2.2.2 Tình hình sử dụng vật liệu che phủ cho sản cuất ngô trên đất dốc ở Việt Nam Việt Nam
Có thể thấy rằng tuy còn nhiều hạn chế, nhất là những khó khăn về đời sống, nh−ng đồng bào các đân tộc miền núi rất nhạy cảm với tiến bộ khoa học mới. Chỉ xét riêng lĩnh vực sản xuất ngô thì việc sử dụng vật liệu che phủ cho ngô đ5 có những thay đổi đáng kể trên cả ph−ơng diện về quy mô và sản l−ợng.
Sử dụng vật liệu che phủ trên đất dốc đ−ợc dự án “Hệ thống nông nghiệp miền núi” của CIRAD kết hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam áp dụng vào sản xuất ngô ở n−ớc ta từ năm 1999, cho đến nay đ5 có rất nhiều hộ nông dân ở các vùng, các địa ph−ơng khác nhau đ5 áp dụng. Do đó diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho ngô trên đất dốc ngày càng đ−ợc mở rộng, đặc biệt là ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
Hiện nay, diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho sản xuất ngô trên đất dốc ở Việt Nam vào khoảng 1.000 ha. Trong đó Sơn La là tỉnh có diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho sản xuất ngô là lớn nhất: 280 ha, Điện Biên 230 ha, Đắc Lắc 80 ha, … Sử dụng vật liệu che phủ cho sản xuất ngô đ5 mang lại năng suất cao và thực sự đóng góp vào an ninh l−ơng thực ở vùng cao, giúp nhiều hộ gia đình có thể xoá đói giảm nghèo.
Điểm nổi bật nhất, gây ấn t−ợng nhất không chỉ với ng−ời trồng ngô mà với nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý đó là năng suất khi sử dụng vật liệu che phủ cho sản xuất ngô. Trong những năm qua sử dụng vật liệu che phủ cho năng suất bình quân cao hơn so với không phủ từ 1,5 đến 2 lần. Bình quân năng suất đạt 3 - 5 tấn/ha. Năm 2006 nhiều hộ gia đình đạt năng suất 6 - 7
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………23
tấn/ha (huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu) [11]. Nh− vậy sử dụng vật liệu che phủ cho năng suất cao và ổn định hơn so với ph−ơng pháp canh tác truyền thống không che phủ.
Bên cạnh đó, mức tăng dân số ở khu vực trung du miền núi đang là áp lực đối với tài nguyên đất cũng nh− nhu cầu về l−ơng thực. Trong điều kiện diện tích đất bằng đ5 khai thác gần nh− tới hạn thì sử dụng vật liệu che phủ cho ngô trên những vùng đất dốc sẽ mang tính chiến l−ợc của nhiều tỉnh và địa ph−ơng. Đây sẽ là nơi duy nhất có khả năng mở rộng diện tích sử dụng vật liệu che phủ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây ngô, đồng thời cũng sẽ là nơi bảo vệ môi tr−ờng sống cho cộng đồng giúp cho cộng đồng phát triển nền nông nghiệp bền vững.