3. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm HIV/lao 1 Một số biện pháp và hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm H
3.3. Hướng dẫn can thiệp phòng, chống nhiễm HIV và lao của Tổ chứ cY tế thế giớ
tế thế giới
Số lượng các trường hợp mắc lao mới đã tăng gấp 3 ở các nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao trong 2 thập kỷ qua. 80% các trường hợp HIV dương tính nhiễm lao sống tại khu vực châu Phi cận Sahara. Cũng tại khu vực này, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số những người sống
chung với HIV. Đây cũng là căn bệnh phổ biến nhất trong những người có HIV, những người hiện đang được điều trị thuốc kháng vi rút. Theo ước tính, trong năm 2008 trên phạm vi toàn cầu có khoảng 1,4 triệu người bệnh HIV dương tính mắc lao và khoảng 500.000 người nhiễm HIV tử vong do lao. Ít nhất 1/3 trong tổng số 33,4 triệu người sống chung với HIV trên toàn thế giới bị nhiễm lao. Khoảng 40% số người nhiễm HIV sẽ bị mắc lao [33], [68], [93].
Năm 2004, WHO công bố Hướng dẫn về phối hợp lao – HIV để giúp những BN đồng nhiễm HIV/lao hoặc có nguy cơ đồng nhiễm cả 02 bệnh này trong đó liệu pháp “Ba có" đối với HIV/lao (liệu pháp dự phòng “Isoniazid preventive therapy-IPT”; tăng cường việc phát hiện các trường hợp mắc lao
và kiểm soát nhiễm khuẩn) sẽ giảm bớt gánh nặng của bệnh lao trong số
những người sống chung với HIV, vì vậy tất cả các cơ sở điều trị HIV được
khuyến cáo khẩn trương thực hiện ba “Có”.
Người sống chung với HIV cần được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh lao.
Nếu họ chưa mắc lao, họ sẽ được tiếp cận liệu pháp điều trị dự phòng bệnh
lao (IPT). Người sống chung với HIV đang phải đối mặt với mối đe dọa của bệnh lao kháng đa thuốc (Multidrug-resistant TB or MDR-TB). Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc lao kháng đa thuốc MDR- TB trong năm 2007.