Kinh nghiệm về quản lý NSNN của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34 - 102)

5. Bố cục của đề tài

1.2.1.Kinh nghiệm về quản lý NSNN của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Tại huyện Yên Lạc, khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan tham mƣu xác định và quản lý nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phƣơng đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lƣợng ủy nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp cân bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thƣởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hóa. Nhờ đó huyện Yên Lạc luôn vƣợt thu hàng năm.

Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tƣ phát triển đƣợc bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thƣờng xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở huyện và cơ sở, đáp ứng chi đột xuất của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.

Kho bạc Nhà nƣớc huyện tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ NSNN, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, diều hành ngân sách trên địa bàn huyện. Đƣa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách xã.

1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai1

Tính đến cuối tháng 11/2013, thu ngân sách của huyện Mƣờng Khƣơng đã đạt 25,3 tỷ đồng, bằng 208% so với kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, các chỉ tiêu thu ngân sách hầu hết đều đạt và vƣợt kế hoạch ngay từ tháng

9/2013. Trong đó, các chỉ tiêu đạt cao nhƣ nguồn thuế công - thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất. Ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Chi cục trƣởng Chi cục thuế huyện Mƣờng Khƣơng cho biết: Công tác thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả cao là do huyện đã đấu giá thành công một số lô đất có giá trị tại khu vực thị trấn. Bên cạnh đó là nỗ lực của Chi cục thuế và các cấp chính quyền huyện Mƣờng Khƣơng ngay từ những tháng đầu năm.

Kinh nghiệm của Mƣờng Khƣơng là, ngay khi có kế hoạch tỉnh giao, ngành thuế đã quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý nguồn thu, nợ đọng thuế, thắt chặt phát sinh nợ, nhất là đối với doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, chây ỳ nghĩa vụ thuế qua nhiều ngày đã bị xử lý nghiêm minh, hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh, tránh tình trạng thất thoát nguồn thu cho ngân sách.

Song song với đó, ngành thuế đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế đối với ngƣời dân, các doanh nghiệp. Chi cục tổ chức phân công, phân nhiệm đối với thành viên hội đồng tƣ vấn thuế và phân công cán bộ quản lý địa bàn để thƣờng xuyên giải đáp các thắc mắc của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.

Cùng với đó là thực hiện thu nợ trực tiếp theo đúng quy trình quản lý, đôn đốc thu nộp ngân sách bằng nhiều hình thức. Đơn vị cũng đã thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt nộp chậm đối với ngƣời chịu trách nhiệm các khoản nợ từ 31 ngày trở lên. Với các khoản tiền nợ thuế trên 90 ngày hoặc hết hạn, đội quản lý nợ lập tức thông báo việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc, ngành thuế huyện Mƣờng Khƣơng không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện kế hoạch hiện đại hóa ngành thuế năm 2013 và chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Chi cục thuế Mƣờng Khƣơng đã công khai các thủ tục thu thuế tại bộ phận một cửa, thực hiện tốt tuyên ngôn của ngành là “công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính và đổi mới”.

Là huyện nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì thu ngân sách nhà nƣớc trở thành nhiệm vụ gian nan đối với huyện Mƣờng Khƣơng. Ông Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm: Mƣờng Khƣơng vẫn còn một số chỉ tiêu đạt thấp nhƣ thu khoản phí, lệ phí mới đạt 78%, thuê đất đạt 42%, thu khác ngân sách đạt 71% so với kế hoạch dự toán. Trong khi đó, các doanh nghiệp trên địa bàn có năng lực sản xuất, kinh doanh, năng lực tài chính còn hạn chế, nên nguồn thu từ đối tƣợng này không lớn. Yếu tố thiên tai cũng ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu cố định tại các xã. Mặc dù đƣợc Nhà nƣớc tập trung nhiều nguồn lực, nhƣng Mƣờng Khƣơng chƣa có sức hút đầu tƣ lớn cũng khiến công tác thu ngân sách gặp khó khăn.

Kết quả thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn cho thấy sự nỗ lực lớn của chính quyền và ngƣời dân huyện Mƣờng Khƣơng, khẳng định sức vƣơn của “miền đất khó”. Trận mƣa đá cuối tháng 3/2013 đã tàn phá khủng khiếp, nhƣng hôm nay Mƣờng Khƣơng đã hồi sinh, mức thu ngân sách là minh chứng rõ ràng nhất về điều này

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tƣ và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

- Kiểm tra quyết toán thu chi cần chú trọng đến hiệu quả quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN cần đƣợc quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối.

- Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong quản lý NSNN.

- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng nhƣ việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.

- Tăng cƣờng tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cƣờng việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự.

Cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

- Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền cơ sở gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của ngƣời dân, hạn chế đƣợc sự lãng phí nguồn lực.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến NSNN và Quản lý NSNN ở địa phƣơng. Qua đó thấy đƣợc vị trí, tầm quan trọng của việc quản lý NSNN đối với sự phát triển của kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Để thấy rằng việc việc tăng cƣờng quản lý NSNN nói chung và NSNN ở địa phƣơng là một yêu cầu tất yếu. Đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN địa phƣơng để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN cấp huyện trong thời gian tới.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đang diễn ra nhƣ thế nào?

Câu hỏi 2: Nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay ra sao?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Tác giả chọn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm địa điểm nghiên cứu. Sau 15 năm tái lập huyện, từ một huyện thuần nông, thu ngân sách nhỏ bé, đến nay huyện Bình Xuyên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công tác quản lý NSNN, đóng góp không nhỏ vào tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp.

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các tài liệu, dự toán NSNN, báo cáo Quyết toán NSNN các năm của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bình Xuyên từ năm 2011 đến 2013; các tài liệu có liên quan của KBNN Bình Xuyên và Chi cục thuế huyện Bình Xuyên; các ấn phẩm, tạp chí đăng tải trên các trang báo địa phƣơng và internet.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Các số liệu thứ cấp sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các số liệu dự

toán, quyết toán NSNN sẽ đƣợc hệ thống hóa thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối, các bảng biểu số liệu.

2.2.4. Phương pháp phân tích

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu đƣợc dƣới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tỷ lệ, giá trị trung bình.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập đƣợc ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tại UBND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2013. Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sau khi tổng hợp số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013. Từ những nhận xét đánh giá đƣa ra các kết luận về công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Những thuận lợi, khó khăn; những ƣu điểm, nhƣợc điểm còn tồn tại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Tổng sản phẩm trên địa bàn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ đƣợc tạo ra trên địa bàn trong một thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Tổng sản phẩm trên địa bàn đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.

* Nội dung, phương pháp tính

Tính tốc độ tăng 6 tháng, năm: Tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn của kỳ này hoặc của năm nay so với cùng kỳ năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn đƣợc tính theo giá so sánh (giá năm gốc).

dGRDP(%) =

GRDPn

x 100 GRDP0

Trong đó:

GRDPn: GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm báo cáo

GRDP0: GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm trƣớc năm báo cáo.

Tính tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)

Trong đó:

dGRDP = ( 1 1)x100

GRDPo GRDPn

n

dGRDP - Tốc độ tăng GRDP bình quân thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;

GRDPn - GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm n) của thời kỳ nghiên cứu; GRDPo - GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu ; n - Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

2.3.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trên địa bàn trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

* Nội dung, phương pháp tính: Tính tốc độ vốn đầu tƣ phát triển 6 tháng, năm: Là tỷ lệ phần trăm tăng lên của vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn của kỳ này hoặc của năm nay so với cùng kỳ năm trƣớc.

* Nguồn số liệu

- Vốn đầu tƣ phát triển thực hiện trên địa bàn; - Tổng sản phẩm trên địa bàn;

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các ;

- Khu vực nhà nƣớc: Chế độ báo cáo thống kê cơ sở, điều tra thống kê áp dụng cho các đơn vị cơ sở, các chủ đầu tƣ;

- Khu vực ngoài nhà nƣớc: Điều tra doanh nghiệp, điều tra cá thể, điều tra vốn đầu tƣ, điều tra xây dựng,...

- Khu vực có vốn đầu tƣ trƣợc tiếp nƣớc ngoài: Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ.

2.3.3. Thu và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

* Mục đích, ý nghĩa: Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn phản ánh tình hình động viên tài chính trên địa bàn vào ngân sách nhà nƣớc để nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ chi của mình. Cơ cấu thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn phản ánh tỷ trọng đóng góp của từng nguồn thu cấu thành tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn.

* phương pháp tính

Cơ cấu thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn (%)

=

Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn theo từng loại phân tổ chủ yếu

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn

* Tính pháp lý của chỉ tiêu:

- Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.

- Thuộc danh mục chỉ tiêu đƣợc phê duyệt tại: + Chiến lƣợc, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

.

+ Nghị quyết HĐND và UBND về Kế hoạch 5 năm. 2.3.4. Chi và cơ cấu chi ngân sách Nhà nước địa phương

* Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng ( ) nêu lên hiện trạng chi tiêu của chính quyền địa phƣơng ( ), phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả chi tiêu của chính quyền địa phƣơng. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nƣớc địa

phƣơng phản ánh quy mô của từng khoản chi trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng.

* phương pháp tính

Cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng (%) =

Chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng theo từng loại phân tổ chủ yếu

Tổng chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng

* Tính pháp lý của chỉ tiêu:

- Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.

- Thuộc danh mục chỉ tiêu đƣợc phê duyệt tại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chiến lƣợc, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá thực trạng về công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc một cách chính xác, khách quan và chân thực nhất. Thông qua các bảng số liệu qua các năm giúp ngƣời đọc hiểu rõ đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong công tác quản lý NSNN. Từ đó, đƣa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phƣơng nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Đặc điểm huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34 - 102)