Cũng như do sử dụng chất khác, loạn thần do sử dụng ATS hầu hết chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc khi nồng độ chất giảm [15]. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng loạn thần do sử dụng ATS có xu hướng biến mất trong vòng vài ngày hay một tuần (Davis và Schlemmer, 1980; Srisurapanont, Kittiratanapaiboon & Jarusuraisin, 2004). Tuy nhiên, tình trạng loạn thần có thể tiếp tục trong một thời gian khá dài sau khi ATS đã thải trừ hết qua nước tiểu (sau 3-5 ngày) (Sato, 1992) và có thể tiếp tục kéo dài cho dù đã ngừng sử dụng( Akiyama, 2006). Iwanami cùng đồng nghiệp (1994) báo cáo rằng các rối loạn tâm thần mất đi trong vòng một tuần ở 39% số mẫu, 1 đến 2 tuần ở 16% số mẫu, 6% từ 2 tuần và một tháng, và 10% mẫu có loạn thần từ một đến 3 tháng. Khoảng một phần tư số người sử dụng ATS tại một bệnh viện tâm thần ở Đài Loan vẫn còn biểu hiện loạn thần tới hơn một tháng sau khi ngừng sử dụng chất và gần 13% bị loạn thần tới hơn sáu tháng (Chen, Lin Sham cùng đồng nghiệp, năm 2003).(Ujike và Sato (2004) cũng khẳng định loạn
thần do sử dụng ATS có thể dai dẳng tới trên sáu tháng. Các nhà nghiên cứu phương Tây thì do dự hơn với loạn thần do sử dụng ATS và bởi vậy theo DSM-IV loạn thần do sử dụng ATS được xác định là chỉ xuất hiện trong vòng một tháng hoặc dưới một tháng sau lần sử dụng cuối cùng (ATA 2002). Ngược lại, trong nghiên cứu với sự tham gia của 104 người sử dụng ATS không có tiền sử loạn thần do ATS, 52% số người tham gia có triệu chứng loạn thần thuyên giảm trong vòng một tuần; trong khi đó, 26% có triệu chứng kéo dài hơn 1 tháng và 16% kéo dài hơn 3 tháng. Biểu hiện loạn thần tương đối giống nhau giữa các nhóm trong giai đoạn thoáng báo (< 1 tuần) và giai đoạn tiến triển liên tục (> 3 tháng), trừ triệu chứng ảo thanh và ảo thị ít có ở nhóm loạn thần kéo dài (Iwanami cùng cộng sự. 2004). Trong một nghiên cứu tại Đài Loan với 174 người loạn thần sử dụng ATS, 17% có loạn thần hơn một tháng sau khi ngừng sủ dụng (Chen và cộng sự. 2003). Trong cả hai nghiên cứu, những đối tương tham gia đã ngừng sử dụng ATS và không có tiền sử tâm thần phân liệt hoặc loạn thần trước đó. Như vậy, sự kéo dài của loạn thần do sử dụng ATS không phản ánh được rằng ATS có thể gây loạn thần mãn tính hay không, hoặc ATS có kích hoạt bệnh tâm thần xuất hiện ở những người có bệnh tâm thần tiềm ẩn hay không. Như đã trình bày ở trên, loạn thần mãn tính liên quan đến sử dụng ATS thường xảy ra ở gia đình có tiền sử mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc với người có nhân cách dạng phân liệt/tiền bệnh lý tâm thần trước khi mắc bệnh(Chen và cộng sự. 2003, 2005). Ngoài ra, rối loạn thần kinh trước đó (chấn thương sọ não, ADHD, sinh non, khuyết tật học tập) có thể làm tăng nguy cơ loạn thần kháng trị đối với người loạn thần do sử dụng ATS(Fujii 2002).
Những người có loạn thần ngắn do sử dụng ATS có thể tái phát loạn thần do tái sử dụng ATS hoặc do yếu tố sang chấn như mất ngủ nặng hoặc sử dụng rượu mà không sử dụng ATS (Sato 1992; Yui
cùng cộng sự; Ujike và Sato). Khi loạn thần tái phát do tái sử dụng ATS, triệu chứng gần như đồng nhất với những dấu hiệu tâm thần trước đó (Sato 1992). Nếu loạn thần tái phát do tái sử dụng ATS, loạn thần xảy ra ngay lập tức với 60% trong vòng 1 tuần và 80% trong vòng 1 tháng. Loạn thần tái phát thường xuất hiện ở những người sử dụng ATS trên 2 năm và khả năng dễ tái phát loạn thần bị thúc đẩy bởi sự tái sử dụng ATS trong nhiều năm (Ujike và Sato, 2004) [30].
Sato (1986), Wada và Fukui (1991), và Iwanami cùng đồng nghiệp (1994) từng đề xuất rằng có hai loại loạn thần do sử dụng ATS dựa vào thời gian tồn tại của loạn thần. Loại thứ nhất gọi là “type A” loạn thần ngắn hơn và thuyên giảm trong thời gian điều trị giải độc tại trung tâm cấp cứu, loại thứ hai loạn thần là “type B” kéo dài tới 6 tháng trở lên [16]. Sato (1986) cho rằng việc sử dụng ATS kéo dài làm biến đổi hệ dẫn truyền thần kinh dopamin và gây ra những triệu chứng loạn thần.
Theo nghiên cứu của Wada và Fukui (1991) mô tả một "loạn thần ngắn" là các triệu chứng mất đi trong vòng một tháng, (có thể tái phát), và một "loạn thần kéo dài", trong đó các triệu chứng kéo dài một tháng trở lên. Iwanami và cộng sự (1994) phân loại các đối tượng vào "loại thưa thớt" và "loại liên tục", bao gồm 52% các mẫu có rối loạn tâm thần mất dần trong vòng một tuần và 16% loạn thần kéo dài hơn ba tháng.
Trong một nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án trước đó tại Nhật Bản (Nakatani và cs, 1989) báo cáo thời gian nằm viện trung bình là 82,3 ngày, mặc dù 72% mẫu nghiên cứu có thời gian nhập viện dưới hai tháng. Có một trường hợp ngoại lệ nằm viện 6,7 năm do ảo giác dai dẳng. Thời gian lưu viện có thể phản ánh ảnh hưởng văn hóa trong điều trị các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, Nakatani chỉ ra rằng xu hướng lưu viện kéo dài này chứng tỏ sử dụng ATS có thể dẫn đến các triệu chứng loạn thần tồn tại tới vài năm.
Những khả năng loạn thần tồn tại dai dẳng có thể đại diện cho một kích hoạt bệnh tâm thần phân liệt tiềm ẩn đã được đưa ra bởi Iwanami và cs (1994) nhưng bị phản đối bằng lập luận rằng các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS cùng chung bệnh cảnh lâm sàng và xu hướng tái diễn tương tự như tâm thần phân liệt. Bản chất tái phát của loạn thần ATS được nhấn mạnh trong đánh giá của Sato (1992) tiến hành vào thời điểm nạn sử dụng ATS tại Nhật Bản. Sato đã báo cáo rằng gần một nửa số Đối tượng nghiên cứu nhập viện với chẩn đoán loạn thần do sử dụng ATS là những người bị tái phát, một số người bị loạn thần do sử dụng ATS tái nhập viện tới hơn 10 lần. Trong một bình luận từ các số liệu phân tích ở các bệnh viện Nhật Bản 1978-1987, Nakatani và cộng sự (1989) xác định rằng chỉ có 20% người nhập viện điều trị loạn thần do ATS là lần đầu, cho thấy tỷ lệ tái phát rất đáng kể.
Việc kích hoạt cho sự tái phát của loạn thần do ATS có thể bao gồm việc sử dụng lại ATS (Sato, 1986), hoặc sử dụng ma túy khác (Tomiyama, 1990), căng thẳng tâm lý xã hội (Yui và các cộng sự, (1997); 2000a, 2000b, (2001)), thiếu ngủ (Wright, 1993) hoặc các chất kích thần khác (Wada & Fukui, 1991). Đáng chú ý là nếu tái sử dụng ATS dù liều nhỏ cũng có thể gây loạn thần tái phát dễ hơn so với lần đầu sử dụng (Sato, 1986).
Tiến triển của triệu chứng loạn thần bắt đầu với ảo giác từng lúc và liên quan với trạng thái thức tỉnh dưới ảnh hưởng của ATS. Những triệu chứng này cực kỳ phổ biến với 90% người sử dụng ATS dạng tiêm chích sẽ trải nghiệm ít nhất một ảo giác. Tiếp theo đó người bệnh tiến triển đến một giai đoạn tiền triệu của loạn thần, trong đó hoang tưởng và ảo giác thoáng qua và chỉ được mô tả lại khi đã thoát khỏi trạng thái nhiễm độc. Trong trạng thái tiền loạn thần, Đối tượng nghiên cứu vẫn còn khả năng phê phán, họ nhận biết được ảo giác là do sử dụng ATS và ảo giác là không có thật. Tiếp theo người bệnh có thể rơi vào trạng thái hoang tưởng , mất khả năng phê phán và ảo giác
dai dẳng cả khi ATS đã được thải trừ hoàn toàn (Ujike 2004). Cho dù được điều trị, những triệu chứng loạn thần có thể tồn tại vài tháng cả khi người bệnh đã ngừng sử dụng ATS (Akiyama 2006).
Có sự tăng đột biến nồng độ adrenalin ở những Đối tượng nghiên cứu loạn thần kéo dài do sử dụng ATS. Sự tăng noreinphrin gấp 4 lần nồng độ bình thường trong huyết tương đã được báo cáo trong các giai đoạn loạn thần tái phát, và mức độ chuẩn gấp 2 lần bình thường không có dấu hiệu căng thẳng bên ngoài giải thích cho sự tăng norepinphrin (Yui 2003). Lo lắng cực độ liên quan với các giai đoạn loạn thần là một trong những tác nhân làm tăng adrenalin [14].
Thuốc chống loạn thần không điển hình có hiệu quả trong tâm thần phân liệt nội sinh cũng được sử dụng trong các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS và thu được kết quả tốt trong hầu hết các trường hợp [2], [8]. Quản lý rối loạn tâm thần do sử dụng ATS rất phức tạp vì tỉ lệ tái sử dụng cao trong khi đang điều trị thuốc chống loạn thần, và rất khó để đánh giá được mức độ tuân thủ và hiệu quả điều trị [27].