3.2.1 Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho lãnh đạo & nhân viên Ngân hàng
Với tình hình cạnh tranh ngày càng phức tạp như hiện nay, các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất, mà còn về phần công nghệ. Công nghệ thông tin ngày nay đã phát triển mạnh mẽ như vũ bão ở hầu hết các quốc gia trên thế
các nước khác, để cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế gới nhất là trong thời điểm hiện nay khi chúng ta đã chính thức gia nhập WTO, Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng & phát triển công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thực tế cho thấy ngân hàng nào càng nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại thì ngân hàng đó sẽ thành công trong việc giảm chi phí, giảm thời gian chờ đợi,đa dạng hóa sản phẩm... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó sẽ đứng vững trong cạnh tranh.
Với quy trình thực hiện theo chương trình IPCAS áp dụng cho các nghiệp vụ trong ngân hàng như hiện nay thì việc ứng dụng tin học là không thể thiếu.
Ngân hàng đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, tin học hóa nhằm giảm bớt khối lượng công việc, giảm thời gian chi phí, nâng cao hiệu quả.
Để áp dụng được công nghệ mới, đầy mạnh công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo chương trình IPCAS thì phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho các cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
Chi nhánh cần kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành để tổ chức đào tạo cho cán bộ, kết hợp với cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ để trang bị kiến thức cần thiết cho các cán bộ lâu năm để thích ứng với yêu cầu cao của công việc, nghiệp vụ.
3.2.2 Từng bước hoàn thiện quy trình tín dụng theo IPCAS tại chi nhánh Để thu hút được KH đến giao dịch với ngân hàng thì quy trình tín dụng của Ngân hàng cũng là một đặc điểm chủ yếu. Nếu quy trình tín dụng gọn nhẹ, nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho KH thì KH sẽ giao dịch với ngân hàng nhiều hơn.Việc áp dụng chương trình IPCAS đã là một bước cải tiến quy trình tín dụng đáng kế và có phần tích cực. Từ việc quy trình tín dụng được tách thành bộ phận tín dụng và bộ phận kế toán thì với việc áp dụng chương trình IPCAS quy trình cấp tín dụng được CBTD đảm nhận trong suốt quy trình. Việc hoàn thiện quy trình tín dụng đồng nghĩa với việc không được rút ngắn, loại bỏ bớt bước nào trong quy trình cho vay mà là rút ngắn thời gian trong mỗi bước song vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Cụ thể:
- Khi KH đến vay vốn, CBTD phải hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể, rừ ràng tất cả các thủ tục, điều kiện, hồ sơ xin vay... tránh tình trạng khách hàng phải đi lại
nhiều lần, sửa đổi bổ xung hồ sơ, gây phiền toái cho khách hàng. Tuy nhiên CBTD chỉ hướng dẫn chứ không được làm thay cho khách hàng.
- Rút ngắn thời gian thu thập thông tin, sàng lọc những thông tin cần thiết, giúp ích cho công việc, nâng cao chất lượng thông tin.
- Nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn thời gian thẩm định
- Nếu quyết định cho vay thì cần giải ngân nhanh chóng và giám sát, theo dừi sỏt sao khoản vay đó giải ngõn hàng.
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ trong môi trường ứng dụng tin học ngân hàng cao
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc nâng cao hình ảnh của ngân hàng đã góp phần tạo nên bước đột phá trong kinh doanh Ngân hàng bởi các sản phẩm của ngân hàng chủ yếu là các sản phẩm mang tính vô hình. Khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm của ngân hàng khi họ có lòng tin về Ngân hàng và đối tượng mà khách hàng tiếp xúc chủ yếu là nhân viên ngân hàng. Chính vì vậy đối với ngân hàng, với đặc điểm và vị trí của hoạt động tín dụng, muốn nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn kinh doanh, vấn đề tiêu chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại cán bộ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trên thực tế, một trong những vấn đề quyết định đến chất lượng tín dụng cao hay thấp, phụ thuộc khá nhiều vào các công việc, từ việc chấp hành các cơ chế chính sách đến việc hạch toán, kiểm tra sử dụng vốn, thu nợ, thu lãi... Để làm được tốt công tác này Chi nhánh cần:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng tiêu chuẩn, ngân hàng cần phải thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn về kiến thức chuyên môn, cơ chế của ngành, đường lối chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của thành phố. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng nói chung, CBTD nói riêng.
Trong quá trình đó phải gắn lý luận với thực tiễn, phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm đưa ra các tình huống cũng như các giải pháp để nâng cao kinh nghiệm, trình độ trong nghiệp vụ. Trong điều kiện áp dụng công nghệ mới như hiện nay chi nhánh các cán bộ cần phải có kiến thức tin học và ngoại ngữ nhất định để thích ứng với tình hình của chi nhánh. Do đó đòi hỏi các cán bộ
- Tạo động lực để cán bộ phát huy khả năng, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực trỡnh độ. Cú quy định khen thưởng, kỷ luật rừ ràng, phõn minh. Phỏt động phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Hàng tháng bình bầu xếp loại lao động để trả lương theo phân loại lao động.
- Tuyển dụng nhân viên mới có chất lượng, tay nghề dựa vào năng lực của nhân viên. Có các chính sách thu hút nhân viên có kinh nghiệm và nhân viên mới, đặc biệt là sinh viên mới ra trường vì họ có lòng nhiệt tình và có được những kiến thức mới học ở trường... là những nhân tài của đất nước.
- Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ trẻ, tạo điều kiện cho họ nghiên cứu và học hỏi những cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm.
- Đối với nghiệp vụ KTCV áp dụng theo chương trình IPCAS quy trình một khoản vay được thực hiện tuần tự từ những bước lập hồ sơ xin vay, đến giải ngân, thu hồi nợ, quản lý nợ ... đều phải chính xác. Do đó đòi hỏi CBTD phải có trình độ chuyên môn cao.
Tuy nhiên trong nghiệp vụ KTCV không được lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính mà trong nhiều trường hợp cần phải chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ từ mỏy tớnh khụng thể xử lý được kịp thời. Đồng thời với việc theo dừi các khoản vay khách hàng trên máy tính thì cũng cần thường xuyên kiểm tra những khoản vay trên giấy tờ, hồ sơ cụ thể như việc thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ.... để từ đó có thể kịp thời phát hiện ra những sai sót như việc không khớp, có sự sai lệnh trên máy tính và số liệu thực tế, máy tính chưa tự động hạch toán... để nhanh chóng xử lý.
Cụ thể chi nhánh cần xem xét một số nội dung sau:
* Tiến hành đào tạo các kỹ sư tin học, các chuyên gia về nghiệp vụ Ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ nghiệp vụ và các kỹ sư tin học.
* Đào tạo các cán bộ có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực công việc cao, không chỉ nắm vững về nghiệp vụ mà còn trang bị những kiến thức cơ bản về tin học để có thể chủ động xử lý những sự cố bất ngờ xảy ra đáp ứng được yêu cầu môi trường làm việc công nghiệp.
* Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ trên phần mềm.
Nghiên cứu đưa ra những tính năng mới, nội dung mới. Hoàn thiện hơn hệ
thống máy tính, đặc biệt thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, nâng cấp phần vứng, thay thế máy móc hỏng hóc, cũ, trục trặc...
Với việc áp dụng chương trình IPCAS các cán bộ phải nâng cao trách nhiệm ý thức của cán bộ nhân viên. Mỗi cán bộ trong chi nhánh được cấp User sử dụng cho từng nghiệp vụ, chức năng mà mình đảm nhận. Các cán bộ cần phải giữ bí mật về thông tin tên User và mật khẩu, không được cho người khác truy cập vào User của mình để tránh trường hợp sửa đổi những thông tin gây ra tình trạng đáng tiếc. Cần phải update và đổi mật khẩu thường xuyên theo quy định của chi nhánh. Đặc biệt với các CBTD không được cho người khác truy cập vào User sử dụng để tránh tình trạng thay đổi về thông tin các khoản vay.
Mọi sự thay đổi đều phải được sự xác nhận của trưởng, phó phòng, người có trách nhiệm trong cơ quan trực thuộc. Thay đổi mật khẩu sử dụng theo quy định Chi nhánh cần tạo điều kiện để các CBTD tiếp cận nhiều hơn nữa với những sản phẩm của ngân hàng hiện đại, qua đó tránh tình trạng thiếu cập nhập thông tin về ngân hàng trong giai đoạn hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kế toán cho vay
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với bất kỳ Ngân hàng nào nếu được phát huy được hiệu quả thì sẽ góp phần khắc phục được những yếu kém trong nghiệp vụ, ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra đồng thời cũng đưa hoạt động ngân hàng vào nề nếp, kỷ cương, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như của bản thân ngân hàng.
Trong công tác KTCV, mỗi lần giải ngân đều có sự phê duyệt cuối cùng của các kiểm soát viên hay các trưởng, phó phòng rồi mới được hạch toán giải ngân.
Việc kiểm soát nhằm được thực hiện nhằm kiểm tra các vấn đề như giải ngân có đúng số tiền trên HĐTD hay chứng từ không, có đúng mục đích vay vốn mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng hay chưa, ngày phát tiền vay, lãi suất có chính xác không. Kiểm soát nhằm kiểm tra kép quá trình hạch toán của CBTD, là quá tình kiểm soát sau đòi hỏi sự kiểm soát của các kiểm soát viên phải đầy đủ, chặt chẽ, nhạy bén nhằm đảm bảo tài sản, tránh rủi ro sai sót xảy ra từ khâu giải ngân.
Kiểm soát viên phải là những cán bộ có năng lực toàn diện, trình độ chuyên
kiểm soát mới đạt hiệu quả cao, có thể phát hiện những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình hạch toán của CBTD. Hiện nay phòng ban kiểm tra, kiểm soát còn yếu kém với 1 nhân viên phụ trách do vậy Chi nhánh cần:
- Tăng cường, bổ sung cán bộ vào phòng ban kiểm soát, bằng cách tuyển dụng các các bộ có kinh nghiệm kiểm soát đối với các hoạt động ngân hàng hoặc điều chỉnh cán bộ cũ có nhiều kinh nghiệm và trình độ đảm đương các vị trí kiểm soát nhằm nâng cáo chất lượng hoạt động của chi nhánh. Cán bộ kiểm soát phải là người có năng lực trình độ toàn diện, chuyên môn nghiệp vụ am hiểu kỹ, sâu sắc, phải có trình độ, kinh nghiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát, am hiểu cả trong lĩnh vực tin học thì quá trình kiểm soát mới được nâng cao.
-Nâng cao trình độ của cán bộ kiểm soát viên, thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ. Trình độ cán bộ kiểm soát phải không ngừng được nâng cao ở trừng khâu vì đó sẽ tăng hiệu quả, chất lượng hơn nữa hoạt động của ngân hàng mà cụ thể là hoạt động kế toán cho vay trong ngân hàng.
-Chi nhánh cần xây dựng một quy trình thủ tục kiểm soát phù hợp, tạo điều kiện cho các cán bộ kiểm soát thực hiện tốt nhất đến mức có thể nhiệm vụ của mình. Việc kiểm soát phải được đi vào chiều sâu, phải thường xuyên kiểm tra ở những khâu dễ xảy ra rủi ro, vướng mắc làm ảnh hưởng tới tài sản vốn của ngân hàng.
- Giám sát kiểm tra chặt chẽ vốn vay từ khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. 6 tháng một lần cán bộ kiểm tra chấm chéo nhau nhằm chấn chẩn kịp thời sai sót đồng thời nâng cao trình độ cán bộ.
- Cần duy trì và nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, phân tích kết quả kinh doanh định kỳ hoặc đột xuât. Nhận diện và đánh giá rủi ro sao cho ở mức có thể kiểm soát và chấp nhận được nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, phân tích kết quả kinh doanh định kỳ hay đột xuất. Đặc biệt là đẩy mạnh hơn nữa khâu kiểm soát đối với các dự án, phương án của các khoản vay đã giải ngân.
Thông qua quá trình kiểm tra, CBTD phải quan tâm đến những khoản vay đã giải ngân nhằm có những kiến nghị đối với khách hàng và đồng thời báo cáo với phòng kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh, giám đốc ngân hàng để có biện pháp xử lý TD như tạm ngừng cho vay, tích cực thu nợ...
3.2.5 Giải pháp đối với vấn đề trả nợ gốc trước hạn
Những khoản nợ được trả trước hạn là những khoản tiền không nằm trong danh sách của ngân hàng. Ngân hàng hoàn toàn không thể dự tính được số lượng cũng như thời gian trả của khách hàng. Điều này đẩy ngân hàng vào trạng thái thụ động khi có một khoản nợ lớn được trả trước hạn. Vấn đề trả nợ gốc trước hạn gây ra ra rất nhiều bất lợi cho ngân hàng,ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Mặc dù nói vẫn đảm bảo việc thu hồi tài sản cho ngân hàng nhưng không được khuyến khích. Do đó, Ngân hàng cần có biện pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng này.
- Việc giải quyết vấn đề này phụ thuộc chủ yếu vào CBTD. CBTD cần phải kiểm tra, đánh giá một cách chặt chẽ, cẩn thận chính xác vòng quay vốn của khách hàng, xác định các thời điểm có doanh thu của khách hàng ngoài nguồn thu từ phương án vay vốn để có thể định kỳ trả nợ sát với khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra có thể dự kiến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó có thể lập dự phòng đối với khoản trả nợ trước hạn đó tránh sự giảm thu nhập cho ngân hàng.
- Đối với bộ phận kế toỏn cần phải cú sự theo dừi chặt chẽ sự vận động của tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó thông báo kịp thời,đầy đủ cho CBTD để qua thông tin đó CBTD có thể biết được tình hình thu nhập chi phí của khách hàng từ đó có hướng cho quan hệ tín dụng lần sau.
- Để tăng trách nhiệm của khách hàng, và giảm khả năng rủi ro của ngân hàng hệ thống NHNo Việt Nam nói chung và NHNo Chi nhánh Bách Khoa nói riêng cần phải đưa ra và áp dụng một mức phí phạt cụ thể, thống nhất đối với trường hợp trả nợ trước hạn. Mức phí này phải được đưa ra và khách hàng phải chấp nhận trước khi khách hàng kí kết HĐTD đối với ngân hàng.
3.2.6 Xử lý vấn đề gia hạn nợ trong IPCAS
Việc gia hạn nợ được coi là cần thiết nếu như tình trạng tài chính của khách hàng được đánh giá là tạm thời không trả được nợ vay nhưng có khả năng tốt lên trong tương lai. Điều chỉnh kỳ hạn nợ xuất hiện là một trong những tồn tại trong hoạt động tín dụng nói chung và KTCV nói riêng.
Theo theo quyết định 636/ QĐQT-XLRR ngày 22/06/2008 nội dung ban
thống NHNo Việt Nam và quyết định 2488/NHNo – TCKT hướng dẫn hạch toán phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam thì điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc TCTD chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc/ lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay để thỏa mãn trước đó trong HĐTD, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Còn gia hạn nợ là việc TCTD chấp nhận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thảo thuận trước đó trong hạn mức tín dụng, theo quy định thời gian gia hạn nợ tối đa cho vay ngắn hạn bằng thời gian vay ngắn hạn, còn đối với khoản vay trung dài hạn thì tối đa bằng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD. Việc gia hạn nợ được thực hiện trước khi khoản vay đó bị quá hạn.
NHNo Chi nhánh Bách Khoa cần kiểm soát chặt chẽ các khoản vay một cỏch chặt chẽ. KH xin gia hạn nợ cần núi rừ lý do trỏnh tỡnh trạng khỏch hàng lạm dụng vào việc có thời gian gia hạn nợ để sử dụng khoản vay một cách không đúng mục đích. KTCV cần phải kiểm tra tài khoản của khách hàng vay một cách thường xuyên, nếu có giao dịch phát sinh cần báo cho CBTD để có hướng giải quyết.
Việc gia hạn nợ không được thực hiện một cách tùy tiện, gia hạn nợ cũng phải linh hoạt đối với từng loại cho vay, từng khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh của khoản vay. Việc gia hạn nợ cũng cần khách quan, chính xác tránh tình trạng lợi dụng sự quen biết...
Việc xin gia hạn nợ cũng là một cảnh báo sớm có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. Vậy mỗi ngân hàng cần xây dựng một môi trường gia hạn nợ, các chính sách, điều kiện một cách thiết thực. Khi khách hàng đã thực hiện gia hạn nợ, CBTD cần phải chuyển khoản vay đó sang nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng, phòng ngừa rủi ro xảy ra khi khách hàng không có khả năng trả nợ theo thời hạn gia hạn nợ quy định. Việc gia hạn nợ được CBTD làm thủ tục và phải được sự phê duyệt của giám đốc trực thuộc quyết định.
3.2.7 Xử lý nợ quá hạn trong quy trình IPCAS
Tại Chi nhánh Bách Khoa tình trạng nợ quá hạn vẫn còn nhiều tồn đọng gây ảnh hưởng tói hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác thẩm định dự án cũng như vấn dề quản lý nợ chưa tốt, ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời,