chích ma túy nhằm hạn chế tình trạng đồng nhiễm HIV và Lao
Mô hình can thiệp cộng đồng dự phòng đối với lây nhiễm HIV và mắc bệnh lao có AFB (+), đồng nhiễm HIV/lao trên nhóm nghiện chích ma túy, bước đầu đã có hiệu quả thể hiện ở sự thay đổi các chỉ số sau.
3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, mắc bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao sau can thiệp có chiều hướng thấp hơn trước can thiệp “năm 2012, HIV (+): 8,6%; AFB (+): 2,3%; HIV/lao: 1,7%”
3.2. Thay đổi về kiến thức: Hiểu biết đầy đủ, toàn diện về HIV tăng từ 49,2% lên 66,1%. Chỉ số hiệu quả tăng 34,3%, p < 0,05.
3.3. Thay đổi về thái độ: Thái độ tích cực, toàn diện về HIV tăng 51,3% lên 60,8%. Chỉ số hiệu quả tăng 18,5%, p < 0,05.
3.4. Thay đổi về hành vi về tiêm chích ma túy theo chiều hướng tích cực hơn: Sử dụng bơm kim tiêm chung giảm từ 56,4% xuống 46,8%. Chỉ số hiệu quả giảm 17,0%, p < 0,05; Tiêm chích 2-3 lần/ngày giảm từ 23,8%
xuống 14,6%. Chỉ số hiệu quả giảm 38,7%, p < 0,05; Tiêm chích ≥ 4 lần/ngày giảm từ 20,1% xuống 0,7%. Chỉ số hiệu quả giảm 96,5%, p < 0,05.
3.5. Thay đổi hành vi về tình dục theo chiều hướng tích cực: Dùng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục tăng từ 20,8% lên 34,2%. Chỉ số hiệu quả tăng 64,4%, p < 0,05; Chung thủy một bạn tình tăng từ 21,1% lên 34,2%. Chỉ số hiệu quả tăng 43,6%, p < 0,05.
KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Cần xây dựng kế hoạch lồng ghép phòng, chống HIV, bệnh lao một cách tổng thể cho nhóm NCMT và triển khai thực hiện các biện pháp có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Mở rộng việc triển khai mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng phòng, chống HIV và bệnh lao trên nhóm NCMT, tập trung vào các hoạt động sau:
Tạo sự cam kết tham gia tích cực và chủ động của các cấp Lãnh đạo chính quyền và các Ban ngành, Đoàn thể xã hội, các tổ chức của Cộng đồng.
Thu hút sự tham gia của người nhiễm HIV vào công tác phòng, chống HIV và bệnh lao.
Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp để nâng cao kiến thức của nhóm nghiện chích ma túy về tác hại của HIV và bệnh lao, cũng như đồng nhiễm HIV/lao.
Mở rộng và triển khai các chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như phân phát BKT sạch và bao cao su.
Mở rộng mạng lưới y tế và các dịch vụ về phòng, chống HIV và bệnh lao ở vùng sâu và vùng xa, quan tâm đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường sự kết nối và chuyển tiếp từ dịch vụ phòng, chống HIV sang dịch vụ phòng chống lao và ngược lại, nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV và bệnh lao và đồng nhiễm HIV/lao. Điều trị kịp thời bệnh lao có AFB (+).
Tạo hành lang pháp lý, tránh sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV và bệnh lao. Có thể triển khai dự phòng lây nhiễm HIV bằng điều trị Methadone.
3. Có kế hoạch điều tra, nghiên cứu định kỳ, đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trên nhóm nghiện chích ma túy về HIV và bệnh lao, đồng nhiễm HIV/lao.
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phạm Thọ Dược, Bùi Đức Dương, Nguyễn Thị Thu Yến, Nguyễn Hoàng Long, Phạm Văn Hậu. Hiệu quả can thiệp dự phòng HIV/AIDS ở