Các biện pháp làm giảm nguy cơ lan truyền nhiễm H

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 33)

3. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm HIV/lao 1 Một số biện pháp và hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm H

3.1.1. Các biện pháp làm giảm nguy cơ lan truyền nhiễm H

Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh có hiệu quả. Giáo dục y tế, nâng cao nhận thức và thực hiện các hành vi an toàn vẫn là vũ khí chủ yếu trong việc đấu tranh hạn chế sự lan truyền của HIV. Bằng lối sống cá nhân lành mạnh và đúng đắn chúng ta có thể phòng được HIV [11].

* Phòng lan truyền HIV qua đường tình dục

Để phòng lây truyền HIV theo đường tình dục, cần phải thực hiện các biện pháp sau [14]:

- Biện pháp có hiệu quả nhất là QHTD lành mạnh, thuỷ chung, chỉ QHTD với một đối tượng duy nhất và không bị nhiễm HIV. Không có QHTD

với người mà không biết rõ, đặc biệt là gái mại dâm. Giảm số bạn tình là giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Khám, phát hiện sớm và điều trị sớm, triệt để các bệnh viêm loét đường sinh dục.

- Thực hiện tình dục an toàn bằng sử dụng bao cao su trong QHTD với người nhiễm HIV hay với người không biết rõ lai lịch của họ. Bao cao su phải bảo đảm chất lượng, phải kiểm tra bao cao su trước khi dùng, phải dùng bao cao su từ khi bắt đầu tới khi kết thúc trong QHTD. Nếu dùng đúng phương pháp, bao cao su có thể ngăn HIV lây truyền qua đường tình dục [7], [57]. Để thay đổi hành vi tình dục, giúp cho thanh niên có hành vi tình dục an toàn, cần phải tiến hành đồng bộ ba biện pháp là: thông tin giáo dục, cung cấp các dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội và kinh tế.

* Hiệu quả của phòng chống lan truyền HIV qua đường tình dục

Mặc dù các chương trình can thiệp cộng động được triển khai, những nghiên cứu hay đánh giá hiệu quả ở nước ta còn hạn chế. Nghiên cứu của Trịnh Lê Sang và cs ở Bắc Giang ghi nhận sau 3 năm can thiệp tỷ lệ người NCMT cho biết đã từng sử dụng BCS là 81,08%. Hầu hết người NCMT được hỏi cho rằng khả năng tiếp cận với BCS của họ là khá tốt với tỷ lệ 80,36%. Người NMCT cho rằng họ có thể lấy được BCS bất cứ khi nào cần chiếm 84,80% [32].

Hai nguồn cung cấp BCS được người NCMT biết đến nhiều nhất là hiệu thuốc và đồng đẳng viên và đây cũng là hai nguồn họ thường mua/nhận được BCS, chiếm tỷ lệ 87,4% và 80,7%. Ngoài ra, các quán bar/khách sạn/nhà hàng cũng là những nơi người NCMT thường lấy được BCS với tỷ lệ 67,2%. Các địa điểm khác như các câu lạc bộ, cơ sở y tế, cán bộ y tế không phải là những nơi cung cấp BCS được nhiều người NMCT biết đến, chiếm tỷ lệ tương ứng là 49,6%; 36,3% và 16,8%. Qua kết quả đánh giá theo thang điểm cho thấy tỷ lệ người NCMT có kiến thức phòng lây nhiễm HIV ở mức điểm đạt tăng từ 63,7% lên 92,2% trong khoảng thời gian trước và sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01, CSHQ = 44,7% [32].

* Phòng lan truyền HIV qua đường máu

Phòng lan truyền qua truyền máu bằng biện pháp sau: Thực hiện truyền máu an toàn, máu và các sản phẩm của máu phải được xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi truyền, nếu máu có HIV dương tính phải loại bỏ máu đó không được truyền cho BN; chỉ truyền máu và những sản phẩm của máu khi thật cần thiết; động viên người cho máu tình nguyện, thành lập các ngân hàng máu; lựa chọn người cho máu ở những người có hành vi nguy cơ thấp để tránh lấy máu của người nhiễm HIV trong giai đoạn cửa sổ; xét nghiệm sàng lọc những người cho tinh dịch, các cơ quan, và tổ chức của cơ thể. [14], [109].

* Phòng nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý

Để dự phòng lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý thì phải giúp người tiêm chích ma tuý giảm hay bỏ các hành vi nguy cơ bằng cách thực hiện các việc sau [7], [56]:

- Ngừng sử dụng ma túy bao gồm cả việc tiêm chích ma tuý là cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả người TCMT đều sẵn sàng từ bỏ ma tuý và nhiều người đã bỏ ma tuý nhưng lại tái nghiện lại.

- Điều trị cai nghiện ma tuý, bao gồm cả phòng tái nghiện.

- Nếu vẫn sử dụng ma tuý thì dùng theo đường không tiêm chích.

- Nếu người đó vẫn tiếp tục tiêm chích ma tuý hãy thực hiện các bước giảm nguy cơ sau đây:

+ Không bao giờ dùng chung BKT, nước, dụng cụ pha chế thuốc.

+ Sử dụng BKT sạch từ nguồn tin cậy (ví dụ từ hiệu thuốc hay chương trình trao đổi BKT) [38].

+ Luôn sử dụng BKT sạch để chuẩn bị và tiêm chích ma tuý.

+ Nếu có thể, sử dụng nước sạch để pha thuốc. Nếu không, sử dụng nước sạch từ một nguồn tin cậy (ví dụ từ vòi nước máy).

+ Luôn luôn sử dụng nồi, cốc mới hay đã tiệt trùng và bông mới để pha chế thuốc, không dùng chung các dụng cụ này.

+ Làm sạch nơi tiêm bằng bông có tẩm cồn trước khi tiêm chích. + Vứt BKT vào một nơi quy định sau khi tiêm chích.

- Sử dụng thuốc thay thế Methadone cho người TCMT: Methadone là một loại thuốc gây nghiện tương tự thuốc phiện, được sử dụng bằng đường uống, để thay thế các thuốc gây nghiện theo đường tiêm chích cho những người không thể hay chưa bỏ được ma tuý, để giảm nguy cơ lây truyền HIV do tiêm chích. Tuy nhiên, Methadone có một đặc tính quan trọng, khác với thuốc phiện và các loại ma tuý khác là liều dùng sẽ giảm dần.

- Người TCMT và bạn tình của họ phải được tư vấn về các nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và phải tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.

* Hiệu quả của phòng chống lan truyền HIV ở nhóm nghiện chích ma túy

Hiệu quả sau 3 năm can thiệp truyền thông trong nghiên cứu của Trịnh Lê Sang và cs ở Bắc Giang ghi nhận hành vi dùng chung bơm kim tiêm thuốc/dụng cụ pha thuốc trong vòng 6 tháng qua giảm từ 40,63% xuống còn 17,50% trong thời gian 3 năm từ trước can thiệp đến sau can thiệp, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p<0,01, CSHQ là 56,92%. Trong số những người sử dụng chung BKT, tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT chủ yếu với bạn chích chiếm 96,43%; với người bán ma túy là 26,92%; với vợ/người yêu là 12,82% [32].

Tỷ lệ người NCMT dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc (gồm thuốc lấy từ cùng 1 lọ, dụng cụ pha thuốc) giảm từ 51,04% xuống còn 37,19% trong khoảng thời gian từ trước can thiệp đến sau can thiệp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,01, CSHQ = 100%. Trong số những người dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc với các đối tượng đều giảm trong khoảng thời gian trước và sau can thiệp, lần lượt: với bạn chích (46,35% so với 34,69%, CSHQ = 92,6%); với người bán ma tuý (23,44 so với 4,38%, CSHQ = 76%); với gái mại dâm (13,02% so với 3,13%, CSHQ = 25,2%); vợ hay bạn tình (4,17% so với 0,31%, CSHQ = 81,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [32].

* Phòng lan truyền HIV trong chăm sóc y tế

Thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn nói chung, bao gồm việc khử khuẩn cẩn thận những dụng cụ trong tiêm chích, phẫu thuật [14],

[102]. Các nhân viên y tế phải tuân thủ các nguyên tắc và biện pháp vô trùng khi tiếp xúc với máu hoặc khi tiến hành các thủ thuật tiêm, chích, phẫu thuật và phải được trang bị đầy đủ các trang bị phòng lây nhiễm như găng tay….

* Phòng lan truyền HIV từ mẹ sang con

Cách tốt nhất để phòng chống nhiễm HIV từ mẹ sang con là dự phòng cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ không bị nhiễm HIV bằng cách giáo dục cho họ, đặc biệt là những phụ nữ có hành vi nguy cơ cao những hiểu biết để phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Thuyết phục các cặp vợ chồng ở tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV tình nguyện kiểm tra máu phát hiện HIV, nếu có thì khuyên họ không nên có thai và dùng các biện pháp tránh thai [9].

Việc phòng chống thứ yếu lây truyền trong thời kỳ chu sinh là tránh có thai đối với những phụ nữ đã bị nhiễm HIV. Đối với một phụ nữ nghi hay đã biết mình bị nhiễm HIV, việc quyết định có con hay không cần phải cân nhắc đến nguy cơ đẻ ra đứa con có thể bị nhiễm HIV (chừng 20% - 30%), và trẻ có thể bị mồ côi mặc dù đứa trẻ đó không bị nhiễm HIV. Việc một bà mẹ bị nhiễm HIV có tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hay không cũng cần phải được cân nhắc cẩn thận giữa các ưu điểm của bú sữa mẹ và khả năng nhiễm HIV từ mẹ sang con khi cho con bú. Những dịch vụ về tư vấn tự nguyện, phòng tránh thai và điều hoà kinh nguyệt là các dịch vụ y tế cần thiết cho việc phòng lan truyền trong thời kỳ chu sinh [9].

* Vắc xin phòng nhiễm HIV

Hiện nay hơn bốn chục loại vắc xin đã được nghiên cứu trên động vật và phòng xét nghiệm để phòng nhiễm HIV hay phòng cho những người đã nhiễm HIV tiến triển thành AIDS. Tất cả những loại vắc xin này đang được thử trên một số ít người tình nguyện ở Bắc Mỹ và Châu Âu để xác định tính an toàn và khả năng gây ứng miễn dịch [14]. Tuy nhiên, việc chế tạo vắc xin kháng HIV đang gặp phải những khó khăn lớn do vi rút HIV luôn thay đổi tính kháng nguyên. Cho nên rất khó dự đoán đến khi nào sản xuất được vắc xin phòng bệnh có hiệu quả, mặc dù có nhiều người hy vọng vào cuối thập kỷ này. Do đó như bác sĩ Jonathan Mann, nguyên giám đốc chương trình phòng chống

AIDS toàn cầu đã nói: “Bằng những biện pháp phòng bệnh cá nhân tích cực chúng ta có thể góp phần ngăn chặn được sự lây truyền của vi rút HIV mặc dù chúng ta chưa có vắc xin phòng bệnh”.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)