3. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm HIV/lao 1 Một số biện pháp và hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm H
3.2.2. Dự án phòng, chống bệnh lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 – 2015 [93]
Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch phòng chống lao 2011-2015, được coi là giai đoạn rất quan trọng. Kế hoạch được xây dựng từ tháng 5 năm 2010, kết hợp phương pháp lập kế hoạch từ trên xuống (định hướng chiến lược) và từ dưới lên (từ các địa phương) với sự tham gia của các đối tác (tiếp cận đa ngành) ngay từ đầu. Kế hoạch lần này dựa trên cơ sở khoa học của nghiên cứu quốc gia đánh giá dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam dựa trên đánh giá hệ thống với sự hỗ trợ kỹ thuật từ WHO và trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) [67], [92]. Với mục tiêu giảm 50% số mắc và tử vong do lao vào năm 2015 so với năm 2000 và đặt nền móng cho chiến lược thanh toán bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2030, nhu cầu nguồn lực cho kế hoạch này rất lớn cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ, Bộ Y tế, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế [64].
* Giải pháp để đạt được mục đích thanh toán bệnh lao:
1) Nâng cao chất lượng DOTS; 2) Kiểm soát lao đa kháng thuốc;
3) Kiểm soát lao đồng nhiễm HIV và công cụ kỹ thuật làm tiền đề cho định hướng thanh toán bệnh lao là Kỹ thuật chẩn đoán mới, Thuốc mới và vắc xin mới;
Tình hình bệnh lao vẫn còn rất nặng nề ở Việt Nam, do vậy việc xây dựng bản kế hoạch chiến lược phòng chống lao giai đoạn 2011-2015 là rất cấp thiết với 2 mục đích là (1) đến năm 2015, giảm 50% số BN hiện mắc và tử vong so năm 2000; (2) Khống chế tỷ lệ lao kháng đa thuốc năm 2015 không tăng hơn so với năm 2010 [33], [93].
* Sáu chiến lược để đạt mục tiêu:
1) Đảm bảo cung cấp và tiếp cận dịch vụ DOTS chất lượng cao tại các tuyến của hệ thống y tế;
2) Giải quyết vấn đề HIV/lao, lao đa kháng thuốc, lao trong nhà tù và các trại 05-06;
3) Góp phần củng cố hệ thống y tế;
4) Tăng cường phát hiện sớm, giảm thiểu số BN không được báo cáo, đảm bảo các BN lao được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn của CTCL tại các cơ sở y tế tư và các bệnh viện đa khoa;
5) Huy động cộng đồng tham gia công tác chống lao;
6) Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về chẩn đoán, điều trị và dự phòng lao, đồng thời tăng cường nghiên cứu giám sát để theo dõi, lượng giá và đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCL;
* Hai yêu cầu mới với CTCL trong giai đoạn tới là:
1) Phát hiện sớm và nhiều nhất tất cả các thể bệnh lao;
2) Duy trì kết quả điều trị khỏi với tỷ lệ cao nhất, hướng đến tầm nhìn Thanh toán bệnh lao ở Việt Nam. Phân tích dịch tễ, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ thống CTCL hiện nay là cơ sở rất quan trọng để xây dựng bản kế hoạch chiến lược giai đoạn tới. Măc dù được tiếp sức từ rất nhiều thành tựu trong thời gian qua, CTCLQG vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức, đó là:
a) Thiếu hụt nguồn lực và tài chính;
b) Chính sách và Pháp luật chưa đủ mạnh; c) Đại dịch HIV;
d) Tình trạng lao kháng đa thuốc;
e) Phối hợp y tế công tư phòng chống lao chưa hiệu quả; f) Sự tham gia của tổ chức xã hội còn hạn chế