RLLT do sử dụng ATS

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần do sử dụng các chất dạng amphetamin (Trang 81 - 89)

4.2.3.1. Triệu chứng RLLT do sử dụng ATS

Bảng 3.8 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần phối hợp cả HT & AG hay gặp nhất chiếm 42,35%. Thứ 2 là HT gặp 36,5%. Với T/C AG đơn thuần chỉ gặp 21,15%.

Hall W, (2006), 52% Đối tượng nghiên cứu loạn thần do sử dụng ATS có hoang tưởng [32 H]. Akiyama K, (2006): 75% Đối tượng nghiên cứu có hoang tưởng [10 H]. Mclver C, và cộng sự(2006) mô tả các triệu chứng RLLT do sử dụng ATS chủ yếu là HT bị truy hại, ảo thanh và ảo thị. Vũ Thị Lan (2012) có tỷ lệ các triệu chứng loạn thần, cao nhất là hoang tưởng chiếm tỷ lệ 46.7%. Ảo giác chiếm tỷ lệ 23.3 %. Kết hợp cả hoang tưởng và ảo giác chiếm tỷ lệ 23.3% và các trường hợp rối loạn hành vi chiếm tỷ lệ 6.7%. Nguyễn Hoàng Điệp (2008) trong TTPL ở tuổi 45 (n = 63) rối loạn loạn thần phối hợp cả HT & AG hay gặp nhất chiếm 66,7%. Thứ 2 là HT gặp 30,2%, ảo giác đơn thuần chiếm khoảng 3,1%. Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL (n = 20) HT & AG hay gặp nhất chiếm 90%. Thứ 2 là HT gặp 10%, ảo giác đơn thuần chiếm khoảng 0%. Trong loạn thần do rượu (n = 40) HT & AG hay gặp nhất chiếm 87,5%. Thứ 2 là HT gặp 7,5%, ảo giác đơn thuần chiếm khoảng 5%..

So sánh với của một số tác giả nước ngoài thì RLLT có phối hợp HT và AG cao hơn là hợp lý, HT đơn thuần chiếm 36,5%, còn ảo giác đơn thuần chiếm khoảng 21,15%. Còn so sánh với TTPL và loạn thần do rượu thì phối hợp cả hoang tưởng và ảo giác trong loạn thần do ATS thấp hơn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so vơi hoang tưởng hay ảo giác đơn thuần.

4.2.3.2. Các loại hoang tưởng

Bảng 3.9 cho thấy: ĐTNC có hoang tưởng bị truy hại chiếm tỷ lệ chủ yếu 73,0. Các HT khác ít gặp chỉ chiếm khoảng 2 đến 4 %.

Saberi SM, và cộng sự (2012) HT bị truy hại 70%, HT ghen tuông 30%. Ahiyamax K, và cộng sự nghiên cứu 32 phụ nữ thấy HT bị truy hại chiếm 90,6%. Các đặc điểm chính của rối loạn loạn thần là hoang tưởng bị hại, hoang tưởng liên hệ, ảo thanh và ảo thị (Ellinwood, 1967). Sato M, (1970) HT bị truy hại chiếm 100%. Bahareh Fasihpour B, và cộng sự năm 2013 trên 111 Đối tượng nghiên cứu có rối loạn loạn thần liên quan đến sử dụng ATS thấy rằng có 82% đối tượng nghiên cứu có hoang tưởng bị truy hại, 57,7%. đối tượng nghiên cứu có hoang tưởng liên hệ, 39,6% Đối tượng nghiên cứu có hoang tưởng tự cao, 26,1% Đối tượng nghiên cứu có hoang tưởng ghen tuông, 70,3% Đối tượng nghiên cứu có ảo thanh, 44,1% đối tượng nghiên cứu có ảo thị. Thời gian điều trị trung bình là 17,37 ngày. Mclver C, và cộng sự(2006) mô tả các triệu chứng RLLT do sử dụng ATS chủ yếu là HT bị truy hại, ảo thanh và ảo thị. Vũ Thị Thanh Huyền (2012) hoang tưởng theo dõi và bị hại chiếm 34,4%; theo dõi, bị hại và liên hệ chiếm 15,6%; liên hệ chiếm 9,4%; theo dõi và liên hệ chiếm 6,2%. (H). Phạm Văn Mạnh (1997) trong TTPL (n = 35) HT bị truy hại là 77,1%. HT bị chi phối, HT bị kiểm tra theo dõi, HT bị xâm nhập chiếm khoảng trên 20%, HT liên hệ chiếm gần 40%, các HT khác chiếm rất ít. Trong loạn thần do rượu (n = 29) HT bị truy hại là 75,9%. HT bị chi phối không có, HT bị xâm nhập, HT liên hệ chiếm khoảng trên 20%, HT

bị kiểm tra theo dõi chiếm gần 40%, HT ghen tuông chiếm khoảng 34%. Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL (n = 37) HT bị truy hại chiếm 80%, HT bị kiểm tra theo dõi chiếm 75%, HT bị chi phối chiếm 87,5%, HT liên hệ chiếm gần 82%, HT bị xâm nhập 40%, HT ghen tuông chiếm khoảng 55%. Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL (n = 20) HT bị truy hại là 80%. HT liên hệ chiếm gần 45%, HT bị chi phối, HT bị kiểm tra theo dõi, HT bị xâm nhập chiếm khoảng 20% đến 30%, các HT khác chiếm rất ít. Trong loạn thần do rượu (n = 40) HT bị truy hại là 77,5%, HT liên hệ, HT bị kiểm tra theo dõi, HT ghen tuông chiếm sấp xỉ 40%. Nguyễn Hoàng Điệp (2008) trong TTPL ở tuổi 45 (n = 63) HT bị truy hại là 58,7%. HT liên hệ, HT bị chi phối, HT theo dõi vàcác HT khác chiếm rất ít dưới 10%.

Tỷ lệ hoang tưởng bị truy hại tương đương với các các tác giả trong các nghiên cứu khác. NC của tôi và các NC khác, hoang tưởng bị truy hại chiếm đa số cả trong nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt, loạn thần trong nhóm sử dụng rượu cũng như trong nhóm sử dụng ATS.

4.2.3.3. Sự phối hợp của các loại hoang tưởng

Bảng 3.10 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần thường gặp đơn thuần có 1 HT67,3, phối hợp 2 HT chỉ có 11,5%.

Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL (n = 20) 1 HT có 25%, 2 HT 35%, 3 HT 40%. Trong loạn thần do rượu (n = 40) 1 HT có 17,5%, 2 HT 32,5%, 3 HT 45%.Nguyễn Hoàng Điệp (2008) trong TTPL ở tuổi 45 (n = 63) 2 HT chiếm 55,6%. Trong khi đó đơn thuần có 1 HT chỉ gặp 7,9%. Ít gặp nhất là phối hợp 3 HT chiếm 3,2%. Trong loạn thần sử dụng ATS khác biệt so với các loạn thần trong TTPL hay loạn thần do sư dụng rượu, 1 hoang tưởng chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so 2 hoang tưởng.

4.2.3.4. Các loại ảo giác

Bảng 3.11 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: AG hay gặp nhất là ảo thanh tỷ lệ là 55,8% (Tỷ lệ ảo thanh/ảo giác = 29/33 = 87,9% ). Ảo thị cũng gặp nhiều hơn khoảng 17,3%(Tỷ lệ ảo thị/ảo giác = 9/33 = 27,2% ). Hiếm gặp ảo xúc giác chiếm khoảng 3,8%(Tỷ lệ ảo thị/ảo giác = 2/33 = 6,0% ). Trong nghiên cứu này không gặp ảo vị giác và ảo khứu giác

Akiyama K, (2006): tỷ lệ ảo thanh/ảo giác chiếm 90,6% (29/32) Đối tượng nghiên cứu); tỷ lệ ảo thị/ảo giác chiếm 68,8% (22/32 đối tượng nghiên cứu) [17 H]. Srisurapanont M, (2003) nghiên cứu về rối loạn loạn thần liên quan sử dụng các chất dạng ATS tại 6 đơn vị điều trị tâm thần ở các nước Australia, Philippin và Thái Lan: 77% Đối tượng nghiên cứu có ảo thanh [29 H]. Một nghiên cứu trên 168 Đối tượng nghiên cứu ở Australia, Nhật Bản, Philippins và Thái Lan: 44,6% (75/168 Đối tượng nghiên cứu) có ảo thanh [29 H]. Ahiyamax K, và cộng sự nghiên cứu 32 phụ nữ thấy ảo thanh chiếm 90,6%, ảo thị chiếm 68,8%. (P). Sato M, (1970) ảo thanh chiếm 76,2% vào điều trị lần đầu, chiếm 93,8% vào điều trị lần tiếp theo. Ảo thị chiếm 38,1% vào điều trị lần đầu, chiếm 43,8% vào điều trị lần tiếp theo.(P) Jomijama G, 11 trường hợp RLLT do sử dụng ATS thì cả 11 trường hợp đều có ảo thanh. Fasihpour B, và cộng sự năm 2013 trên 111 Đối tượng nghiên cứu có rối loạn loạn thần liên quan đến sử dụng ATSATS thấy rằng có 70,3% Đối tượng nghiên cứu có ảo thanh, 44,1% Đối tượng nghiên cứu có ảo thị. (P)

Vũ Thị Thanh Huyền (2012) ảo thanh chiếm tỷ lệ cao nhất 93,8%, ảo thị chiếm 40,6%. Vũ Thị Lan (2012) tỷ lệ ảo thanh chiếm tỷ lệ 71.4 %. Phối hợp giữa ảo thanh và ảo thị chiếm tỷ lệ 28.6 %.

Phạm Văn Mạnh (1997) trong TTPL (n = 35) ảo thanh 74,3%, ảo thị 11,4%. Trong loạn thần do rượu (n = 29) ảo thanh 79,6%, ảo thị 31,03%.

Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL (n = 37) ảo thanh 92,5%, ảo thị 12,5%. Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL (n = 20) ảo thanh 80%, ảo thị 10%. Trong loạn thần do rượu (n = 40) ảo thanh 82,5%, ảo thị 40%, ảo xúc 12,5%. Chính 20 (n = 40), ảo giác trong loạn thần do rượu ảo thanh 72,5%, ảo thị 72,5%, ảo xúc 50%.

So sánh với các tác giả, tỷ lệ ảo thanh trong RLLT do sử dụng ATS chiếm tỷ lệ cao hơn so với các ảo giácthị, ảo giác khác rất hiếm gặp. Các tỷ lệ này không có sự khác biệt nhiều so với loạn thần trong TTPL và loạn thần do sử dụng rượu.

4.2.2.5. Phối hợp các ảo giác

Bảng 3.12 cho thấy: Trong nghiên cứu này thường xuyên gặp một loại ảo giác chiếm 81,8%. Sự phối hợp 2 AG chiếm 15,5%. Chỉ gặp 1 ĐTNC có 3 AG chiếm 3,0%.

Vũ Thị Thanh Huyền (2012) kết hợp 2 loại ảo thanh và ảo thị chiếm tỷ lệ cao 34,4%. Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL (n = 37) một loại ảo giác chiếm 92,5%. Sự phối hợp 2 AG trở lên chiếm 7,5%. Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL có một ảo giác là 47,5%, sự phối hợp 2 AG trở lên 45%. Nghiên cứu này cũng tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền hay gặp một loại ảo giác, ít 2 AG phối, hiếm gặp 3 AG phối hợp. So sánh với Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL thì 1 ảo giác cũng chiếm tỷ lệ cao.

4.2.2.6. Một số đặc điểm của ảo thanh

 Vị trí của ảo thanh

Bảng 3.13 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Ảo thanh thường xuất hiện ở đầu chiếm tỷ lệ 27,6%. Ở tai chiếm tỷ lệ 6,9%. Nhiều vị trí không hay gặp chiếm 3,4% (đầu và bụng), ngoài cơ thể 55,2%, không rõ 6,9%.

Như vậy không rõ vị trí chiếm rất ít tỷ lệ 6,9%, ảo thanh thường rõ vị trí tới 93,1%, đặc biệt là tiếng nói từ ngoài vào và trong đầu.

Số giọng nói của ảo thanh

Bảng 3.14 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Thường là ảo thanh 1 giọng nói chiếm tỷ lệ 60%. Nhiều giọng nói đứng thứ 2 chiếm 36%. Hiếm gặp 2 giọng nói.

Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL (n = 37) nhiều giọng nói chiếm tỷ lệ cao: 46%, một giọng nói chiếm 54%. Phạm Văn Mạnh (1997) trong TTPL (n = 35) ảo thanh 1 giọng nói chiếm tỷ lệ 54,3%. Nhiều giọng nói đứng thứ 2 chiếm 20%. Trong loạn thần do rượu (n = 29) ảo thanh 1 giọng nói chiếm tỷ lệ 20,7%. Nhiều giọng nói đứng thứ 2 chiếm 48,3%.

Trong nghiên cứu này tỷ lệ 1 giọng nói cao chiếm 60% tương với các nghiên cứu trong tâm thần phân liệt. Khác biệt với loạn thần do rượu của Phạm Văn Mạnh.

 Tần số của ảo thanh

Bảng 3.15 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Tần số chủ yếu là trên 1lần/ngày hay gặp tới 89,6%. 1lần/ngày đến 1lần/tuần gặp 11,4%. Không gặp dưới 1 lần/tuần. Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL (n = 37) tần số chủ yếu là trên 1lần/ngày hay gặp tới 94,6%. 1lần/ngày đến 1lần/tuần gặp 5,4%. Không gặp dưới 1 lần/tuần. Thường gặp tần số với tần số thường xuyên >= 1 ;ần/ngày tương đương với tỷ lệ của Nguyễn Văn Tuấn (2001). So sánh với tần sô của ảo thanh trong TTPL thì không có sự khác biệt.

Cường độ ảo thanh so với âm thanh bình thường

Bảng 3.16 cho thấy:Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Ít gặp nhất là cường độ kém rõ chỉ chiếm tỷ lệ 3,4%. Tiếp đến là cường độ tương đương 20,7%. Cường độ rõ gặp tới 75,9%. Nguyễn Văn Tuấn

(2001) trong TTPL (n = 37) cường độ thấp hơn chỉ chiếm tỷ lệ 8,1%. Tiếp đến là cường độ tương đương 91,9%. Cường độ ảo thanh thường rõ ràng.

 Nội dung của ảo thanh

Bảng 3.17 cho thấy:Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Ảo thanh thường gặp có nội dung: bình phẩm tỷ lệ 44,9%. Ảo thanh ra lệnh gặp 31%. Không rõ nội dung chiếm 24,1%.

Vũ Thị Thanh Huyền (2012) ảo thanh đe dọa chiếm 33,3%, ảo thanh xui khiến ra lệnh chiếm 10%, ảo thanh bình phẩm chiếm 30,1%, ảo thanh với nhiều chủ đề chiếm 13,3%, các ảo thanh khác (không nhớ rõ nội dung...) chiếm 13,3%. Yuhitahe A, và cộng sự nghiên cứu 60 đối tượng được cảnh sát đưa đến mô tả loạn thần có ảo thanh với những tiếng nói như “giết” dẫn đên những kích động cho người bệnh. (P). Nguyễn Hoàng Điệp (2008) trong TTPL ở tuổi 45 (n = 63). Ảo thanh thường gặp có nội dung: bình phẩm tỷ lệ 50,0%. Ảo thanh ra lệnh gặp 6,5%.

Chính 20 (n = 40) bình phẩm tỷ lệ 76,1%. Ảo thanh ra lệnh gặp 13,8%. Nguyễn Văn Tuấn (2001) trong TTPL (n = 37) bình phẩm tỷ lệ 72,9%. Ảo thanh ra lệnh gặp 27,1%. Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL (n = 20) bình phẩm tỷ lệ 25%. Ảo thanh ra lệnh gặp 40% Trong loạn thần do rượu (n = 40) bình phẩm tỷ lệ 15% Ảo thanh ra lệnh gặp 7,5%. Phạm Văn Mạnh (1997) trong TTPL (n = 35) bình phẩm tỷ lệ 31,4%. Ảo thanh ra lệnh gặp 25,7%. Trong loạn thần do rượu (n = 29) bình phẩm tỷ lệ 34,4%. Ảo thanh ra lệnh gặp 10%. So sánh với Vũ Thị Thanh Huyền nghiên cứu này cũng tương tự ảo thanh bình phẩm chiếm tỷ lệ cao. Còn trong TTPL và trong loạn thần do rượu của Nguyễn Văn Tuấn (2001) và Phạm Văn Mạnh thì ảo thanh có nội dung bình phẩm cũng cao hơn nội dung ra lệnh.

4.2.3. Ảnh hưởng của HT-AG trên cảm xúc BN

Bảng 3.18 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Hay gặp nhất là căng thẳng, hằn học chiếm 65,4%. Tiếp đến là sợ hãi, lo lắng chiếm 44,2%. Bi quan, buồn chán gặp 25%. Rất ít gặp hưng phấn chiếm 1,9%. Trong nghiên cứu này các cảm xúc khác không gặp.

Saberi SM, và cộng sự (2012) cảm xúc buồn rầu 58%, Cảm xúc không ổn định 10%.(P) Ahiyamax K, và cộng sự nghiên cứu 32 phụ nữ thấy buồn chán chiếm 96,0%.(P).

Nguyễn Hoàng Điệp (2008) trong TTPL ở tuổi 45 (n = 63). Khí sắc tăng 44,4%, trầm cảm 38,1%. Nguyễn Văn Tuấn ((2001)) trong TTPL (n = 37) trầm cảm 70%, lo âu 87,5%. Phạm Văn Mạnh (1997) trong TTPL (n = 35) lo âu 65,7. Trong loạn thần do rượu (n = 290) lo âu 79,3. So với các tác giả thì trong nghiên cứu này cảm xúc hằn học, căng thăng chiêm tỷ lệ cao, bi quan và buồn chán chiếm tỷ lệ thấp hơn.

4.2.4 Ảnh hưởng của HT-AG trên hành vi BN

Bảng 3.19 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần: Có 28,8% kích động cả ngôn ngữ và vận động, có 5,7% kích động ngôn ngữ và 5,7% kích động vận động. Có 59,6% tăng hoạt động ý chí, 38,5% giảm hoạt động ý chí, 100% có rối loạn hoạt động bản năng.

Yuhitahe A, và cộng sự nghiên cứu 60 đối tượng được cảnh sát đưa đến nhiều trường hợp có hành vi bạo lực như đập phá đồ đạc, tấn công người khác. Cassandra Mclver C, và cộng sự (2006) nhiều trường hợp kích động là do HT bị truy hại.

Nguyễn Hoàng Điệp (2008) trong TTPL ở tuổi 45 (n = 63). Kích động vận động 49,2%. Nguyễn Văn Tuấn ((2001)) trong TTPL (n = 37) kích động 22,5%. Nguyễn Mạnh Hùng (1997) trong TTPL (n = 20) kích động 25%. Trong loạn thần do rượu (n = 40) kích động 20%. Trong loạn thần thì kích

động chiêm khoảng xấp xỉ 50% bệnh nhân cao hơn so với tâm thần phân liệt và loạn thần do rượu. Đây là điểm khác biệt có lẽ là do đặc điểm của hoang tưởng, ảo giác của loạn thần do sử dụng ATS dễ gây kích động hơn.

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần do sử dụng các chất dạng amphetamin (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w