Bảng 3.2 cho thấy tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu sử dụng ATS có rối loạn loạn thần phần lớn là chưa kết hôn tỷ lệ 57,7%. Tiếp theo là nhóm đang sống cùng vợ hoặc chồng khoảng 40%. Gặp không nhiều ĐTNC đang sống ly thân hoặc ly hôn.
Theo Vũ Thị Lan (2012) chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất là 63.3%. Nhóm đã lập gia đình chiếm tỷ lệ thứ 2 với 26.7%. Còn lại là nhóm ly thân/ly dị có 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 10%. Scheier LM,và cộng sự (2008) [25] tại Sydny, Australia chỉ ra rằng có tới 93% những người sử dụng chất chưa bao giờ kết hôn. Daniulaityte R,và cộng sự (2010) 2010 [26] tại Ohio, Mỹ cho biết chỉ có 15 % những người sử dụng ATS đã kết hôn hoặc chung sống như kết hôn. Yer L, và cộng sự (2010) [23] tại Na Uy thì tỷ lệ lập gia dình ở những người sử dụng chất là 30%. Ly dị là 47.5 % và chưa lập gia đình là 22.5%.
Trong nghiên cứu của tôi đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ chưa lập gia đình tương đương với nghiên cứu của Vũ Thị Lan. Đang sống cùng vợ hoặc chồng cũng tương tự các nghiên cứu khác trên thế giới. Qua đây ta thấy gia đình là 1 yếu tố bảo vệ quan trọng, phần lớn những người sử dụng ATS là những người độc thân hay đã ly thân, ly dị. Vì vậy có 1 gia đình ấm êm hạnh phúc là rào chắn quan trọng cho mọi người khỏi các tệ nạn xã hội như sử dụng ATS là 1 ví dụ điển hình. Tuy nhiên tỷ lệ những người độc thân hay ly thân, ly dị trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn so với các nghiên cứu của các nước phương tây. Điều này cũng có thể dễ hiểu lý giải vì lối sống của Phương Tây trong hôn nhân thoáng hơn của Á Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đối tượng chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ rất cao như vậy việc sử dụng ATS cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng gia đình. Hoặc có lẽ việc sử dụng ATS làm cho họ không muốn hoặc giảm cơ hội lập gia đình.
Biểu đồ 3.4 cho thấy thành thị là nơi có nhiều ĐTNC sử dụng ATS chiếm tới 78,8%, còn ở nông thôn chỉ chiếm có 21%.
Vũ Thị Lan (2012) đa số đối tượng sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 70%, ngoại ô chiếm 26,7 % còn lại là nông thôn. Kedia S, và cộng sự ((2007)) [24] trong 1 nghiên cứu ở Mỹ thì tỷ lệ thành thị là 50,2% ở nông thôn là 49,8%.
Tỷ lệ ở nghiên cứu của tôi tương tự nghiên cứu của Vũ Thị Lan (2012). Nghiên cứu của tôi tỷ lệ nông thôn/thành thị thấp hơn ở Mỹ do có sự khác nhau về sự đô thị hóa giữa Việt Nam và ở Mỹ. Kết quả của tôi phù hợp với xã hội hiện tại ở Việt Nam. Có lẽ tại các thành thị tập trung đông người, kinh tế khá giả, có nhiều dịch vụ giải trí, có nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và vũ trường hơn ở nông thôn.