9. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 10 Chi phí gia nhập thị trường
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUI TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở TẠI HÀ NỘ
Một số dự báo của nhiều chuyên gia thị trường nhà ở nói chung và thị trường nhà ở tại Hà Nội nói riêng vẫn đang nóng do nhu cầu về nhà ở của người dân luôn luôn cao và cung về nhà ở tại Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Một số nhân tố sau sẽ tác động đến thị trường bất động sản Hà Nội và tầm nhìn đến năm 2020:
Do Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên dẫn đến việc các nhà đầu tư, công ty trên thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam. Họ sẽ tiếp cận thị trường bất động sản Việt Nam cả từ phí cung và lẫn cầu. Sự hiện diện của họ không chỉ làm thay đổi cung cầu của thị trường nhà ở mà sẽ làm thay đổi cả nhận thức, sử dụng và sở hữu về bất động sản.
Kinh tế Hà Nội được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định, giá trị tích lũy tiếp tục được tạo ra, mức sống tiếp tục được tăng lên. Hệ quả là nhu cầu về bất động sản cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tháng 08/2009 tăng 0,47% so với tháng trước, cao hơn gấp đôi so với của Hồ Chí Minh tăng 0,22% so với tháng 07/2009. Trong đó, nhóm nhà ở tăng mạnh nhất. Xu hướng liên tục nhích lên và tăng mạng của nhóm hàng hoá này tại Hà Nội đã bắt đầu từ tháng 05/2009.
Biểu 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội so với cả nước
Chủ trương của Nhà nước là phát triển thị trường bất động sản theo hướng thuận lợi, đảm bảo quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung cầu và thông qua các chính sách về thuế liên quan đến đất đai. Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản vừa là nhà đầu tư lớn nhất.
Trong thời gian tới nhu cầu lớn về nhà ở sẽ tăng mạnh. Hiện Việt Nam mới đạt xấp xỉ 10,2 m2/người, trong khi đó nhà ở của các nước như Trung Quốc là 20 m2/người, Thái Lan 25 m2/người, Phillipine 22 m2/người, Singapore là 32 m2/người. Để đạt mục tiêu đến năm 2010, diện tích nhà ở đô thị bình quân của Việt Nam là 15 m2/người thì mỗi năm phải xây dựng khoảng 38 triệu m2. Song hiện nay, Việt Nam mới chỉ xây dựng được khoảng 21 triệu m2 mỗi năm, do đó diện tích nhà ở tại Hà Nội còn thiếu rất nhiều.
Hiện nay có khoảng 110 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đang được triển khai tại Hà Nội - nguồn cung đáng kế cho thị trường nhà ở trong thời gian tới
Bảng 3.1. Một số dự án nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội
DA đang triển khai Tổng Hoàn thành Giai đoạn đầu tư & xây dựng Giá trung bình trên thị trường mở Tập trung chủ yếu Nhà đầu tư chính Hạng
sang 8 3 5 $2,516 Hoàn Kiếm, Tây Hồ Nước ngoài
Cao cấp 24 16 8 $1,814 Ba Đình, Đống Đa Trong nước Trung
bình 72 25 47 $1,132 Thanh Xuân, Từ Liêm, Cầu Giấy Trong nước Giá rẻ 9 6 3 $732 Thanh Trì, Hoàng Mai Trong nước
Tổng 113 50 63
Nguồn: CBRE
nhà đầu tư, khi đó nhu cầu về nhà ở của người dân Hà Nội sẽ tăng.
Biểu 3.2. Địa giới hành chính Hà Nội chính thức mở rộng từ ngày 1-8-2008
ơ
Nguồn: Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành- Ngày hiệu lực: 01/08/2008
Nguồn: IRIC, 2008
Như vậy thị trường nhà tại Hà Nội trong thời gian tới được báo sẽ phát triển cao, chiến lược tập trung đầu tư xây dựng kinh doanh nhà của HOUSINCO 35 là hoàn toàn đúng đắn. Do những hạn chế, khúc mắc trong qui trình đầu tư xây dựng nhà ở hiện nay, cần có những giải pháp để xây dựng một qui trình đầu tư xây dựng nhà ở tại Hà Nội thông thoáng và tạo điều kiện cho chủ đầu tư.