ĐƠN NGUYÊN MÃ SỐ CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU ( NE ) 4S

Một phần của tài liệu chế tạo mô hình và biên soạn tài liệu hướng dẫn động cơ toyota 4s-fe (Trang 53 - 57)

II. KIỂM TRA 1 Vị trí cảm biến

ĐƠN NGUYÊN MÃ SỐ CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU ( NE ) 4S

CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU ( NE ) 4S008

A. MỤC TIÊU

• Trình bày được cấu tạo, chức năng của cảm biến. • Giải thích được nguyên lý hoạt động của cảm biến.

• Thực hiện được các thao tác kiểm tra khả năng hoạt động của cảm biến.

B. DỤNG CỤ

• Nguồn điện Accu 12V. • ECU động cơ.

• Đồng hồ đo: dùng đồng hồ vạn năng VOM, đồng hồ đo xung. • Bộ cỡ lá.

C. AN TOÀN

• Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu.

• Phải tắt công tắc máy trước khi tháo giắc ra khỏi cảm biến. • Sử dụng đồng hồ đúng ở thang đo cần đo.

D. NỘI DUNGI. LÝ THUYẾT I. LÝ THUYẾT

1. Chức năng

Cảm biến vị trí trục khuỷu tạo ra tín hiệu NE, ECU dựa vào tín hiệu NE để tính toán góc đánh lửa và lượng phun nhiên liệu tối ưu cho từng xilanh.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cảm biến bao gồm một cuộn dây nhận tín hiệu, một nam châm vĩnh cửu, một roto (32 răng nhỏ và 1 răng lớn) tạo tín hiệu. Roto cảm biến được gắn ở đầu trục khuỷu.

Khi trục khuỷu quay khe hở không khí giữa các răng trên roto tín hiệu và cảm biến trục khuỷu sẽ thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra điện áp trong cuộn nhận tín hiệu được gắn vào cảm biến này sinh ra tín hiệu NE.

Roto tạo tín hiệu kích hoạt cuộn nhận tín hiệu 33 lần trong mỗi vòng quay trục khuỷu. Từ tín hiệu này, ECU nhận biết tốc độ động cơ cũng như sự thay đổi từng 10° một của góc quay trục khuỷu.

Hình 3.8.1: Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu.

Hình 3.8.3: Sơ đồ mạch cảm biến vị trí trục khuỷu

II. KIỂM TRA1. Vị trí cảm biến 1. Vị trí cảm biến

Cảm biến vị trí trục khuỷu được bố trí gần puly đầu trục khuỷu.

Hình 3.8.4: Hình dáng và vị trí cảm biến vị trí trục khuỷu.

2. Qui trình kiểm tra

2.1. Kiểm tra điện trở cảm biến:

• Bật khóa điện sang vị trí ON. • Tháo giắc cảm biến.

• Dùng Ohm kế đo điện trở giữa 2 cực cảm biến như hình vẽ rồi so sánh với bảng giá trị sau

Điều kiện Điện trở (Ω)

Động cơ lạnh (-10 ÷ 50°C) 985 ÷ 1600 Động cơ nóng (50 ÷ 100°C) 1265 ÷ 1890

Hình 3.8.5: Kiểm tra điện trở cảm biến vị trí trục khuỷu.

2.2. Kiểm tra khe hở không khí của roto cảm biến và lõi thép từ:

• Tháo nắp đậy puly đầu trục khuỷu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Dùng bộ lá cỡ đo không nhiễm từ (đồng hoặc nhựa) đo khe hở giữa roto tạo tín hiệu và chỗ nhô ra của cuộn dây.

Giá trị tiêu chuẩn khe hở là: 0.2-0.4mm.

2.3. Kiểm tra dạng xung của tín hiệu:

• Nối các dây cáp của động cơ tới Accu.

• Nối đầu kết nối của máy chẩn đoán OBDI tới giắc chẩn đoán trên động cơ. • Khởi động động cơ và điều chỉnh máy chẩn đoán OBDI ở chế độ đo xung. • Dạng xung được thể hiện như trên hình vẽ.

Hình 3.8.6: Dạng xung tín hiệu NE.

3. Kết luận

(Sinh viên đưa ra kết luận sau khi so sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn)

... ... ...

Một phần của tài liệu chế tạo mô hình và biên soạn tài liệu hướng dẫn động cơ toyota 4s-fe (Trang 53 - 57)