Các điều kiện triển khai IPCAS

Một phần của tài liệu Kế toán cho vay theo chương trình IPCAS tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 86)

- Điều kiện về vốn: Đây là điều kiện quan trọng trong việc triển khai chương trình này. Hiện nay dự án IPCAS được triển khai trong hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có tên gọi là: “Tiểu dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” có nguồn vốn là 10,5 triệu USD do WB tài trợ. Giai đoạn hai được

triển khai mở rộng dựa trên giai đoạn 1. Tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD (ngoại trừ các cấu phần đầu tư nội bộ) từ WB là 50 triệu USD, AFD là 5 triệu và 15 triệu USD từ nguồn vốn nội bộ. Như vậy để triển khai được chương trình IPCAS thành công và rộng khắp trên toàn hệ thống đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn. Nguồn vốn để đầu tư, nghiên cứu, phát hiện các tiện ích mới, để trang bị các máy móc, công nghệ hiện đại và để đào tạo các cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật để đáp ứng được yêu cầu của chương trình để ra. Do đó phải có sự đầu tư, tài trợ của các ngân hàng thế giới, sự đầu tư từ nguồn vốn nội bộ để triển khai hệ thống được hiệu quả và tiện ích.

- Điều kiện về công nghệ: Hệ thống IPCAS, được xây dựng trên nền công nghệ tiên tiến nhất, ứng dụng trong quản lý điều hành hoạt động ngân hàng nhằm hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng, quản lý và sử dụng dữ liệu tập trung, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chương trình được cơ chế nghiệp vụ mới theo mô hình ứng dụng công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế trước khi lập kế hoạch trang bị kỹ thuật. Xây dựng phần mền có độ tự động và chính xác cao. Dự án 1 đi vào hoạt động tại 49 chi nhánh và trên 120 điểm giao dịch, trên 600 máy ATM với 12 modules được triển khai. Dự án 2 với 18 modules có hệ thống xử lý đáp ứng yêu cầu xử lý 17 triệu giao dịch/ngày và mở rộng đến trên 50 triệu giao dịch/ngày với 1000 chi nhánh và gần 1000 điểm giao dịch. Nhằm mục tiêu thiết lập mô hình công nghệ thông tin tiêu chuẩn của Ngân hàng với khả năng an toàn là 99,99% và khả năng sẵn sàng là 24x7 và khả năng tích hợp và đồng bộ các hệ thống uyển chuyển, khả năng mở rộng trong tương lai. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp hiệu quả điều hành và hoạt động của ngân hàng tốt hơn.Để thực hiện chương trình đòi hỏi các ngân hàng trong hệ thống phải được trang bị về máy tính, nối mạng, trang bị những máy móc thiết bị hiện đại như máy ATM, Camera, máy in…

- Điều kiện về cán bộ: Đây là dự án mới, có tính kĩ thuật nghiệp vụ cao, đòi hỏi các cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng phải có trình độ nghiệp vụ cao, trình độ tin học và ngoại ngữ nhất định để đáp ứng được yêu cầu của hệ thống. Để triển khai được chương trình có hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc phải thực sự nghiêm túc, có trách nhiệm cao đối với công việc.

Tập hợp được đội ngũ chuyên gia giỏi về chuyên môn và kĩ thuật để đào tạo, hướng dẫn cho các cán bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Người lãnh đạo phải có nghiệp vụ giỏi để đứng ra điều hành, quản lý. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và chịu trách nhiệm về các rủi ro về những quyết sách triển khai và thực hiện dự án. Đây là dự án lớn liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực ngân hàng, cần có sự đồng lòng hướng đến mục tiêu chung,do đó các cán bộ nhân viên ngân hàng trong toàn hệ thống phải được đào tạo và huấn luyện đầy đủ.

Ngoài ra còn phải có sự nhất trí, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Ngân hàng, quyết tâm thực hiện thành công án. Phải tổ chức hệ thống ban quản lý dự án đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng ngay từ khi chuẩn bị, triển khai và chuyển giao công nghệ, luôn được củng cố, kiện toàn mới đủ năng lực thực hiện chương trình.

1.3.5 Những rủi ro & tiềm ẩn rủi ro khi triển khai IPCAS

Chương trình IPCAS được đánh giá là chương trình có khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu, đáp ứng khả năng giao dịch với khối lượng lớn, tính tích cực cao và có khả năng đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, tăng hiệu suất lao động… chương trình còn tạo điều kiện ứng dụng nhiều dịch vụ tiện ích như: Thanh toán tiền lương, lệnh thường trực, ủy nhiệm thu, quản lý tiền mặt, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Đây là chương trình tạo ra nhiều tiện ích, thiết thực cho khách hàng, đồng thời tăng cường tính cạnh tranh cho hệ thống NHNo. Tuy nhiên nó vẫn còn những rủi ro và tiềm ẩn những rủi ro sau:

- Từ chuyển đổi hệ thống giao dịch trên Foxpro sang hệ thống IPCAS có những khó khăn về thời gian chuyển đổi, kịch bản chuyển đổi và quy trình chuyển đổi, gây ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.

- Rủi ro về công nghệ thông tin ứng dụng. Việc ứng dụng chương trình IPCAS tuy được áp dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay tuy nhiên vẫn còn chứa đựng rất nhiều rủi ro như: máy móc đột nhiên hỏng hóc, mất mạng, nghẽn đường truyền. Rủi ro về việc những dữ liệu bảo mật bị đánh cắp, dữ liệu chưa chính xác, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đạt yêu cầu…

cầu công việc gây cản trở tốc độ công việc. Và một rủi ro quan trọng và nguy hiểm đó là rủi ro đạo đức của các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Với những cán bộ thoái hóa, biến chất có thể sẽ sử dụng quyền truy cập của mình, hoặc ăn cắp user sử dụng của người khác để phục vụ cho mục đích cá nhân như việc rút tiền khống, vay khống… gây ảnh hưởng, thất thoát lớn cho ngân hàng.

- Rủi ro về cạnh tranh: vài năm trở lại đây, các ngân hàng như ngân hàng ngoại thương (VCB), ngân hàng công thương (ICB), ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), NH TMCP Đông Á… đã áp dụng giao dịch một cửa với các công nghệ kĩ thuật hiện đại. Do vậy cần có thời gian và nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống IPCAS hoàn chỉnh tránh các rủi ro.

1.3.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai IPCAS

1.3.6.1 Những nhân tố chủ quan

- Mạng lưới NHNo rất rộng lớn, phức tạp, nhiều cấp và không đồng nhất nên lựa chọn phương án triển khai phù hợp và hiệu quả là vấn đề tiên quyết. Phạm vi và quy mô dự án lớn, số lượng cán bộ tham gia quản lý và thực hiện dự án thiếu.

- Do yêu cầu và các điều kiện về vốn, công nghệ, nhân lực… chương trình IPCAS không được triển khai đồng loạt, thống nhất trong một thời gian trong toàn hệ thống ngân hàng mà được phân chia theo khu vực: triển khai hết các chi nhánh cấp 1 sau đó mới đến chi nhánh cấp 2, triển khai những khu vực và những cấu phần hệ thống có khả năng cạnh tranh cao..

- Trình độ quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, quy trình và mô hình tổ chức chưa chuẩn mực, có cán bộ đông, trình độ của các cán bộ còn hạn chế

- Các gói thầu triển khai chưa đồng nhất, các thủ tục liên quan đến còn rườm rà, chậm chễ, đôi khi còn chưa nhất quán.

- Cơ sở vật chất nghèo nàn, còn nhiều hệ thống ứng dụng chồng chéo, dữ liệu chưa chuẩn mực, nhiều sai sót. Tồn tại nhiều hệ thống ứng dụng trên nhiều nền tảng công nghệ.

- Việc chuyển đổi từ hệ thống Core Bank cũ, hệ thống giao dịch trên Foxpro… còn gặp nhiều khó khăn về thời điểm chuyển đổi, kịch bản chuyển đổi và quy trình ứng dụng.

- Kiến trúc hệ thống hết sức phức tạp và hiện đại về công nghệ, khó khăn cho các các bộ nhân viên chưa có trình độ cao. Sử dụng hệ thống E-Learing để hỗ trợ đào tạo tại chỗ - đây là chương trình mới nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

1.3.6.2 Những nhân tố khách quan

- Sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp. Hiện nay hệ thống ngân hàng rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng phát triển theo kịp sự phát triển của xã hội và nâng cao tiện ích cho khách hàng.

- Môi trường văn hóa- xã hội tại các đơn vị trong hệ thống ngân hàng: như trình độ dân trí ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thấp chưa thể thích nghi được với các kĩ thuật công nghệ hiện đại.

Chương 2

2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH IPCAS TẠI NHNO CHI NHÁNH BÁCH KHOA

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội và quá trình hình thành & phát triển của NHNo Chi nhánh Bách Khoa

2.1.1 Khái quát môi trường kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp – chi nhánh Bách Khoa

2.1.1.1 Khái quát chung

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2009 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Trước tình hình đó, Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của đất nước như: đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng, bền vững. Đề ra những giải pháp và nhận định tình kình kinh tế trong giai đoạn mới

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế - xã hội nước ta năm 2009 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đế xã hội bức xúc đã tiếp tục được giải quyết có hiệu quả.

2.1.1.2 Những thuận lợi

Ngay sau khi có sự điểu chỉnh địa giới Thủ đô, Thành phố đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy cán bộ các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể. Mọi hoạt động lãnh đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh tế - xã hội được đảm bảo thông suốt.

Ủy ban nhân dân Thành phố cũng tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế; thực hiện có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bên vững. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chính sách tiền tệ thắt chặt và những giải pháp ổn định thị trường tài chính, chứng khóan của Trung ương Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế, cơ chế thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu; miễn, giảm các khoản phí, lệ phí (thủy lợi, an ninh trật tự); tạm dừng điều chỉnh giá nước sạch, giá vận tải hành khách công cộng… Thành phố cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ nâng giá, chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, cấp kinh phí 160 tỷ đồng để bình ổn giá.Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về các biện pháp tiết kiệm, tổng mức tiết kiệm chi thường xuyên từ ngân sách là 60 tỷ đồng, Đặc biệt, các ban ngành Thành phố đã tập trung quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và các cấp, các ngành trong toàn Thành phố đã tập trung cao độ sức người, sức của để khắc phục hậu quả do trận mưa lũ lịch sử gây ra hồi cuối tháng 10.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Hà Nội (sau khi mở rộng) ước tăng 10,58%, thu ngân sách đạt hơn 68 nghìn tỷ, vượt 13,9% kế hoạch trong khi đó chi ngân sách địa phương là gần 20 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 3% dự toán năm; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6.936 triệu USD, tăng 35,5%; số dự án đầu tư trực tiếp nước ngòai được cấp phép và tăng vốn dự kiến 300 dự án, tổng số vốn đăng ký 5 tỷ USD, tăng khoảng 2 lần so với năm 2008; số vốn thực hiện ước 600 triệu USD, tăng 10%; thu ngân sách.

Trong năm 2009, Thành phố đã chỉ đạo có hiệu quả nhiều hoạt động văn hóa, xã hội, phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng. Công tác chuẩn bị 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng được triển khai có hiệu quả.

Đặc biệt, công tác cải cách hành chính trong năm 2009 đã được Hà Nội triển khai thực hiện nghiêm túc, quy chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và các quy trình giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tốt đã tiết kiệm cho công dân và các doanh nghiệp về thời gian, chi phí. Luật tiết kiệm, phòng chống tham nhũng được chỉ đạo thực hiệm nghiêm, các hành vi dùng công quỹ làm quà

biếu và chiêu đãi khách sai quy định ở tất cả các cấp, ngành được thực hiện nghiêm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.1.3 Những khó khăn

Năm 2009, việc phân công công tác các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố ở một số lĩnh vực, công việc còn chưa rõ, chồng chéo hoặc chưa thật phù hợp. Trong chỉ đạo, điều hành có lúc còn chưa kiên quyết, chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc; khen chê có khi chưa đúng mức, chưa kịp thời, không làm hết trách nhiệm, còn né tránh, đùn đẩy, để xuất, tham mưu chưa rõ việc, chất lượng thấp.

Đặc biệt là tăng trưởng kinh tế chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng của thành phố năm 2009 theo kế hoạch để ra là 11,5-12% nhưng thực tế chỉ đạt 10,58%; tiến độ thực hiện và giải ngân một số công trình trọng điểm, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội còn chậm; đời sống nhân dân, nhất là người về hưu, người lao động thu nhập thấp và vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn; tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên; vấn đề môi trường, quản lý đất đai, vệ sinh an tòan thực phẩm vẫn đang còn nhiều bức xúc; công tác cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu mong muốn.

2.1.2 Khái quát quá trình hình thành & phát triển của NHNo Chi nhánh Bách Khoa

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Để thực hiện ngay chủ trương phát triển mạng lưới bằng đề án: “Cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” và chiến lược kinh doanh tại địa bàn các khu đô thị loại I giai đoạn 2001 – 2005 của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Láng Hạ đã nhanh chóng cho triểu khai thành lập Phòng giao dịch Bách Khoa theo quyết định số:293/QĐ-NH ngày 15/07/2001 với phương châm mở rộng mạng lưới, từng bước thu hút KH gửi dân cư, đầu tư TD đối với loại cho vay đời sống và vay cầm cố chứng chỉ có giá, đồng thời từng

Một phần của tài liệu Kế toán cho vay theo chương trình IPCAS tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển Chi nhánh Bách Khoa Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w