Dịch tễ học vàcác yếu tố liên quan đến loạn thần do sử dụng ATS

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần do sử dụng các chất dạng amphetamin (Trang 27 - 31)

Young và Scoville (1938) là những người đầu tiên báo cáo về sự xuất hiện của rối loạn tâm thần phát sinh do sử dụng ATS, nghiên cứu các Đối tượng nghiên cứu sau khi được điều trị chứng ngủ rũ bằng benzedrin đã xuất hiện hoang tưởng bị hại và ảo giác [12]. Nhiều trường hợp khác và các nghiên cứu nhỏ sau đó được xuất bản trong lĩnh vực này, chẳng hạn Connll (1958), Davis và Schlemmer (1980), Sato (1992), Baker và Dawe (2005). Một số phát hiện từ các nghiên cứu gần đây cũng đã được xuất bản (Srisurapanont, Ali, Marsden và cs, năm 2003) [26], [27].

Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều định nghĩa khác nhau về loạn thần. Tuy nhiên, trong một bài báo tóm tắt của Nhật bản, tác giả Sato đã lưu ý rằng hơn 76% người sử dụng ATS có “trạng thái loạn thần” (Sato 1992) [21]. Trong khi lưu ý những hạn chế nêu trên trong định nghĩa và phương pháp chẩn đoán cũng như sự biến đổi về số đối tượng được nghiên cứu, trong các cuộc nghiên cứu gần đây, có tới từ 26 đến 46% số người lệ thuộc ATS có loạn thần do sử dụng ATS [24].

ATS, cocain, cần sa, rượu, ATS, thuốc giảm đau và heroin đều là những chất gây rối loạn tâm thần (Caton et al 2005; van Os et al 2002; Fergusson et al. 2003; Arseault et al. 2004; Manschreck et al. 1998) [14]. Đặc điểm tiền sử bệnh có loạn thần trước khi sử dụng ATS hoặc các triệu chứng loạn thần chỉ xuất hiện khi sử dụng ATS là cơ sở quan trọng cho chẩn đoán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiền sử mắc bệnh không rõ và việc phân định giữa

loạn thần do bệnh tâm thần tiên phát hay loạn thần do sử dụng các chất ATS có thể là một trở ngại lớn trong việc chẩn đoán nguyên nhân [16].

Batki and Harris (2004) cho rằng ATS có thể kích hoạt làm phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng loạn thần ở những người bị tâm thần phân liệt [14]. Tuy nhiên, từ lâu nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc sử dụng những loại thuốc như ATS có thể gây loạn thần ngay cả ở những người không có tiền sử bệnh tâm thần nguyên phát (Chen et al. 2003; Mcketin et al. 2006). Một nghiên cứu gồm 400 đối tượng tai 5 cơ sở cấp cứu tâm thần với những người bệnh có ít nhất một triệu chứng loạn thần và có sử dụng chất gây nghiện trong thời gian 30 ngày gần đây, 44% số đối tượng này được chẩn đoán là loạn thần do sử dụng chất và 56% còn lại được chẩn đoán là loạn thần tiên phát. Để phân biệt giữa rối loạn tâm thần do chất và rối loạn tâm thần nguyên phát , người ta dựa vào phỏng vấn nghiên cứu tâm thần học dành cho các rối loạn tâm thần do sử dụng chất (PRISM) áp dụng những tiêu chuẩn DSM-IV. Điều đáng lưu ý là chẩn đoán rối loạn tâm thần nguyên phát được đặt ra nếu như “không có bằng chứng về việc sử dụng chất liều cao khi những triệu chứng rối loạn tâm thần kéo dài ít nhất trong 4 tuần sau khi đã ngừng sử dụng chất, hoặc các triệu chứng tâm thần xảy ra trước khi sử dụng thuốc liều cao”. Với một người mắc nghiện (chứ không phải tình trạng sử dụng hay sử dụng chất) và xuất hiện ảo thị, có thể chẩn đoán là loạn thần do sử dụng chất [16]. Ngoài ra, những người loạn thần do sử dụng chất cũng đạt được số điểm thấp hơn trên thang hội chứng dương tính và âm tính PANSS, có nhận thức về các triệu chứng loạn thần rõ ràng hơn và nhiều khả năng có ý định tự sát hơn (Caton et al. 2005). Tương tự như vậy, trong một nghiên cứu nhỏ (N=19) trên người sử dụng ATS (cocain hoặc ATS) tại một phòng cấp cứu với các triệu chứng loạn thần được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV cho thấy tất cả đối tượng này đều có hoang tưởng bị hại, hầu hết đều có hoang

tưởng liên hệ và một vài loại ảo giác (Harris and Batki 2000). Trong khi những nghiên cứu này rất hữu ích trong việc tìm ra đặc điểm của rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng ATS, thì việc căn cứ vào sự kéo dài các triệu chứng loạn thần làm nhân tố quyết định trong việc phân biệt loạn thần nguyên phát và loạn thần do sử dụng ATS có thể không có giá trị lâm sàng [19].

Loạn thần do sử dụng ATS từ lâu đã được mô tả tại Nhật Bản thường có liên quan chặt chẽ với việc sử dụng ATS kéo dài và có đặc điểm lâm sàng giống bệnh cảnh tâm thần phân liệt [28]. Nghiên cứu trước đây ở người sử dụng ATS, các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Đài Loan, Australia và Hoa Kỳ đã phát hiện ra các yếu tố liên quan đến loạn thần do sử dụng ATS. Loạn thần do sử dụng ATS thường liên quan đến sử dụng ATS kéo dài (Ujiaonjke and Sato 2004). Năm 2003, Chen đã nêu ra đặc điểm của ba nhóm người sử dụng ATS ở Đài Loan đã từng nhập viện hoặc điều trị tại các trung tâm giam giữ: Nhóm không có tiền sử loạn thần, nhóm có tiền sử loạn thần ngắn (trong vòng 1 tháng sau khi ngừng sử dụng ATS) và nhóm những người có biểu hiện loạn thần kéo dài (hơn một tháng sau khi đã ngừng sử dụng ATS). Nghiên cứu này cho thấy những người có loạn thần do sử dụng ATS thường là những người đã từng sử dụng ATS lần đầu tiên trước đó hoặc sử dụng một lượng ATS nhiều hơn so với những người không có tiền sử loạn thần. Thời gian sử dụng ATS không khác nhau giữa nhóm loạn tâm thần và nhóm không loạn thần. Tuy nhiên, điểm số cho thấy sự bất thường về nhân cách như phân liệt và dạng phân liệt trong tiền sử những người có loạn thần liên quan đến ATS. Ngoài ra, cũng có mối liên hệ tuyến tính giữa nhân cách bất thường này với sự hiện diện và khoảng thời gian tồn tại của loạn thần. Thêm vào đó, nhóm loạn thần thường có lệ thuộc rượu, rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) và trầm cảm (major depression - MDD) (Chen và cộng sự. 2003). Trong cùng một nhóm dân số, những người thân đời thứ nhất của người có

loạn thần có nhiều nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt hơn so với những so với những người thân của người sử dụng ATS chưa từng có biểu hiện loạn thần (OR = 5,4, 95% CI: 2,0-14.7, p<0,001). Ngoài ra, nguy cơ mắc tâm thần phân liệt trong những người thân thuộc thế hệ thứ nhất của người bị bệnh tâm thần phân liệt kéo dài cũng cao hơn hẳn so với những người thân của những người mắc loạn thần trong thời gian ngắn (OR = 2,8, 95% CI: 1,0-8,0, p=0,042). Tác giả Chen cũng lưu ý rằng “gia đình càng có nhiều người mắc tâm thần phân liệt thì nguy cơ loạn thần do sử dụng ATS càng lớn và càng kéo dài hơn” (Chen và cộng sự. 2005).

Trong một nghiên cứu về cộng đồng người sử dụng ATS tại Australia, mcketin đã phát hiện ra rằng loạn thần do ATS thường xảy ra trong trường hợp sử dụng hoặc nghiện ATS chứ không phải do sử dụng ATS với mục đích “tiêu khiển” [20]. Với những người sử dụng ATS không có tiền sử loạn thần, loạn thần xảy ra ở người nghiện ATS là 27% và (loạn thần ở người) không nghiện là 8%. Tuy nhiên, sử dụng ATS hàng ngày, sử dụng theo đường tĩnh mạch và các yếu tố nhân khẩu xã hội không liên quan đến loạn thần do sử dụng ATS (Mcketin và cộng sự). Trong các nghiên cứu tại Nhật Bản và Australia, hình thức sử dụng ATS (tiêm hoặc hút) không ảnh hưởng đến tần suất loạn thần (Matsumoto và cộng sự. 2002; Mcketin và cộng sự. 2008). Trong một nghiên cứu trên người trưởng thành lệ thuộc ATS trong điều trị rối loạn sử dụng chất (SUD) tại Mỹ, sử dụng tình dục, tần suất sử dụng ATS hiện tại thường xuyên hơn và việc sử dụng ATS đồng thời với chất gây nghiện khác là những tác nhân liên quan chặt chẽ với loạn thần (Christian và cộng sự. 2007). Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Hoa Kỳ (N = 39) về các nhóm người lệ thuộc ATS những người có loạn thần thường xuyên và không thường xuyên trong thời gian đầu cách ly với ATS, không có khác biệt giữa hai nhóm về chỉ số thông minh, trình độ học vấn, tuổi sử dụng ATS lần

đầu, hoặc thời gian sử dụng ATS. Tuy nhiên, đối với nhóm loạn thần thường xuyên, tỉ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thời thơ ấu và tiền sử gia đình có người mắc bênh tâm thần là cao hơn. Những người trong nhóm nghiên cứu có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, 67% có dấu hiệu tâm thần thường xuyên (Salo và cộng sự. 2008). Trong một cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ tại Hoa Kỳ, (N=19) với người bệnh tại một cơ sở cấp cứu, hàm lượng ATS và ATS trong huyết tương có liên quan đến các triệu chứng loạn thần nặng hơn. Tuy nhiên số lượng ATS đưa vào cơ thể lại không được báo cáo (Batki and Harris 2004). Những nghiên cứu này không xác định được các yếu tố liên quan mật thiết tới loạn thần do sử dụng ATS. Tuy nhiên, sự thay đổi về đối tượng tham gia nghiên cứu (ví dụ như thay đổi cộng đồng nghiên cứu hay đối tượng nhập viện), mức độ sử dụng chất ATS (sử dụng hay phụ thuộc) hay lịch sử sử dụng thuốc (sử dụng một hay nhiều chất) có thể là nhân tố góp phần tạo ra những kết quả nghiên cứu khác nhau [18].

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần do sử dụng các chất dạng amphetamin (Trang 27 - 31)