêng. Để các giải pháp này được thực hiện thì cần đến sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt người cán bộ Đoàn
cần phát huy khẳng định vai trò của mình với tổ chức để đưa tổ chức Đoàn cơ sở thật sự vững mạnh, xứng đáng với vai trò, vị trí vốn có của nó.
KẾT LUẬN
Đổi mới công tác Đoàn nói chung và đổi mới công tác cán bộ Đoàn nói riêng là một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cán bộ Đoàn là người cán bộ Đảng làm công tác thanh - thiếu nhi, là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của mọi tổ chức chính trị-xã hội, mọi cấp, mọi ngành. Đây là vấn đề khó khăn phức tạp, nó gắn với con người và gắn với các mặt khác nhau của đời sống xã hội; bất cứ giai đoạn cách mạng nào cán bộ cũng là trung tâm chú ý của xã hội. Công tác cán bộ có tầm quan trọng rất đặc biệt, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc, là cái “gốc” quyết định đến chất lượng của công tác Đoàn.
Ngày nay, trong thời kỳ cả nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, cán bộ Đoàn cũng phải có những yêu cầu cao hơn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ… để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của cách mạng giao phó trước mặt cũng như lâu dài. Chính vì vậy đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “Cán bộ là then chốt”. Xây dựng đội ngũ cán bộ
Đoàn có đức, có tài để có thể đoàn kết, tập hợp giáo dục thanh-thiếu nhi, đưa thanh niên vào các phong trào hành động cách mạng của Đảng, định hướng cho thanh niên sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Đối với cán bộ Đoàn cơ sở, là người gần gũi nhất với đoàn viên, thanh niên, hiểu thanh niên một cách sâu sắc nhất, nắm bắt tình hình một cách chính xác và kịp thời nhất, đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có chất lượng và toàn diện. Đây không phải là vấn đề riêng của tổ chức Đoàn mà là vấn đề chung của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội khá và phả quan tâm, kiên trì từ khâu tuyển chọn đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, phải nhìn nhận đánh giá năng lực trình độ cán bộ một cách khách quan, toàn diện và phát triển trên cơ sở của thực tiễn phong trào thanh-thiếu niên ở địa phương. Có như vậy mới đánh giá đúng khả năng cán bộ và định hướng cho sự phát triển của cán bộ cũng như có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lâu dài. Để làm được điều này tổ chức Đoàn cần sự quan tâm sâu sắc của Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp và cần được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục song phải kiên trì, từng bước, tránh chủ quan nóng vội.
Bản thân em, với cương vị là cán bộ Đoàn, được học tập tại Học viện TTN Việt Nam, với những kiến thức cơ bản và chính xác nhất về công tác Đoàn và phong trào thanh - thiếu nhi và mong muốn được đem phần công sức nhỏ bé của mình cống hiến cho phong trào thanh-thiếu niên nói chung và phong trào thanh- thiếu nhi trên địa bàn xã Vĩnh Chấp-Vĩnh Linh-Quảng Trị nói riêng. Em nhận thức mình phải luôn luôn phấn đấu không ngừng, học tập ở bạn bề đồng chí, học tập để nâng cao trình độ cho bản thân, xây dựng lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống
lành mạnh, trung thực xứng đáng là người thủ lĩnh thanh niên, là tấm gương cho thiếu nhi và là người cán bộ cách mạng.
Tuy nhiên, từ thực tế ở địa phương cũng như những tác động của kinh tế thị trường, đôi lúc, đôi khi vẫn còn lung lay tư tưởng, nản chí, ngại đấu tranh… đó cũng chính là thực trạng chung của hầu hết cán bộ Đoàn ở cơ sở khi chế độ đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chưa thực sự hợp lý. Những đóng góp cống hiến không được tổ chức cũng nh xã hội ghi nhận. Thực trạng này đã làm lãng phí biết bao tài năng những cá nhân năng nổ nhiệt tình với phong trào mong muốn cống hiến đóng góp cho thế hệ trẻ trong khi đội ngũ cán bộ Đoàn thực sự thiếu năng lực, trình độ và kỹ năng công tác thanh thiếu nhi. Đây cũng là một trong những vấn đề bất cập mà trong khi nghiên cứu chuyên đề này tại cơ sở em đã được tìm hiểu. Tuy nhiên để đưa ra được giải pháp hợp lý thì trong khả năng của bản thân em không thể làm được bởi đây không chỉ là thực trạng công tác cán bộ của Đoàn mà cũng là vấn đề chung của Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, cùng tham gia công tác sinh hoạt tại địa phương, bản thân em đã mạnh dạn đề xuất những kiến nghị và các giải pháp cho công tác cán bộ Đoàn cơ sở Vĩnh Chấp- Vĩnh Linh- Quảng Trị. Bằng sự nỗ lực, tâm huyết của bản tân em đã hoàn thành chuyên đề. Song với trình độ còn hạn thế, thời gian chưa nhiều, tài liệu Ýt, chuyên đề chỉ nghiên cứu đến một vài vấn đề nhỏ và chung chung nên chắc chắn bài viết sẽ có nhiều hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô giáo, các đồng chí trong BCH Đoàn xã Vĩnh Chấp, các đồng chí và các bạn quan tâm giúp đỡ để chuyên đề được hoàn thiện hơn.