Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu khi triển khai IPCASkhai IPCAS

Một phần của tài liệu Kế toán cho vay theo chương trình IPCAS tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 70)

2.3.1 Những kết quả đạt được

Từ khi nâng cấp trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh đã không ngừng chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, xúc tiến mở rộng màng lưới (Thêm 1 phòng giao dịch) mở rộng thị phần khách hàng khẳng định vị thế trên địa bàn.

Để phát huy hiệu quả trong kinh doanh Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện các Phòng giao địch đã có.

Các phòng ban đều có máy tính nối mạng nội bộ, mọi công việc được thực hiện trên máy tính. Trình độ tin học trong đội ngũ nhân viên nói chung và CBTD nói riêng đã được nâng lên. Vì vậy doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng tăng theo. Việc áp dụng chương trình giao dịch một cửa, chương trình IPCAS - CBTD kiêm luôn cả kế toán cho vay nên khối lượng công việc,

áp lực công việc cho mỗi cán bộ tăng lên rất nhiều nhưng đều được các cán bộ giải quyết, thực hiện kịp thời, chính xác.

Trong 3 năm qua, dư nợ tín dụng của chi nhánh không ngừng tăng lên, chất lượng tín dụng luôn đạt mức cao. Để có được điều này có phần không nhỏ trong kế toán cho vay cụ thể:

- CBTD chấp hành nghiêm chỉnh các bước trong quy trình cho vay, thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác các nghiệp vụ từ giải ngân, thu nợ, thu lãi, trích lập dự phòng rủi ro và quản lý hồ sơ khách hàng.

- Việc áp dụng chương trình IPCAS giúp việc cung cấp các thông tin về công tác thống qua hoạt động tín dụng nhằm phục vụ việc quản lý, chỉ đạo tín dụng một cách dễ dàng và hiệu quả, bảo vệ an toàn tài sản trong ngân hàng.

Cấp lãnh đạo sử dụng chương trình này có thể truy cập thông tin xem mỗi nhân viên tín dụng có tổng dư nợ là bao nhiêu từ đó đôn đốc, thúc đẩy, khuyến khích các CBTD.

- Với việc áp dụng IPCAS giúp các CBTD quản lý tốt các khoản vay của mỡnh, cú thể truy cập, theo dừi cỏc khoản vay hàng ngày, thuận tiện từ đú cú kế hoạch đôn đốc KH trả nợ đúng hạn làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn.

- CBTD thực hiện việc kiểm soát chứng từ cho vay một cách nghiêm túc, đầy đủ. Mặc dù hiện nay toàn bộ thủ tục quy trình nghiệp vụ của một khoản vay đều được CBTD đảm trách nhưng việc kiểm tra, kiểm soát lại chứng từ vẫn được các CBTD trong chi nhánh thực hiện nghiêm túc như một nhân viên kế toán cho vay độc lập. Việc kiểm tra đối chiếu lại chứng từ được thực hiện một cách chính xác, cẩn thận nên đã không có sai sót nào xảy ra. Đây là một điều cần thiết nên đáng khích lệ và cần phát huy đối với CBTD.

- Trình độ của các cán bộ nói chung và CBTD nói riêng đã được nâng cao hơn về chuyên môn và phong cách. Đó là đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, đầy nhiệt huyết với công việc, có khả năng đáp ứng được yêu cầu về công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Thái độ và tinh thần phục vụ khách hàng ngày càng chu đáo, tin cậy, nhiệt tình hơn, giúp thu hút thêm nhiều KH, tăng quy mô và chất lượng tín dụng

2.3.2 Những tồn tại của chi nhánh

Chi nhánh áp dụng chương trình IPCAS tuy có nhiều thành tựu trong hoạt

động cho vay nhưng đồng thời cũng có nhiều tồn tại cụ thể sau:

- Nhiều CBTD có tuổi chưa thích nghi được với quy trình công nghệ mới, chưa thành thạo các thao tác trên máy tính, trình độ tin học và ngoại ngữ chưa cao.

- Còn một số máy tính cũ, hỏng hết thời gian khấu hao gây khó khăn, cản trở công việc. Đôi khi còn nghẽn mạng, máy tính bị virus, vấn đề bảo mật quyền truy cập User ...

- Tồn tại một số cán bộ tinh thần trách nhiệm đối với công việc chưa cao, nợ xấu vẫn còn tồn tại ở mức cao 2,20%, thu hồi nợ xấu chưa triệt để so với kế hoạch.

- Vẫn còn tồn tại cán bộ đạo đức kém đã sử dụng quyền truy cập của mình để tham ô, tham nhũng gây thiệt hại tài sản của Chi nhánh.

- Sự liên kết giữa các phòng ban có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng chưa thật đồng bộ, còn lỏng lẻo khiến thời gian giao dịch của khách hàng thường phải kéo dài (đối với giao dịch đòi hỏi nhiều bước). Điều này cũng gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến nghiệp vụ tín dụng phục vụ cho các cấp lãnh đạo.

- Bên cạnh đó là nguồn nhân lực làm cho công việc mà một người phụ trách lớn, công việc còn mới đối với nhân viên mới.

- Chi nhánh gặp phải rủi ro đạo đức, rủi ro khi có sự thông đồng giữa CBTD với khách hàng trong khâu Thẩm định và tiếp nhận hồ sơ. Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào đạo đức của CBTD.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự cạnh tranh của các ngân hàng, các TCTD làm thị phần của Chi nhánh ngày càng giảm đi, vì vậy việc thực hiện mục tiêu toàn ngành càng trở nên khó khăn.

- Một số khách hàng sử dụng vốn ssai mục đích hay chây ỳ trong việc trả lãi cũng như gốc hoặc trả nợ không đúng hạn, do vậy CBTD phải thường xuyên vẫn tin và theo dừi cỏc khoản vay này và thụng bỏo trước cho khỏch hàng chủ động đến trả nợ, làm giảm nợ quá hạn cho Chi nhánh.

2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

tạp. Hiện nay hệ thống ngân hàng rất đa dạng và phong phú gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng. Sau khi gia nhập WTO đến 5/2009 hệ thống các ngân hàng Việt nam gồn có 4 ngân hàng quốc doanh, 36 ngân hàng cổ phần và 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ: hiện nay mặc dù có hành lang pháp lý phục vụ cho việc kinh doanh Ngân hàng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện , đôi khi còn chồng chéo làm cho môi trường kinh doanh không ỏn định, ảnh hướng đến việc kinh doanh của ngân hàng. Hệ thống pháp luật cho toàn bộ nền kinh tế chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ mặt dù nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo khuôn khổ pháp lý cho các danh nghiệp và ngân hàng hoạt động như luật các TCTD, luật NHNN, luật thương mại.

-Khách hàng: Một só khách hàng sư dụng vốn sai mục đích có thể do CBTD chưa nhấp hành nghiêm túc cá quy định của pháp luật vè cho vay như buụng lỏng điều kiện tớn dụng, theo dừi chưa sỏt sao. Cụng tỏc kiểm tra, kiểm saots của lainhx dạo đôi khi còn mang tính thủ tục, nhẹ, sửa sai sau khi kiểm tra còn chậm, thiếu dứt điểm nên dẫn tới tình trạng khách hàng không tuân thủ đúng như với thỏa thuận ban đầu.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống tài khoản phức tạp, thủ tục giấy tờ còn nhiều, các bước cho vay dài, rắc rối mất thời gian làm tăng áp lực cho CBTD.

Việc khách hàng gặp khó khăn trong quá trình lập hồ sơ vay vốn là do hệ thống chứng từ, sổ sách cũng như thủ tục cho vay mặc dù được cải tiến nhưng vẫn chưa tạo sự thuận tiện cho khách hàng và ngân hàng.

- Trình độ nhân viên: trình độ nhân viên còn hạn chế so với yêu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng cao cả về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật. Để công tác tín dụng đạt hiệu quả cao thì các nhà quản trị ngân hàng cũng như CBTD cần phải am hiểu các hoạt động còn lại của ngân hàng từ đó phói hợp ccs bộ phạn trong ngân hàng đẻ có thể đạt được hiệu quả cao trong giải quyết công việc mang tính chất công việc. Nguyên nhân nữa là do Trình độ, ý thức và phong cách làm việc của môt sốt cán bộ nhân viên còn chưa theo kịp sự thay đổi của thị trường hiện nay.

- Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thật hiệu quả: sự liên kết giữa các phngf ban có liên quan đên nghiệp vụ tín dụng vẫn còn thiếu đồng bộ, lỏng lẻo.

Điều này gây khó khăn cho cả khách hàng (tốn thời gian và chi phí của khách hàng trong các giao địch đòi hỏi nhiều bước) và cả khó khăn cho việc cung cấp thông tin tín dụng phục vụ cho việc quản lý.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa hiệu quả: Công tác kiểm tra, kiểm soát tại Chi nhánh chưa được coi trọng đúng mức, việc kiểm tra vẫn còn mang tính hình thức, từ đó không phát hiện kịp thời các khaorn vay có vấn đề, các khoản vay không hiệu quả vì thế làm tăng rủi ro cho Ngân hàng.

Hiện tại chi nhánh,số lượng nhân viên kiểm tra,kiểm soát còn ít, công tác kiểm soát tập trung vào trưởng phòng, phó phòng trong khi họ còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.Vì vậy,ngân hàng cần bổ sung những cán bộ có năng lực để tránh tình trạng quá tải trong công việc và hoạt động hiệu quả hơn.

- Việc ứng dụng tin học vào ngân hàng. Hiện nay chi nhánh sử dụng phần mền IPCAS, với các thao tác đều được thực hiện trên máy vì vậy có nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào máy móc. Nhiều khi do máy móc trục trặc, máy cũ hỏng làm công việc bị ngưng trệ làm mất thời gian của khách hàng, mất uy tín của ngân hàng. Các phần mền này có sử dụng ngôn ngữ tiếng anh nên gây khó khăn đối với những nhân viên lớn tuổi, những nhân viên không được đào tạo bài bản về vi tính, tiếng anh gây ảnh hưởng tới công việc.

- Thiếu thông tin tín dụng: Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, thông tin tín dụng trở lên rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của ngân hàng, nhưng hiện nay mảng này còn rất yếu. Ở nước ta hiện nay có trung tamam thông tin tín dụng (CIC) của nhà nước đã được thành lập và đang hoạt động.

Tuy nhiên mới bước đầu triển khai nên hệ thống hoat động chưa mấy hiệu quả gây khó khăn cho ngân hàng.

Chương 3

3 NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHI VỀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH IPCAS TRONG KTCV TẠI NHNO CHI NHÁNH BÁCH KHOA 3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

3.1.1 Mục tiêu của chi nhánh

Từ khi tách khỏi chi nhánh Láng Hạ thành ngân hàng cấp I toàn bộ lãnh đạo Chi nhánh tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động nhắm từng bước tạo lập nền tảng vững chắc từ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, mạng lưới, thị phần và khách hàng, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ kinh doanh, sớm đạt chỉ tiêu chi nhánh xếp hạng I theo quy định.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của đất nước, tình hình kinh tế hiện nay và những nhận diện trong tương lai. Cùng với hoạt động kinh doanh trong những năm qua, Chi nhánh Bách Khoa đã xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm 2009 như sau:

- Về công tác nguồn vốn. Kế hoạch đặt ra cho nguồn vốn nộ tệ là 715 tỷ đồng tăng 162 tỷ (tăng 29%) so với kế hoạch năm 2009. Trong đó tỷ trọng nguồn nội tệ huy động từ dân cư đạt 26%. Nguồn vốn ngoại tệ đặt ra là 6.360.000 USD huy động từ dân cư là 91%.

- Về công tác tín dụng: Tổng dư nợ nội tệ đặt ra là 460 tỷ đồng trong đó.

Ngắn hạn chiếm tỷ trọng 21%, trung hạn chiếm 14% , dài hạn chiếm tỷ trọng 28%. Cho vay nông nghiệp – nông thôn chiếm 37%. Dư nợ ngoại tệ là 9 triệu USD. Với những thành tựu đạt được về công tác TD trong năm 2009 năm 2009 kế hoạch đặt ra với tỷ lệ nợ xấu <3%/ tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn tăng thêm đối với nội tệ là 60%, và đối với ngoại tệ là 70%.

3.1.2 Giải pháp thực hiện các mục tiêu trên

Nhận định tình hình kinh tế trong năm 2009 và nhằm hoàn thiện nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra trong năm 2009 Chi nhánh Bách Khoa đã đề ra những giải pháp sau:

- Tăng cường hoạt động quảng cáo, tiếp thi, chiến lược phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng, khách hàng dân cư, triển khai tốt công tác chăm sóc khách

hàng, phong cách giao dịch, phấn đấu tăng trưởng nguồn thu từ các dịch vụ vãng lai.

- Tiếp cận với các trường đại học, bệnh viện, các tổ chức kinh tế... để mở khoản thanh toán, huy động vốn từ các dự án, các nguồn vốn rẻ. Tuyên truyền phát hành chứng chỉ tiền gửi có kì hạn trái phiếu dự thưởng theo các chương trình triển khai của NHNo Việt Nam. Tiếp cận khai thác các tổ chức kinh tế nhận nguồn vốn tài trợ của nước ngoài...

- Tăng cường khai thác khách hàng để mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, tích cực tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính dự án khả thi tốt, có tài sản đảm bảo để mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ sản xuất. Mở rộng kinh doanh gắn liền kiểm tra, kiểm soát vốn đã cho vay, coi trọng công tác thẩm định cho vay.

- Tập trung có chính sách đối với các khách hàng có hàng xuất khẩu, khách hàng quan hệ nhiều dịch vụ. Thực hiện công tác thanh toán trong và ngoài nước, ưu đãi vè lãi suất, phí , mở rộng hạn mức cho vay.

- Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, phát hiện những sai sót để kịp thời chỉnh sửa.

- Tích cực và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt

- Giao nhiệm vụ gắn với cơ chế khoán cho từng phòng, từng cán bộ, mở rộng các tiêu chí thi đua khen thưởng đến các mặt nghiệp vụ như thanh toán, tín dụng...bám sát việc thực hiện chỉ tiêu để bình xét thi đua. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, văn hóa thể thao. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ.

3.2 Một số giải pháp nhằm triển khai thành công nghiệp vụ KTCV

Một phần của tài liệu Kế toán cho vay theo chương trình IPCAS tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w