3 Những GIẢI PHÁP KIẾN NGHI VỀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
3.3.2 Kiến nghị với NHNN
* Hoàn thiện chế độ kế toán đặc biệt là KTCV
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, chủ yếu, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó, một trong các chế độ kế toán chủ yếu đầu tiên và quan trọng của ngân hàng là chế độ KTCV. Các nguyên tắc, chế độ KTCV có chất lượng cao là nền tảng để kế toán thực hiện tốt chức năng của mình. Do vậy, việc NHNN hoàn thiện chế độ kế toán, đặc biệt là KTCV là rất cần thiết.
* Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, văn bản pháp luật
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, mọi quyết định của NHNN đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tất cả các TCTD nước ta. Do đó, việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ dảm bảo cho hoạt động
Bên cạnh đó, NHNN cần có những văn bản, quyết định kịp thời, cụ thể để hướng dẫn cho các ngân hàng trong điều kiện nghiệp vụ ngân hàng ngày càng phát triển sâu rộng, không chỉ bao gồm các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng truyền thống mà đã xuất hiện những nghiệp vụ mới đáp ứng được các nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
* Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC- Credit Information Centre), nơi cung cấp thông tin về tình hình tín dụng của ngân hàng, của KH vay vốn. Với sự vận hành hiệu quả của CIC sẽ giúp các ngân hàng đánh giá tình hình tín dụng của khách hàng tốt hơn, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho ngân hàng.
* Tăng cường hỗ trợ cho việc nâng cao nghiệp vụ KTCV, phát triển nghiệp vụ, trợ giúp thông tin và kinh nghiệm cho ngân hàng. Hàng năm NHNN cần tăng cường tổ chức những hội nghị toàn thể ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong nghiệp vụ KTCV.
* Với tư cách là cơ quan quản lý của nhà nước về tiền tệ- tín dụng, NHNN cần có sự hướng dẫn và yêu cầu của các TCTD chủ động xây dựng một hệ thống các giới hạn có tính cảnh báo trước vè các cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cao cần phòng tránh nưh: Lĩnh vực ngân hàng không được cho vay thêm vì rủi ro quá cao hoặc đã đến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thẻ để phân tán rủi ro) theo đó, việc cho vay đói với mỗi ngành, vùng, doanh nghiệp không được vượt quá một giới hạn hợp lý được xác định dựa trên sự điều tra, đánh giá và so sánh tương đối đầy đủ giữa lợi thế cạnh tranh, hiệu quả sư dụng vốn và mức độ rủi ro, năng lực trả nợ của khách hàng....