KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu chế tạo mô hình và biên soạn tài liệu hướng dẫn động cơ toyota 4s-fe (Trang 117 - 118)

I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN

KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Th.s Huỳnh Quốc Việt, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy và bạn bè, cùng với sự nỗ lực của nhóm, chúng em đã hoàn thành nội dung đồ án đúng thời gian quy định và đạt được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Đề tài đạt được một số kết quả nhất định đem lại nhiều ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Nội dung đề tài mang tính thực tế như : sinh viên có thể tự mình thực hành theo các module của từng bài, hỗ trợ cho công việc giảng dạy của giảng viên…. Trước mắt sản phẩm của đề tài là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy, cũng như kiểm tra đánh giá trình độ của sinh viên nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội về lĩnh vực cơ khí ô tô.

Mô hình đáp ứng được về các yêu cầu kỹ thuật, tính sư phạm, tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được nhiều chức năng như là: phục vụ thiết thực trong công tác giảng dạy hay sử dụng tốt cho việc chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa các ô tô du lịch đời mới hiện nay…nhưng giá thành thấp hơn nhiều so với các phương tiện hỗ trợ công việc chẩn đoán thực hành được bán trên thị trường. Vì vậy đây là cơ sở để hướng đến việc sản xuất thiết bị dạy học, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của nhà trường cũng như nhu cầu của xã hội.

II. ĐỀ NGHỊ

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hệ thống điều khiển điện của động cơ TOYOTA 4S-FE. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, đề tài cần phát triển nghiên cứu thêm các ứng dụng của hệ thống đánh lửa loại này trên nhiều loại xe khác nhau và trên cơ sở mô hình này sẽ tạo ra nhiều mô hình khác với các hệ thống điều khiển bằng điện tử, có như vậy chúng ta mới rút ngắn được khoảng cách giữa quá trình đào tạo trong nhà trường với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ trên thế giới.

Nền công nghiệp ô tô Việt Nam còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng, cùng với sự phát triển nhanh của các phương tiện giao thông, đang rất cần một nguồn nhân lực to lớn có trình độ kỹ thuật cao. Từ khâu đào tạo thiết nghĩ nhà nước và các trường đại học cần có chính sách đầu tư đúng mức về công tác phát triển phương tiện và thiết bị dạy học hơn nữa để đáp ứng nhu cầu to lớn và thiết thực này. Đây cũng là con đường ngắn nhất để góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu chế tạo mô hình và biên soạn tài liệu hướng dẫn động cơ toyota 4s-fe (Trang 117 - 118)