Nghiên cứu mô tả

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh đắk lắk (Trang 52 - 53)

3. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm HIV/lao 1 Một số biện pháp và hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm H

2.3.2. Nghiên cứu mô tả

Thực hiện 2 cuộc điều tra cắt ngang trước khi can thiệp và sau 12 tháng can thiệp. Cuộc điều tra tiến hành đồng thời với 3 nhóm nội dung chính:

Nội dung 1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và tỷ lệ hiện mắc bệnh lao

trên đối tượng nghiên cứu bằng xét nghiệm máu khẳng định HIV dương tính và xét nghiệm 3 mẫu đờm trên cùng một đối tượng tìm AFB (Theo tiêu chuẩn

của Bộ Y tế) [6], [7].

* Xác định trường hợp HIV dương tính bằng phương cách III. * Trường hợp bệnh lao có thể dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Bệnh nhân lao chẩn đoán lâm sàng: Người bị bệnh lao phổi là người có biểu hiện sau:

+ Ho khạc kéo dài trên 2 tuần

+ Kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi + Gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi

+ Có thể ho khạc ra máu, số lượng ít hoặc nhiều + Đau ngực

- Bệnh nhân lao chẩn đoán: Những người có các triệu chứng trên sẽ chắc chắn là lao phổi khi có một trong các kết quả xét nghiệm sau:

+ Có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl- Neelsen, thường gọi là AFB (+).

+ Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm nhiễm hoặc phá hủy thành hang) trên X quang

+ Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis)

Để có tính thống nhất trong nghiên cứu về bệnh nhân mắc bệnh lao, nghiên cứu chọn tiêu chuẩn chính là bệnh nhân xét nghiệm có kết quả xét

nghiệm có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl- Neelsen, gọi là AFB (+).

Nội dung 2. Triển khai và thu thập các số liệu về các biện pháp can thiệp cộng đồng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, triển khai và theo dõi các hoạt động can thiệp về phòng, chống HIV/AIDS và tư vấn chuyển tiếp bệnh lao tới sàng lọc HIV, ngược lại nhiễm HIV tới sàng lọc lao diễn biến theo thời gian, trên địa bàn triển khai nghiên cứu.

Nội dung 3. Thu thập số liệu về kiến thức, thái độ và hành vi về nguy

cơ lây truyền HIV bằng điều tra cắt ngang với bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và đã được điều tra thử nghiệm trên đối tượng nghiên cứu. Đồng thời lấy mẫu máu xét nghiệm, triển khai như lần điều tra thứ nhất.

Cuộc điều tra cắt ngang triển khai 12 tháng sau với cùng nhóm điều tra viên và cùng địa điểm với 2 nội dung chính là tỷ lệ hiện nhiễm HIV và tỷ lệ hiện nhiễm lao ở nhóm NCMT.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh đắk lắk (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)